Lời chứng của Phao Lô
Không giống như Giăng, Phao-lô (trước đó là Sau-lơ) từng là một kẻ chống đối cay cú và bắt bớ Cơ Đốc Nhân, cho đến khi Chúa Giê-xu tỏ chính mình Ngài ra với ông trong một khải tượng. Nhiều năm sau, Phao-lô bày tỏ với những người Cô-lô-se những gì ông học được về danh tính của Chúa Giê-xu.
Phao-lô bày tỏ nhiều điều quan trọng trong phân đoạn này:
- Chúa Giê-xu chính là hình ảnh của Đức Chúa Trời
- Chúa Giê-xu là Đấng sanh ra đầu hết thảy mọi vật dựng nên.
- Chúa Giê-xu tạo dựng muôn vật
- Chúa Giê-xu là lý do muôn vật được dựng nên
- Chúa Giê-xu có trước muôn vật
- Chúa Giê-xu khiến muôn vật đứng vững trong Ngài.
Chính xác thì “hình ảnh của Đức Chúa Trời” có nghĩa là gì? Bruce nhận xét: “Việc gọi Đấng Christ là hình ảnh của Đức Chúa Trời tức là trong Ngài bản thể và bản chất của Đức Chúa Trời được bày tỏ cách toàn vẹn – rằng trong Ngài điều vốn không thể nhìn thấy đã được tỏ ra.”[9] Do vậy, việc có thể nhìn thấy Đức Chúa Trời qua Đấng Christ trùng khớp với lời chính Chúa Giê-xu phán với Phi-líp, “Ai đã thấy ta, tức là đã thấy Cha.” (Giăng 14:9).
Trong câu 15, từ “Đấng sanh ra đầu” (protokokos) có nghĩa là ‘tối cao” thay vì ý chỉ thời gian là “được sinh sau.”[10] Theo Bruce, Phao-lô đang nói đến “Đấng Christ hiện hữu từ trước và hoạt động trên khắp vũ trụ trong công cuộc sáng tạo, và “không chỉ có ý nói đến thứ tự đầu của Chúa Giê-xu mà nói còn đến sự tối cao của Ngài.”[11] Điều khiến việc này thêm rõ ràng là ở câu 16 trong đó cho chúng ta biết rằng mọi việc trong vũ trụ được dựng nên qua Chúa Giê-xu Christ, và cũng vì Ngài.
Trong câu 17 chúng ta thấy Đấng Christ đời đời duy trì sự tồn tại của vạn vật. Theo Phao-lô, mọi nguyên thử, một mảnh ghép ADN, và hàng tỉ thiên hà được gắn kết bởi quyền năng của Chúa Giê-xu Christ. Do vậy, Chúa Giê-xu là Đấng mà từ đó có muôn vật, muôn vật được dựng nên vì cớ Ngài, và được đứng vững trong Ngài.
Lời chứng từ Hê-bơ-rơ
Sách Hê-bơ-rơ trong Tân Ước [12] cũng bày tỏ Chúa Giê-xu là Đấng tạo dựng muôn vật. Phân đoạn khởi đầu sách phản ánh những lời Phao-lô gửi đến những người Cô-lô-se:
Cũng như Giăng và Phao-lô bày tỏ, tác giả của Hê-bơ-rơ nói với chúng ta rằng trước khi Chúa Giê-xu trở nên con người, Đức Chúa Trời tạo dựng vũ trụ qua Ngài. Và sách Hê-bơ-rơ cũng bày tỏ rằng Chúa Giê-xu Christ là Đấng nâng đỡ duy trì vũ trụ.
Câu số 3 nói về Chúa Giê-xu như là “sự chói sáng của sự vinh hiển Đức Chúa Trời và hình bóng của bản thể Ngài.”[13] Từ Hy Lạp ở đây có nghĩa là “Con là sự chói sáng, là sự sáng tuôn tràn từ sự vinh hiển từ Đức Chúa Trời.”[14] Câu này, rằng Chúa Giê-xu là “sự chói sáng của sự vinh hiển Đức Chúa Trời” khẳng định rằng các sứ đồ tin rằng Chúa Giê-xu hoàn toàn là Đức Chúa Trời.
Tác giả Hê-bơ-rơ sau đó tiếp tục nói với chúng ta rằng Chúa Giê-xu không chỉ cao trọng hơn các đấng tiên tri, nhưng Ngài cũng cao trọng hơn các thiên sứ.
John Piper giải thích vì sao Chúa Giê-xu lại cao trọng hơn các thiên sứ nhiều:
Tác giả Hê-bơ-rơ sau đó tiết lộ về thần tính của Chúa Giê-xu:
“Nhưng nói về Con thì lại phán rằng: Hỡi Đức Chúa Trời, ngôi Chúa còn mãi đời nọ qua đời kia…” (Hê-bơ-rơ 1:8)
Sau đó trong sách Hê-bơ-rơ, chúng ta học được rằng Chúa Giê-xu Christ “hôm qua, ngày nay, và cho đến đời đời không hề thay đổi,” một tuyên bố rõ ràng về Thần tính đời đời của Ngài (Hê-bơ-rơ 13:8) Một tạo vật không thể y nguyên hôm qua và ngày nay vì sẽ có một thời điểm mà nó chưa từng tồn tại. Sẽ khó mà lý giải những phân đoạn trong Hê-bơ-rơ này theo ý nào khác hơn là việc Chúa Giê-xu là Đức Chúa Trời được nói đến trong Cựu Ước, Đấng cùng với Đức Chúa Cha và Đức Thánh Linh, tạo dựng vũ trụ.
Các sứ đồ hẳn phải kinh ngạc khi biết rằng Đấng mà họ nhìn thấy đã đổ huyết và bị treo trên thập tự giá La Mã chính là Đấng đã tạo nên các cây cho gỗ dùng để đóng nên nó cũng như là những kẻ đã treo Ngài lên đó.
Nhấp vào đây để xem trang 5 trên 5 của bài “Các Sứ đồ có Tin rằng Chúa Giê-xu là Đức Chúa Trời?”