Những Nhân chứng
Chúa Giê-xu đã chọn những người bình thường làm môn đồ Ngài. Ngài đã dành ba năm ở bên họ, dạy họ về chính Ngài và giải thích cho họ những chân lý sâu xa về Lời Đức Chúa Trời. Trong ba năm đó, Chúa Giê-xu đã thực hiện nhiều phép lạ, có những phát ngôn táo bạo, và đã sống một đời sống hoàn toàn công chính. Sau đó, những môn đồ này viết lại những lời nói và việc làm của Chúa Giê-xu. Những tường thuật Tân Ước này đã được cho là cực kỳ đáng tin cậy, vượt xa những tài liệu lịch sử cổ khác về độ xác thực. (Xem Jesus.doc).
Các học giả đã ghi nhận rằng Tân Ước cho thấy một sự khách quan khiến những tường thuật của các sứ đồ về Chúa Giê-xu hoàn toàn đáng tin cậy. Họ tường thuật lại những gì mình nghe và thấy cách chân thực. Sử gia Will Durant nhận định:
Khi họ lần đầu tiên tiếp xúc với Chúa Giê-xu, các sứ đồ không biết Ngài là ai. Tuy nhiên, khi họ nghe những lời lẽ sâu sắc của Ngài và nhìn thấy Ngài khiến kẻ mù được thấy và khiến người chết sống lại, họ có thể đã nhớ lại những lời tiên tri chỉ ra rằng Đấng Mê-si-a chính là Đức Chúa Trời. (Ê-sai 9:6; Mi-chê 5:2). Nhưng khi họ nhìn thấy Ngài chết trên thập tự giá, Chúa Giê-xu dường như có vẻ đã bị đánh bại và bất lực. Bất kỳ suy nghĩ nào họ từng có về việc Chúa Giê-xu là Đức Chúa Trời hẳn đã tan biến ở thập tự giá.
Tuy nhiên, ba ngày sau sự kiện đau buồn đó, Đấng dường như có vẻ bất lực khi bị treo trên thập giá, đã sống và hiện ra cách kỳ diệu với các môn đồ Ngài. Và thân thể Ngài đã sống lại. Họ nhìn thấy Ngài, rờ đụng Ngài, cùng ăn với Ngài, và lắng nghe Ngài phán về ngôi vị vinh quang là Đấng chủ tể toàn vũ trụ của Ngài. Si-môn Phi-e-rơ, một trong những môn đồ thân cận nhất của Chúa Giê-xu, và là một nhân chứng, viết:
Nhưng liệu việc các sứ đồ nhìn thấy sự vinh hiển của Đức Chúa trời và nghe tiếng Đức Chúa Trời qua Chúa Giê-xu có nghĩa là họ xem Ngài là Đức Chúa Trời? Học giả Tân Ước A. H. Mc Neile đã cho chúng ta câu trả lời:
Vậy thì, liệu các sứ đồ viết nên các tường thuật Tân Ước có thật sự tin rằng Chúa Giê-xu là Đức Chúa Trời, hoặc liệu họ có xem Ngài chỉ là một tạo vật? Nếu họ xem Chúa Giê-xu là Đức Chúa Trời, liệu họ có xem Ngài là Đấng Sáng tạo vũ trụ, hay một điều gì kém hơn? Những người chối bỏ thần tính của Chúa Giê-xu nói rằng các môn đồ dạy rằng Chúa Giê-xu là tạo vật ưu mỹ nhất của Đức Chúa Trời, và rằng chỉ có Đức Chúa Cha mới là Đức Chúa Trời đời đời. Vậy thì, để xác định rõ niềm tin của họ về Chúa Giê-xu, chúng ta sẽ xem sét những lời lẽ của họ, đặt ra ba câu hỏi:
- Các sứ đồ và các Cơ Đốc Nhân ban đầu có thờ phượng và cầu nguyện với Chúa Giê-xu như là Chúa?
- Các sứ đồ có dạy rằng Chúa Giê-xu là Đấng sáng tạo được chép trong Sáng thế ký?
- Các sứ đồ có thờ phượng Chúa Giê-xu như là Đấng Đứng đầu cả vũ trụ?
Chúa
Sau khi Chúa Giê-xu thăng thiên, các sứ đồ khiến cả người Do Thái và người La Mã kinh ngạc khi tuyên bố Chúa Giê-xu là “Chúa”.[3] Và các sứ đồ đã làm điều không ai nghĩ đến và thờ phượng Chúa Giê-xu, thậm chí cầu nguyện với Ngài như thể Ngài là Đức Chúa Trời. Ê-tiên cầu nguyện, “Lạy Đức Chúa Jêsus, xin tiếp lấy linh hồn tôi.” khi ông bị ném đá đến chết. (Công vụ 7:59)
Những tín hữu khác nhanh chóng làm theo Ê-tiên, người dù khi đối mặt với sự chết, “ngày nào cũng vậy… cứ dạy dỗ rao truyền mãi về Tin Lành của Đức Chúa Jêsus. (Công vụ 5:42) Các sứ đồ, đa số đều tử đạo, truyền lại những hiểu biết của họ về Chúa Giê-xu cho các giáo phụ những người truyền thông điệp của họ lại cho thế hệ tiếp theo.
Ignatus, một môn đồ của Sứ đồ Giăng, viết về sự tái lâm của Chúa Giê-xu, “Hãy nhìn xem Đấng vượt trên thời gian, Đấng không có thời gian, Đấng vô hình”. Trong một lá thư đến Polycarp ông trình bày “Giê-xu là Chúa”, “Đức Chúa Trời Nhập thể,” và với những người Ê-phê-sô ông viết, “… Chính Đức Chúa Trời hiện ra trong hình dạng con người, để tái sinh sự sống đời đời.” (Thư tín của Ignatus gửi đến người Ê-phê-sô 4:13)
Clement từ La Mã năm 96 Sau Công Nguyên cũng dạy về thần tính của Chúa Giê-xu, ông nói, “Chúng ta phải xem Chúa Giê-xu Christ là Đức Chúa Trời.” (Thư tín thứ hai của Clement đến người Cô-rinh-tô 1:1)
Polycarp, cũng là môn đồ của Giăng, đã bị xét xử trước tòa án La Mã vì đã thờ phượng Chúa Giê-xu là Chúa. Trong khi đám đông điên cuồng đòi ông phải đổ máu, quan án La Mã yêu cầu ông phải tôn Caesar là Chúa. Nhưng Polycarp bất chấp nguy hiểm, hơn là chối bỏ Chúa Giê-xu là Chúa của mình, đáp,
Khi Hội thánh ban đầu phát triển, phái Trí huệ và những tà giáo khác bắt đầu dạy rằng Chúa Giê-xu là một tạo vật, thấp kém hơn Đức Chúa Cha. Khủng hoảng xảy ra vào thế kỷ thứ tư khi Arius, một diễn giả nổi tiếng từ Lybia, thuyết phục nhiều nhà lãnh đạo rằng Chúa Giê-xu không hoàn toàn là Đức Chúa Trời. Sau đó vào năm 325 Sau Công nguyên tại Công đồng Nicaea, các lãnh đạo hội thánh họp mặt để giải quyết vấn đề liệu Chúa Giê-xu có phải là Đấng sáng tạo, hay chỉ là một tạo vật.[5] Các lãnh đạo hội thánh khẳng định niềm tin Cơ Đốc lâu đời và giáo lý Tân Ước rằng Chúa Giê-xu hoàn toàn là Đức Chúa Trời với số phiếu áp đảo.[6]
Nhấp vào đây để xem trang 3 trên 5 của bài “Các Sứ đồ có Tin rằng Chúa Giê-xu là Đức Chúa Trời?”