Vì sao Cơ Đốc Giáo Chiến thắng?
Morrison đã rất kinh ngạc trước dữ kiện rằng “một phong trào nhỏ nhoi không quan trọng lại có thể chiến thắng sự bắt bớ gian giảo của các tổ chức Do Thái, cũng như sức mạnh của La Mã. Vì sao nó lại đắc thắng, dù có vô vàn trở ngại?
Ông viết, “Trong vòng hai mươi năm, tuyên bố của những nông dân Ga-li-lê này đã phá rối hội thánh Do Thái… Trong dưới năm mươi năm nó bắt đầu đe dọa an ninh của Đế quốc La Mã. Khi đã nói hết những gì cần nói… chúng ta phải đối mặt với một điều bí ẩn lớn hơn hết thảy. Vì sao nó lại đắc thắng?[38]
Chắc chắn, nếu không có sự phục sinh, Cơ Đốc Giáo đã chết ngay thêm thập tự giá khi các môn đồ trốn chạy để giữ lấy mạng sống. Nhưng các sứ đồ vẫn tiếp tục thiết lập một phong trào Cơ Đốc phát triển.
J. N. D. Anderson viết, “Hãy nghĩ đến sự kỳ lạ về mặt tâm lý học khi tưởng tượng một nhóm nhỏ những kẻ hèn nhát thất bại đang núp trong phòng cao một ngày kia nhưng vài ngày sau lại biến đổi trở thành một nhóm người mà không một sự bắt bớ nào có thể làm họ câm nín – và sau rồi người ta lại tìm cách cho rằng sự biến đổi vượt trội này chỉ bắt nguồn từ một sự bịa đặt đáng thương mà thôi, điều này không mấy thuyết phục… Chuyện đó không có lý chút nào.”[39]
Một Kết luận đáng Ngạc nhiên
Sau khi loại bỏ các trường hợp chuyện hoang đường, hoang tưởng và khám nghiệm tử thi có sai sót, với bằng chứng không thể chối từ ngôi mộ trống, với số nhân chứng đông đảo nhìn thấy Chúa xuất hiện, và với sự biến đổi không thể lý giải được và ảnh hưởng trên cả thế giới của những người tuyên bố đã nhìn thấy Ngài, Morison đã bị thuyết phục rằng định kiến vốn có của ông đối với sự sống lại của Chúa Giê-xu là sai. Ông bắt đầu một quyển sách khácAi đã Dịch chuyển Tảng đá? – để mô tả chi tiết những kết luận mới của mình. Morrison đơn giản là lần theo dấu vết của các bằng chứng, từng manh mối một, cho đến khi sự thật về toàn bộ vụ việc trở nên rõ ràng đối với ông. Điều khiến ông ngạc nhiên là bằng chứng lại đưa đến niềm tin vào sự phục sinh.
Trong chương đầu tiên, “Quyển sách Bị Từ chối Viết,” người từng hoài nghi này giải thích thể nào bằng chứng đã thuyết phục ông rằng sự sống lại của Chúa Giê-xu là một sự kiện lịch sử có thật. “Cũng giống như một người vốn định đi vào rừng theo một lối mòn quen thuộc và phổ biến lại bất ngờ bước ra từ nơi mình chẳng hề dự định vậy.”[40]
Morrison không phải là người duy nhất như vậy. Vô số những người hoài nghi đã xem xét bằng chứng về việc Chúa phục sinh, và chấp nhận rằng đó là sự thật đáng kinh ngạc nhất trong lịch sử nhân loại. C. S. Lewis, người thậm chí từng nghi ngờ sự tồn tại của Chúa Giê-xu, cũng đã bị thuyết phục bởi bằng chứng về sự sống lại của Chúa Giê-xu. Ông viết, “Một điều hoàn toàn mới trong lịch sử Vũ trụ đã xảy ra.” Đấng Christ đã đắc thắng sự chết. Cánh cửa vốn bị đóng chặt lần đầu tiên đã được mở ra.” [41]
Chúng ta hãy xem xét thêm một người hoài nghi khác đã bị thuyết phục bởi bằng chứng.
Vị Giáo sư Kinh ngạc
Một trong những người lúc đầu nghĩ rằng sự phục sinh đơn giản là một chuyện hoang đường, nhưng sau đó thay đổi quan điểm như Morison, là một trong những học giả luật hàng đầu, Tiến sĩ Simon Greenleaf. Greenleaf đã giúp thiết lập Trường Luật Đại học Havard. Ông đã viết tam phẩm pháp lý tuyệt vời mang tên Luận án về Luật của Bằng Chứng, sách đã được gọi là “tác phẩm có thẩm quyền lớn nhất trong toàn thể các tác phẩm về quy trình thủ tục pháp lý.”[42] Hệ thống pháp lý Hoa Kỳ ngày nay vẫn dựa vào các quy tắc về bằng chứng do Greenleaf thiết lập.
Khi dạy ngành luật tại Harvard, Giáo sư Greenleaf tuyên bố với lớp học của mình rằng sự phục sinh của Chúa Giê-xu chỉ đơn giản là một huyền thoại. Là một người vô thần, ông nghĩ không thể có phép lạ. Trong một lần phản bác, ba sinh viên luật thách thức ông áp dụng các nguyên tắc nổi tiếng của ông cho tường thuật về sự phục sinh.
Sau khi bị thúc giục nhiều lần, Greenleaf chấp nhận thử thách của sinh viên và bắt đầu nghiên cứu bằng chứng. Tập trung tâm trí thiên tài về pháp lý của mình vào các dữ kiện trong lịch sử, Greenleaf thử chứng minh rằng tường thuật về sự phục sinh là sai.
Tuy nhiên Greenleaf càng nghiên cứu các dữ liệu lịch sử thì càng kinh ngạc trước bằng chứng vững chắc ủng hộ cho tuyên bố rằng Chúa Giê-xu thật sự đã sống lại từ ngôi mộ. Sự hoài nghi của Greenleaf đã bị thách thức bởi bởi một sự kiện đã làm thay đổi lịch sử con người.
Greenleaf không thể lý giải nhiều thay đổi kinh ngạc diễn ra ngay sau khi Chúa Giê-xu chịu chết, điều đáng kinh ngạc nhất là hành vi của các môn đồ. Không phải chỉ một hai môn đồ kiên quyết cho rằng Chúa Giê-xu đã sống lại; mà tất cả bọn họ đều như vậy. Áp dụng chính những nguyên tắc về bằng chứng của mình cho các dữ kiện, Greenleaf đã rút ra được kết luận của mình.
Chuyển đổi quan điểm một cách đáng kinh ngạc, Greenleaf chấp nhận rằng sự sống lại của Chúa Giê-xu là cách giải thích tốt nhất cho những sự kiện diễn ra ngay sau khi Ngài chịu đóng đinh. Đối với học giả pháp lý thông thái và người từng theo chủ nghĩa vô thần này, không thể nào có việc các môn đồ kiên quyết tin rằng Chúa Giê-xu đã sống lại nếu họ không thật sự nhìn thấy Đấng Christ.[43]
Trong sách Lời chứng của những Nhà truyền giáo của mình, Greenleaf ghi chép lại những bằng chứng khiến ông thay đổi chính kiến. Trong kết luận của mình ông thách thức những ai tìm kiếm lẽ thật về sự phục sinh hãy xem xét các bằng chứng cách công tâm.
Greenleaf bị thuyết phục bởi các bằng chứng đến mức ông trở thành một Cơ Đốc Nhân nghiêm túc. Ông tin rằng bất kỳ người không thiên vị nào khi thật lòng xem xét bằng chứng như trong tòa án cũng sẽ kết luận giống như ông – rằng Chúa Giê-xu Christ thật sự đã sống lại.[44]
Nhưng sự sống lại của Chúa Giê-xu đặt ra những câu hỏi sau: Việc Chúa Giê-xu đã đắc thắng sự chết có ảnh hưởng gì đến đời sống của tôi? Câu trả lời cho câu hỏi đó là tất cả những gì Cơ Đốc Giáo Tân Ước nhắm đến.
Chúa Giê-xu có Nói Điều gì Xảy ra Sau khi Chúng ta Qua đời?
Agar Iso chindan ham o’liklardan tirilsa edi, u faqat boshqa tarafdagi narsani bilishi kerak edi. Iso hayotning ma’nosi va kelajagimiz haqida nima degan?
Chúa Giê-xu Có thể Mang lại Ý nghĩa cho Đời sống không?
- “Tôi là ai?”
- “Vì sao Tôi ở đây?”
- “Sau khi qua đời, tôi sẽ đi về đâu?”