Sự đồng tình của các Học giả
Trước những khám phá này, các học giả phê bình người Đức từ cuối thế kỷ thứ mười chín và đầu thế kỷ hai mươi đã tranh luận rằng Tân Ước đã được viết bởi các tác giả vô danh vào thế kỷ thứ hai. Nhưng bằng chứng mới này cho thấy các sách đó tất cả đều được viết trong thế kỷ đầu tiên. Sử gia Paul Johnson viết:
Không thể này nghiêm túc giữ tư tưởng của cuối thế kỷ thứ mười chín và đầu thế kỷ hai mươi rằng Tân Ước là tập hợp các ghi chép giàu tính tưởng tượng và ra đời sau này được nữa. Ngày nay không ai nghi ngờ rằng các thư tín của Phao-lô, các ghi chép Cơ Đốc đầu tiên, là thật hay định niên đại cho chúng sau những năm 50 sau công nguyên.[23]
Nhà khảo cổ William Albright kết luận rằng toàn bộ Tân Ước được viết “vào khoảng năm 50 và 75 sau công nguyên.”[24]
Học giả Cambridge John A. T. Robinson tranh luận rằng niên đại của nó còn có thể sớm hơn thế. Ông tin rằng đa số các sách Tân Ước được viết trong khoảng năm 40 và 65 sau công nguyên.[25] Robinson đưa ra kết luận dựa trên việc tất cả các sách trong Tân Ước đều không nói gì về sự tàn phá Giê-ru-sa-lem. Một sự kiện trọng đại như vậy hẳn phải được chúng nêu lên nếu như sự kiện đã diễn ra trước khi văn bản được viết.
Bằng chứng khác cho việc định niên đại sớm là sự chết của Phi-e-rơ và Phao-lô trong năm 66 sau công nguyên không được nhắc đến trong bất kỳ sách nào. Với số chi tiết đáng ngạc nhiên được viết về cuộc đời của họ trong Tân Ước, vì sao không nhắc chết cái chết của họ? Điều đó thuyết phục nhiều học giả rằng sự chết của họ đã chưa diễn ra vào thời điểm của những văn bản đó.
Đa số học giả ngày nay đồng tình rằng các thư tín của Phao-lô bắt đầu từ đầu những năm 50 và các sách Phúc Âm Nhất Lãm (Ma-thi-ơ, Mác và Lu-ca) được viết vào giữa những năm 60).[26] Dự đoán ngày của các sách khác là từ năm 40-95 sau công nguyên, nhưng có sự đồng thuận rằng tất cả các sách Tân Ước được viết trong thế kỷ đầu tiên.
Những kết luận này có nghĩa là các tường thuật Tân Ước về Chúa Giê-xu được viết vào khoảng bảy đến 30 năm sau khi Ngài chịu chết, khi hàng ngàn nhân chứng còn sống để vạch trần sự gian dối nếu các tường thuật có gì sai lệch. Tuy nhiên không hề có thách thức nào đối với những tường thuật nhân chứng hiện có.
Chứng cứ cho sự đáng tin cậy của Tân Ước vượt quá mọi tài liệu lịch sử cổ đại khác. John A. T. Robinson viết, “Sự phong phú của bản thảo, và trên hết là khoảng cách thời gian ngắn giữ bản gốc và các bản sao hiện có, khiến đây là một văn bản được chứng minh tốt nhất trong bất kỳ văn bản cổ nào trên thế giới.”[27]
Thật vậy, Tân Ước có nhiều bản thảo cổ có từ trước rất lâu so với Phúc Âm của Ba-na-ba theo như biểu đồ bên dưới cho thấy.
So sánh Tân Ước và Phúc Âm của Ba-na-ba
THỬ NGHIỆM ĐỘ ĐÁNG TIN CẬY |
TÂN ƯỚC |
PHÚC ÂM BA-NA-BA |
Ngày của Bản gốc | sau công nguyên. 40-95 | sau công nguyên. 400-1500 |
Các Bản sao chép tay Cổ | sau công nguyên. 117-138 | sau công nguyên. 400-1500 |
Khoảng cách từ Bản gốc | 22-98 năm | Chưa xác định |
Số năm sau Đấng Christ | 7-30 | 370-1.470 |
Số Bản thảo trong Ngôn ngữ Gốc | 5.600+ | Không có |
Số Bản thảo trong Tất cả Ngôn ngữ | 24.000+ | 3 |
Trích dẫn trong các Tài liệu Lịch sử | 36.000+ | 2 |
Kết luận
Trong khi “Kinh Thánh bí mật” được gọi là Phúc Âm của Ba-na-ba được viết 400-1500 năm sau Đấng Christ, nhiều học giả tin rằng các sách Phúc Âm Ma-thi-ơ, Mác, Lu-ca và Giăng được viết trong thế kỷ đầu tiên, trong khoảng một thế hệ từ khi thời Chúa Giê-xu.
Nếu một người đọc Tân Ước, rõ ràng là các tác giả hết sức cố gắng mô tả thành thật về cuộc đời, lời nói và những sự kiện xoay quanh Chúa Giê-xu. Lu-ca, tác giả của cả sách Lu-ca và Công vụ, nói như vậy.
vì có nhiều kẻ dốc lòng chép sử về những sự đã làm nên trong chúng ta, theo như các người chứng kiến từ lúc ban đầu và trở nên người giảng đạo đã truyền lại cho chúng ta, Vậy, sau khi đã xét kỹ càng từ đầu mọi sự ấy, tôi cũng tưởng nên theo thứ tự viết mà tỏ ra cho ông, để ông biết những điều mình đã học là chắc chắn. [28]
Những văn bản cổ của Tân Ước gợi ý rõ rằng chúng ta có thể biết những gì Chúa Giê-xu dạy dỗ và Ngài thật sự ra sao từ lời của những người biết Ngài, những nhân chứngl Một nhân chứng, sứ đồ Phi-e-rơ, viết:
Vả, khi chúng tôi đã làm cho anh em biết quyền phép và sự đến của Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta, thì chẳng phải là theo những chuyện khéo đặt để, bèn là chính mắt chúng tôi đã ngó thấy sự oai nghiêm Ngài.[29]
Phi-e-rơ và những nhân chứng khác mạnh dạn công bố “Giê-xu là Chúa” trước nguy cơ mất mạng. Có lẽ di sản từ sự cam kết không dời đổi của họ là bằng chứng thuyết phục nhất trong tất cả những gì Tân Ước, chứ không phải Phúc Âm của Ba-na-ba, mô tả về Chúa Giê-xu.
Nhấp vào đây để xem “Chúa Giê-xu tự xưng nhận là ai?”
Nhấp vào đây để cho chúng tôi biết bài viết này đã giúp ích cho bạn ra sao.
Cho phép in lại tài liệu này: Nhà xuất bản cho phép in lại tài liệu này mà không cần được phê duyệt bằng văn bản, nhưng chỉ được phép khi in lại toàn bộ và không dùng cho mục đích kinh doanh. Không được phép chỉnh sửa hay dùng sai ngữ cảnh một phần nào mà không được sự cho phép bằng văn bản của nhà xuất bản. Có thể mua văn bản in của bài viết này và tạp chí Y-Origins và Y-Jesus: http://jesusonlineministries.com/resources/products/
© 2012 JesusOnline Ministries. Bài viết này bổ sung cho tạp chí Y-Jesus bởi Bright Media Foundation & B&L Publications: Larry Chapman, Tổng Biên tập.