Đấng Đứng Đầu
Các Cơ đốc nhân ban đầu bị người La Mã tố cáo là lấy cắp sự vinh hiển của Caesar, và bị người Do Thái cho rằng đánh cắp sự vinh hiển của Đức Chúa Trời (Yahweh). Cơ Đốc Giáo bị một số người chỉ trích là “quá chú trọng vào Chúa Giê-xu”. Nhưng liệu đó có phải là suy nghĩ của các sứ đồ? Chúng ta hãy nghe lại những gì Phao-lô viết cho người Cô-lô-se về Chúa Giê-xu.
Phao-lô viết rằng Đức Chúa Trời vui lòng khiến Chúa Giê-xu là đầu cả vũ trụ. Nhưng Cựu Ước rõ ràng có dạy rằng Đức Chúa Trời không bao giờ nhường sự cao trọng hàng đầu của mình cho một tạo vật (Phục truyền 6:4, 5; Thi thiên 83:18; Châm ngôn 16:4; Ê-sai 42:11). Ê-sai rõ ràng nói đến sự cao trọng hàng đầu của Đức Chúa Trời (Yahweh).
Nhưng làm sao mà cả Chúa Giê-xu và Yahweh lại đều là Đấng Đứng Đầu? Có manh mối trong Sáng thế ký, nơi từ trong tiếng Hê-bơ-rơ được dùng cho Đức Chúa Trời Đấng Tạo hóa là thuộc số nhiều (Elohim). Và, khi Ê-sai trình bày rằng chỉ duy Đức Chúa Trời tạo dựng nên muôn vật, từ tiếng Hê-bơ-rơ cho Đức Chúa Trời (Yahweh) cũng là thể số nhiều. Tiến sĩ Norman Geisler kết luận, “Nói về Kinh Thánh, thì có quá đủ bằng chứng để kết luận rằng bản chất nền tảng của Đức Chúa Trời được Kinh Thánh mô tả là sự độc nhất số nhiều.”[16]
Phao-lô dành cho Chúa Giê-xu cùng những từ ngữ đầy tôn trọng mà Ê-sai đã dành choc Yahweh:
Cũng vì đó nên Đức Chúa Trời đã đem Ngài lên rất cao, và ban cho Ngài danh trên hết mọi danh, hầu cho nghe đến danh Đức Chúa Jêsus, mọi đầu gối trên trời, dưới đất, bên dưới đất, thảy đều quì xuống, và mọi lưỡi thảy đều xưng Jêsus Christ là Chúa, mà tôn vinh Đức Chúa Trời, là Đức Chúa Cha.” (Hê-bơ-rơ 2:6-11)
Phân đoạn này tỏ ra rằng trước khi Chúa Giê-xu trở nên con người, Ngài có đầy đủ uy quyền của Đức Chúa Trời. Phao-lô cũng nói với chúng ta rằng, “mọi đầu gối trên trời, dưới đất, bên dưới đất, thảy đều quì xuống, và mọi lưỡi thảy đều xưng Jêsus Christ là Chúa.”
Hơn bảy trăm năm trước Đấng Christ, Đức Chúa Trời phán với chúng ta qua Ê-sai rằng chỉ duy Ngài là Đức Chúa Trời, là Chúa và Cứu Chúa.
Chúng ta cũng được cho biết rằng trong Cựu Ước chỉ có Yahweh sáng tạo nên vũ trụ. Rằng “mọi đầu gối thảy đều quì xuống.” Rằng Ngài là “Chúa, Vua của dân Y-sơ-ra-ên.” “Đấng Cứu Chuộc” “Đấng Đầu tiên và Cuối cùng” Đa-ni-ên gọi Ngài là “Đấng Thượng Cổ”. Xa-cha-ri đã nói đến Đức Chúa Trời như là “Vua, là Đức Giê-hô-va vạn quân” Đấng xét đoán thế gian.
Nhưng trong Tân Ước chúng ta nghe Giăng gọi Chúa Giê-xu là “Đấng Cứu chuộc”, “Đấng An-pha và Ô-mê-ga”, “Đầu tiên và Cuối cùng”, “Vua trên Muôn vua” và “Chúa các Chúa”. Phao-lô nói với chúng ta rằng “mọi đầu gối thảy đều quỳ xuống trước Chúa Giê-xu”. Các sứ đồ nói với chúng ta rằng chỉ duy Chúa Giê-xu là Đấng sẽ phán xét số phận đời đời của chúng ta. Chúa Giê-xu là Đấng Đứng Đầu của cả Vũ trụ.
Packer tranh luận rằng Cơ Đốc Giáo chỉ có lý nếu Chúa Giê-xu hoàn toàn là Đức Chúa Trời:
“Nếu Chúa Giê-xu không hơn gì một người tin kính và rất đáng chú ý, thì thật sự rất khó mà tin được những gì Tân Ước nói với chúng ta về cuộc đời và công tác của Ngài.
Kết luận
Nếu Chúa Giê-xu là Yahweh, thì thông điệp Cơ Đốc rằng chính Đức Chúa Trời đã đến thế gian, cho phép con người phỉ nhổ Ngài, nhạo báng Ngài, và đóng đinh Ngài lên thập tự là một sự hy sinh vô cùng to lớn cho tội lỗi của chúng ta. Sự công bình toàn hảo của Đức Chúa Trời chỉ có thể được thỏa mãn bởi chính Đức Chúa Trời làm giá chuộc cho tội lỗi và sự không công bình của chúng ta. Không một thiên sứ hay một tạo vật nào có thể đáp ứng được. Một hành động hạ mình dường ấy chứng tỏ tình yêu thương sâu rộng của Đức Chúa Cha cũng như giá trị cao quý mà Ngài đặt để cho mỗi chúng ta (Xem “Vì sao chọn Giê-xu?“). Và đây chính là điều các sứ đồ dạy và rao giảng hăng say.
Khi nói lời từ biệt với những trưởng lão Ê-phê-sô, Phao-lô khuyến khích họ “chăn Hội thánh của Đức Chúa Trời, mà Ngài đã mua bằng chính huyết mình. (Công vụ 20:28 NASB) Phao-lô đã lặp lại lời tiên tri của Xa-cha-ri trong đó Đức Chúa Trời (Yahweh) phán,
Xa-cha-ri tỏ ra rằng Đấng chịu đâm trên thập tự giá không ai khác hơn chính là Đức Chúa Trời. Do vậy, chúng ta thấy rằng Chúa Giê-xu đã đưa Tân Ước và Cựu Ước đến với nhau như hai nhạc cụ riêng lẻ hòa tấu để tạo nên một hòa tấu tuyệt vời. Vì, nếu Chúa Giê-xu không phải là Đức Chúa Trời, Cơ Đốc Giáo đánh mất chủ đề trọng tâm của nó. Nhưng nếu Chúa Giê-xu là Đức Chúa Trời, thì mọi giáo lý lớn khác của Cơ Đốc Giáo hòa hợp với nhau như những mảnh ghép của trò chơi xếp hình.” Kreeft và Tacelli lý giải:[18]
- “Nếu Đấng Christ là thần, thì sự nhập thể, hay “sự hóa thân” của Đức Chúa Trời, là sự kiện quan trọng nhất trong lịch sử. Nó là bản lề của lịch sử. Nó thay đổi tất cả mọi điều.
- “Nếu Đấng Christ là Đức Chúa Trời, thì khi Ngài chịu chết trên thập tự giá, cổng thiên đàng, vốn đóng chặt vì cớ tội lỗi, đã mở ra cho chúng ta lần đầu tiên để từ thời Ê-đen. Không một sự kiện lịch sử nào có thể quan trọng hơn với mọi người trên thế gian hơn điều đó.
- “Nếu Đấng Christ là Đức Chúa Trời, bởi Ngài là Đấng toàn năng và hiện diện ngay chính lúc này, Ngài có thể biến đổi bạn và cuộc đời bạn ngay bây giờ như không một ai hay điều gì có thể làm được.
- “Nếu Đấng Christ là thánh, Ngài có quyền với toàn bộ cuộc đời của chúng ta, bao gồm cả cuộc sống nội tâm và suy nghĩ của chúng ta.”
Những sứ đồ đã tôn Chúa Giê-xu làm Chúa của đời sống minh, viết về Ngài như Đấng sáng tạo, và thờ phượng Ngài như Đấng Đứng Đầu. Những người tận mắt chứng kiến này hoàn toàn bị thuyết phục rằng Đức Chúa Trời đtrở ã viếng thăm hành tinh trái đất trong Con Người Chúa Giê-xu Christ, Đấng sẽ lại như là Vua Muôn Vua và Chúa Các Chúa, cũng như là Quan Án đời đời. Trong lá thư gửi Tít, Phao-lô bày tỏ danh tính của Chúa Giê-xu, và mục đích của Đức Chúa Trời cho đời sống chúng ta:
Chúa Giê-xu có Nói Điều gì Xảy ra Sau khi Chúng ta Qua đời?
Nếu Chúa Giê-xu đã thật sự sống lại từ cõi chết, vậy Ngài hẳn phải biết thế giới bên kia có những gì. Chúa Giê-xu đã nói gì về ý nghĩa của đời sống và tương lai của chúng ta? Liệu có nhiều cách để đến với Đức Chúa Trời hay Chúa Giê-xu là con đường duy nhất? Bắt đầu đọc những câu trả lời đáng kinh ngạc trong “Vì sao chọn Giê-xu?”
Chúa Giê-xu Có thể Mang lại Ý nghĩa cho Đời sống không?
“Vì sao chọn Giê-xu?” xem xét câu hỏi liệu ngày nay Chúa Giê-xu có còn thích hợp. Chúa Giê-xu có thể trả lời cho những câu hỏi lớn cho đời sống không: “Tôi là ai?” “Vì sao Tôi ở đây?” Và “Tôi đi về đâu?” Các thánh đường và thập giá chết khiến nhiều người tin rằng Ngài không thể, và rằng Chúa Giê-xu đã bỏ mặc chúng ta tự đối phó với một thế giới hỗn loạn. Nhưng Chúa Giê-xu đã đưa những tuyên bố về đời sống và mục đích sống của chúng ta trên đất đáng để xem xét trước khi chúng ta kết luận rằng Ngài không quan tâm hay không có quyền năng. Bài viết này xem xét bí ẩn vì sao Chúa Giê-xu lại đến thế gian.
Nhấp vào đây để khám phá làm cách nào Chúa Giê-xu có thể mang lại ý nghĩa cho Đời sống.
Cho phép in lại tài liệu này: Nhà xuất bản cho phép in lại tài liệu này mà không cần được phê duyệt bằng văn bản, nhưng chỉ được phép khi in lại toàn bộ và không dùng cho mục đích kinh doanh. Không được phép chỉnh sửa hay dùng sai ngữ cảnh một phần nào mà không được sự cho phép bằng văn bản của nhà xuất bản. Có thể mua văn bản in của bài viết này và tạp chí Y-Origins và Y-Jesus: http://jesusonlineministries.com/resources/products/
© 2012 JesusOnline Ministries. Bài viết này bổ sung cho tạp chí Y-Jesus bởi Bright Media Foundation & B&L Publications: Larry Chapman, Tổng Biên tập.