Đức Chúa Trời Yêu thương
Có khi nào bạn tự hỏi Chúa nghĩ sao về bạn? Liệu Ngài có phải là một tên độc tài chờ bạn va vấp để trừng phạt? Hay liệu Ngài vô cảm, không hề quan tâm đến bạn? Chúa Giê-xu nói với chúng ta rằng Đức Chúa Trời yêu mỗi người chúng ta cho dù chúng ta có vẻ ngoài, trí tuệ, tiếng tăm, chủng tộc hay thành công ra sao.
Chúa Giê-xu hoàn toàn trái ngược với những nhà lãnh đạo tôn giáo hay phán xét. Trong khi họ lên án tội nhân, Chúa Giê-xu bày tỏ tình yêu thương của Đức Chúa Trời bằng cách đến với họ, chữa lành cho người bệnh và phục vụ những người bị cho là không xứng đáng.
Chúa Giê-xu đã dạy chúng ta rằng Đức Chúa Trời là Cha thiên thượng Đấng yêu thương chúng ta vô điều kiện. Trong một thế giới với những gia đình tan vỡ và thiếu vắng người cha, nhiều người khó cảm nhận được tình thương vô điều kiện của cha hay mẹ. Điều này đúng với Josh, người lớn lên với một người cha được mệnh danh là “người say xỉn của khu phố”.
Ngược lại, Chúa Giê-xu so sánh tình thương của Đức Chúa Trời với tình thương của một người cha hoàn hảo. Một người cha tốt muốn điều tốt nhất cho con mình, hy sinh và chu cấp cho con. Nhưng vì lợi ích cho chúng, ông cũng kỷ luật chúng nếu cần.
Chúa Giê-xu minh họa cho tấm lòng yêu thương của Đức Chúa Trời qua câu chuyện về người con trai hoang đàng kẻ bác bỏ lời khuyên về cuộc đờil và những điều quan trọng từ cha mình (Lu-ca 15:11-32). Tự mãn và làm theo ý riêng, đứa con muốn bỏ không làm việc và “sống cho thỏa.” Thay vì chờ đến khi cha mình sẵn sàng ban phần thừa kế cho mình, đứa con trai bắt đầu nài ép cha sớm chia phần cho mình.
Trong câu chuyện của Chúa Giê-xu, người cha làm theo mong muốn của con. Nhưng mọi chuyện trở nên tồi tệ cho người con trai. Sau khi phung phí tiền bạc ăn chơi, người con trai hoang đàng phải đi làm việc trong một trang trại nuôi heo. Sau đó anh ta đói với mức đồ ăn cho heo cũng có vẻ ngon lành. Tuyệt vọng và không biết liệu cha có chấp nhận mình trở lại hay không, anh ta cuốn gói quay về nhà.
Chúa Giê-xu kể với chúng ra rằng người cha không chỉ chào đón anh ta về nhà, nhưng ông thật đã chạy ra để gặp con. Sau đó ông ôm đứa con lầm lạc của mình và chào đón anh ta về mà không kết án gì. Và sau đó người cha đã làm một điều đáng kinh ngạc với tình thương của mình và còn mở tiệc ăn mừng con trở về.
Điều thú vị là dù người cha rất yêu con, ông đã không đuổi theo anh ta. Ông để cho đứa con mình thương yêu cảm nhận nỗi đau và chịu khổ vì hậu quả của sự lựa chọn hoang đàng của mình. Tương tự, Kinh Thánh dạy rằng tình thương của Đức Chúa Trời không bao giờ bỏ qua những gì tốt nhất cho chúng ta. Ngài để cho chúng ta chịu khổ vì hậu quả của những lựa chọn sai lầm của mình.
Một số người dạy rằng tình thương của Đức Chúa Trời lớn đến nỗi chúng ta có thể bỏ mặc hay chối bỏ Ngài trong đời này và không phải chịu hậu quả của những quyết định của mình. Nhưng Chúa Giê-xu cũng dạy rằng mặc dù Thượng Đế yêu thương chúng ta vô điều kiện, Ngài không bao giờ bỏ qua bản tính đạo đức của Ngài. Bản tính là phần sâu thẳm của con người chúng ta. Và theo Chúa Giê-xu, bản tính của Đức Chúa Trời là hoàn toàn thánh khiết.
Đức Chúa Trời thánh khiết.
Trong Kinh Thánh có gần 600 lần Đức Chúa Trời được xưng là “thánh”. Thánh có nghĩa là bản tính của Đức Chúa Trời hoàn toàn thanh khiết về mặt đạo đức và hoàn hảo về mọi mặt. Không chút tì vết. Đức Chúa Trời chưa từng nghĩ đến một điều gì không thanh khiết hay không phù hợp với đạo đức toàn hảo của Ngài. Đức Chúa Trời không bao giờ bỏ qua bản tính thánh khiết của Ngài.
Sự thánh khiết của Đức Chúa Trời có nghĩa là Ngài không thể cho phép cái ác tồn tại trong sự hiện diện của chính Ngài. Chúng ta có thể nghĩ về sự thánh khiết của Đức Chúa Trời như một dòng suối trong trên núi toàn nước thanh khiết, và tội lỗi của chúng ta như một dòng nước bị ô nhiễm. Do tội lỗi là trái ngược với bản tính của Ngài, Đức Chúa Trời ghét điều đó. Nó giống như sự ô nhiễm với Ngài.
Nhưng nếu Đức Chúa Trời là thánh khiết và ghét tội lỗi, vì sao Ngài lại tạo nên chúng ta, và làm sao chúng ta có thể biết được kế hoạch của Ngài dành cho chúng ta?
Nhấp vào đây để xem trang 4 trên 10 bài “Vì sao chọn Giê-xu?”