Chính niềm tin không dời đổi đó đã khiến William Tyndale có thể hy sinh cuộc đời mình để Kinh Thánh có thể được đọc rộng rãi ở nước Anh. Hai năm sau khi ông qua đời, bản dịch Kinh Thánh tiếng Anh của ông bắt đầu loan truyền thông điệp về tình yêu của Đức Chúa Trời khắp nước Anh và Đế Chế Anh Quốc.
Thông điệp trọng tâm của Kinh Thánh là về tình yêu thương của Đức Chúa Trời thông qua Chúa Giê-xu Christ đã thay đổi nhiều cuộc đời ở bất cứ nơi nào nó đi đến. Nó dần gây ảnh hưởng trên toàn thế giới khi những giáo sĩ như William Carey đưa thông điệp thay đổi cuộc đời nhiều người đến với những quốc gia khác. Thông điệp của nó đi đến tận một hòn đảo xa xôi ở Nam Thái Bình Dương.
Khi người ta đọc và dạy Kinh Thánh, nó có ảnh hưởng biến đổi cả hòn đảo.
Câu chuyện về Đảo Pitcairn đã được lặp lại ở nhiều nơi khác nhau trong nhiều cách mà Kinh Thánh tiếp tục biến đổi đời sống của nhiều người tiếp nhận lời đó vào lòng. Những lời này, từ những lời tiên tri trong Cứu Ước thông qua sự ứng nghiệm của chúng trong Tân Ước, tuyên bố rằng Đức Chúa Trời yêu thương chúng ta đến nổi đã ban Con một của Ngài, Chúa Giê-xu Christ, để chết thay cho chúng ta, để khiến chúng ta có thể có mối quan hệ riêng tư với chính Ngài và sống đời đời cùng Đức Chúa Trời.
Khám phá làm cách nào bạn có thể có một mối quan hệ riêng tư với Chúa Giê-xu Christ tạihttp://jesustruths.org/wwrj/7-jesus-relevant-today/
Những Phép lạ trong Kinh Thánh có Thật?
Những nhà khảo cổ, phê bình văn bản, và sử gia đã cung cấp vô số bằng chứng về sự chân thật của Kinh Thánh. Mặc dù những người hoài nghi vẫn không chịu thuyết phục cho dù có bao nhiêu bằng chứng đi nữa, những người khác, như C. S. Lewis, đã bị thuyết phục rằng Kinh Thánh chính là lời Đức Chúa Trời.
Trở ngại lớn nhất mà nhiều người hoài nghi có về Kinh Thánh là việc nó mô tả rất nhiều hành động siêu nhiên. Những ai tin vào một thế giới hoàn toàn vật chất không thể chấp nhận những tường thuật nhiệm màu như thế. Để thích ứng với sự hoài nghi của mình, Tổng thống Hoa Kỳ Thomas Jefferson đã dùng kéo và cắt bỏ tất cả những phần có phép lạ trong Kinh Thánh Tân Ước của mình.
Phép lạ lớn nhất trong Kinh thánh là tường thuật về sự sống lại từ cõi chết của Chúa Giê-xu. Một sự kiện như vậy đi ngược lại mọi định luật khoa học. Nhưng nếu Kinh Thánh là thật, thì tường thuật về sự sống lại của Chúa Giê-xu phải là thật. Những tác giả Tân Ước mạnh dạn tuyên bố rằng Chúa Giê-xu đã từ cõi chết sống lại sau khi bị đóng đinh. Nhưng liệu có bằng chứng nào ủng hộ cho niềm tin của họ?
Nhiều người hoài nghi nghi ngờ sự phục sinh của Chúa Giê-xu bắt đầu nghiên cứu những dữ liệu lịch sử để chứng minh việc đó chưa từng xảy ra. Kết luận của họ thật đáng kinh ngạc. Họ đã khám phá được gì?