Sự Công bình của Đức Chúa Trời được Thỏa mãn
Sứ đồ Phao-lô, ban đầu là kẻ thù của Cơ Đốc Nhân, tiết lộ điều bí ẩn tuyệt diệu về Đấng trên thập giá thật sự là ai, và vì sao Ngài sẵn lòng chịu chết.
“Ngài vốn có hình Đức Chúa Trời, song chẳng coi sự bình đẳng mình với Đức Chúa Trời là sự nên nắm giữ; chính Ngài đã tự bỏ mình đi, lấy hình tôi tớ và trở nên giống như loài người; Ngài đã hiện ra như một người, tự hạ mình xuống, vâng phục cho đến chết, thậm chí chết trên cây thập tự.” (Phi-líp 2:5-8, J. B. Phillips)
Là Đức Chúa Trời, Chúa Giê-xu đã sống một đời sống vô tội, khiến Ngài đạt tiêu chuẩn để có thể chết thay cho chúng ta. Tuy nhiên, vì chỉ một người hoàn hảo mới có thể thay thế cho chúng ta, Đức Chúa Trời đã trở nên một con người. Điều bí ẩn của Chúa Giê-xu là ở chỗ Ngài vừa hoàn toàn là Đức Chúa Trời vừa hoàn toàn là con người. Là con người, Ngài cảm nhận sự đau đớn, trải qua đói khát, và sau cùng chịu chết trên thập tự giá của người La Mã.
Tác giả và học giả Kinh Thánh, A.W. Tozer, giải thích,
“Ngài [Giê-xu] chắc chắn là người giống như Môi-se hay Phao-lô… Đấng vừa là Đức Chúa Trời vừa là người, đã tranh đấu thay cho chúng ta và chiến thắng, chấp nhận món nợ của chúng ta như của chính Ngài và trả hết nợ, gánh lấy tội lỗi của chúng ta và chịu chết vì tội đó và sống lại để khiến chúng ta được tự do. Đây chính là Đấng Christ thật, và không thể chấp nhận một điều gì kém hơn.” 9
Điều khó hiểu là Chúa Giê-xu đã trả thay nợ tội của chúng ta như thế nào. Có lẽ một ẩn dụ về tòa án sẽ làm rõ việc Chúa Giê-xu giải quyết tình trạng tiến thoái lưỡng nan giữa tình thương và sự công bình hoàn hảo của Đức Chúa Trời.
Thử tưởng tượng bước vào một tòa án, mang tội danh giết người (bạn gặp rắc rối to). Khi bước đến băng ghế, bạn nhận ra thẩm phán chính là cha mình. Biết rằng cha thương mình, bạn ngay lập tức kêu nài, “Cha ơi, xin hãy thả cho con được tự do!” Ông đáp, “Cha thương con, nhưng cha là thẩm phán. Cha không thể đơn giản thả con ra là được.”
Ông bị dằn xé giữa hai bên. Sau cùng ông gõ búa và tuyên bố bạn có tội. Không thể bỏ qua luật pháp, ít nhất là thẩm phán không thể làm vậy. Nhưng vì ông yêu thương bạn, ông bước xuống băng ghế, cởi bỏ áo choàng, và tỏ ý chịu thay hình phạt cho bạn. Và thật vậy, ông thay chỗ bạn trên ghế điện.
Đây chính là hình ảnh được Tân Ước vẽ nên. Đức Chúa Trời bước vào lịch sử con người, qua bản thể là Chúa Giê-xu, và bước lên ghế điện (hiểu là: thập giá) thay cho chúng ta, vì chúng ta.
Là Đấng tạo dựng lên mọi vật (xem Giăng 1:1-14), Chúa Giê-xu không phải là một bên thứ ba đứng ra chịu đòn, nhận tội thay chúng ta, nhưng Ngài chính là Đức Chúa Trời. Nói trắng ra, Đức Chúa Trời có hai lựa chọn: phán xử tội của chúng ta hoặc chính Ngài nhận lấy hình phạt. Qua Đấng Christ, Ngài đã chọn điều thứ hai.
Cụm từ trong Kinh Thánh mô tả sự tha thứ nhưng không của Đức Chúa Trời thông qua sự hy sinh của Đấng Christ là ân điển. Trong khi sự nhân từ cứu chúng ta khỏi điều chúng ta đáng phải nhận, ân điển của Đức Chúa Trời ban cho chúng ta điều ta không xứng đáng. Sứ đồ Phao-lô giảng giải,
“Nhưng Đức Chúa Trời tỏ lòng yêu thương Ngài đối với chúng ta, khi chúng ta còn là người có tội, thì Đấng Christ vì chúng ta chịu chết. Vả, họa mới có kẻ chịu chết vì người nghĩa; dễ thường cũng có kẻ bằng lòng chết vì người lành. Nhưng Đức Chúa Trời tỏ lòng yêu thương Ngài đối với chúng ta, khi chúng ta còn là người có tội, thì Đấng Christ vì chúng ta chịu chết. (Rô-ma 5:6-8, NCV)
Nhưng vẫn còn thiếu một yếu tố. Mỗi người chúng ta phải tự mình tiếp nhận món quà nhưng không mà Chúa Giê-xu ban cho. Ngài không ép buộc chúng ta phải nhận.
Nhấp vào đây để xem trang 8 trên 10 bài “Vì sao chọn Giê-xu?”