Các Tường thuật Cơ Đốc Giáo Cổ
Manh mối thứ hai của chúng ta là số lượng khổng lồ của các thư tín, bài giảng, bài luận và tín điều của các Cơ Đốc Nhân đầu tiên nhắc đến Chúa Giê-xu như là Chúa Phục sinh. Chúng xuất hiện sớm nhất là năm năm sau khi Ngài chịu đóng đinh trên thập tự giá. Mặc dù có nhiều tài liệu bị thiêu hủy dưới lệnh của hoàng đế La Mã Diocletian, hàng ngàn tài liệu vẫn còn lại.
Số lượng những tài liệu này thật ấn tượng; hơn 36.000 vămột số từ thế kỷ thứ nhất đã được khám phá.[16] Lời lẽ của chúng lặp lại gần như toàn bộ Tân Ước chỉ thiếu một vài câu mà thôi.[17]
Như vậy điều đó so với Phúc Âm của Ba-na-ba thì sao? Chúng ta đã ghi nhận rằng chỉ có hai trích dẫn của sách ấy trước thế kỷ thứ mười lăm, và có nhiều nghi vấn rằng chúng thật sự muốn nói tới sách “Phúc Âm của Ba-na-ba” đang được tranh luận..[18]
Các văn bản sớm nhất ngoài Tân Ước là từ những người viết và đi theo Phao-lô, Phi-e-rơ, Giăng và các sứ đồ khác. Những lãnh đạo hội thánh ban đầu này không phải là nhân chứng từng thấy Chúa Giê-xu, nhưng đã học hỏi về Ngài từ những người đã nhìn và nghe thấy Ngài. Điều đáng kể là những văn bản này xác nhận nhiều chi tiết trong Tân Ước về Chúa Giê-xu, bao gồm việc Chúa chịu đóng đinh và sống lại.
Văn bản quan trọng nhất trong những văn bản cổ ngoài Kinh Thánh này là từ Clement từ La Mã, Ignatius từ Antioch, và Polycarp từ Smyrna.
Trong năm 96 sau công nguyên, Clement (Cơ-lê-măn) từ La Mã viết một lá thư dài gửi đến hội thánh tại Cô-rinh-tô trong đó ông trích dẫn Ma-thi-ơ, Giăng và I Cô-rinh-tô. Một số người tin rằng ông chính là Cơ-lê-măn được Phao-lô nhắc đến trong Phi-líp 4:3. Do các thư tín của Clement được viết vào năm 96 sau công nguyên, ba sách trên phải được viết trước đó.
Vào năm 110 sau công nguyên, Ingaturs từ An-ti-ốt, một môn đồ của sứ đồ Giăng, viết sáu lá thư đến các hội thánh và một đến một giám mục đồng thời, Polycarp, trong đó ông nhắc đến sáu thư tín của Phaol-lô.
Polycarp từ Smyrna, cũng là một môn đồ của sứ đồ Giăng, cũng nhắc đến tất cả 27 sách Tân Ước trong thư của ông gửi hội thánh Phi-líp (năm 110-135 sau công nguyên.) Do vậy, những thư tín này hẳn phải tồn tại trong thế kỷ đầu tiên khi các nhân chứng (bao gồm cả Giăng) vẫn còn sống.
Chúng ta không có một phần tham khảo cổ nào nhắc đến Phúc Âm của Ba-na-ba cả.
Các Bản sao chép tay Cổ
Manh mối thứ ba là sự phong phú của các bản thảo Tân Ước cổ, điều giúp cho các học giả xác định thời gian bản gốc được viết nên. Các nhà khảo cổ đã khám phá hơn 5.600 bảo sao bản thảo của Tân Ước trong ngôn ngữ gốc Hy Lạp, một số sách hoàn chỉnh, và một số mảnh rời. Tính luôn các ngôn ngữ khác, có hơn 24.000.[19]
Điều khá rõ là 5.600 so với ba là một lợi thế về số bản thảo đáng kể cho Tân Ước. Hơn nữa, các nhà khảo cổ đã khám phá các mảnh Tân Ước có ngày trong khoảng một thế hệ hay hai sau Đấng Christ, so với hàng trăm năm sau như sách Phúc Âm của Ba-na-ba.
Trong đầu thế kỷ hai mươi, một mảnh sách Phúc Âm Giăng được khám phá ở Ai Cập (cụ thể, P52: Giăng 18:31-33) được định niên đại 117-138 sau công nguyên. Học giả kinh thánh nổi tiếng Bruce Metzer ghi nhận tầm quan trọng của khám phá đáng lưu ý này:
Cũng như Robinson Crusoe, nhìn thấy một dấu chân trên cát, đã kết luận rằng có một người khác, có hai chân trên đảo cùng với mình, thì P52 [tên của mảnh bản thảo] chứng minh cho sự tồn tại và sử dụng sách Phúc Âm thứ tư trong nửa đầu thế kỷ thứ hai…”[20]
Việc khám phá ra mảnh này có ý nghĩa rằng trong vòng một thế hệ sau khi Giăng viết sách Phúc Âm của mình, một bản sao của nó đã được di cư từ Tiểu Á sang tận Ai Cập.
Có nhiều bản thảo cổ khác được định niên đại từ cuối thế kỷ thứ hai đến thế kỷ thứ tư, thứ năm. Toàn bộ sách Tân Ước được định niên đại từ 200-1500 đã được lưu giữ trong nhiều bảo tàng (Bodmer Papyri).[21]
Một cuộn giấy chỉ thảo thậm chí còn xuất hiện sớm hơn từ Các Cuộn giấy Biển Chết (7Q5) đã được xác định bởi một nhà nghiên cứu chữ cổ là một phần của sách Mác được định ngày vào khoản năm 50 sau công nguyên, sớm hơn nhiều so với mảnh P52 của sách Giăng.
Giáo sư Tân Ước, Daniel B. Wallace, người đã nghiên cứu các mảnh từ Các Cuộn giấy Biển Chết, đồng ý rằng chúng xuất hiện từ thế kỷ thứ nhất.[22] Mặc dù có tranh luận về mảnh này, tổng kết bằng chứng từ các bản thảo khác ủng hộ mạnh mẽ cho việc Tân Ước được viết vào thế kỷ thứ nhất.
Nhấp vào đây để đọc trang 7 trên 7 của bài “Phúc Âm của Ba-na-ba: Bản Kinh Thánh bí mật?”