Chúa Giê-xu có ý gì khi phán mình là Con Người?
Hơn tám mươi lần trong Tân Ước Chúa Giê-xu tự xưng mình là “Con Người”. Vậy thì Chúa Giê-xu có ý gì khi dùng từ “Con Người”, và điều đó có nghĩa gì với thính giả Do Thái của Ngài?
Packer viết rằng tên gọi, Con Người chỉ về vai trò Đấng Cứu chuộc-Vua của Chúa Giê-xu, làm trọn lời tiên tri về Đấng Mê-si-a trong Ê-sai 53.[7] Ê-sai 53 là phân đoạn lời tiên tri đầy đủ nhất về Đấng Mê-si-a sắp đến, và mô tả rõ ràng rằng Ngài là Đấng Cứu thế chịu khổ nạn. Ê-sai cũng nói đến Đấng Mê-si-a là “Đức Chúa Trời Quyền năng,” “Cha Đời đời,” “Chúa Bình an” Ê-sai 9:6 chỉ ra rằng Đấng Mê-si-a vừa là con người vừa là Đức Chúa Trời.
Trong bối cảnh đó, rõ ràng rằng Chúa Giê-xu nói đến việc Ngài là sự làm trọn lời tiên tri của Đa-ni-ên về “Con Người”. Đa-ni-ên nói tiên tri rằng Con Đức Chúa Trời sẽ được ban uy quyền trên con người và được thờ phượng:
Chúa Giê-xu phán rằng khi Ngài tái lâm Ngài sẽ làm trọng lời tiên tri của Đa-ni-ên là con của Đức Chúa Trời.
Nhưng ai là “Con Người,” và vì sao Ngài được thờ phượng, khi chỉ có Đức Chúa Trời đáng được thờ phượng? Cả lời tuyên bố Ngài là “TA LÀ,” và lời tuyên bố là Con Người chỉ về thần tính của Ngài.
Chúa Giê-xu có ý gì khi phán Ngài là Con Đức Chúa Trời?
Chúa Giê-xu cũng tuyên bố Ngài là “Con Đức Chúa Trời. Danh xưng này không có nghĩa là Chúa Giê-xu là Con ruột của Đức Chúa Trời. Điều này không ngụ ý về sự thấp kém cũng như con trai loài người không thấp kém hơn cha của mình. Một người con trai mang ADN của cha mình, và dù anh ta có sự khác việc, cả hai là hai người bình đẳng.
Các học giả nói rằng cụm từ “Con Đức Chúa Trời” trong các ngôn ngữ gốc chỉ về sự giống nhau, hoặc “cùng thứ bậc”. Chúa Giê-xu có ý nói rằng Ngài có thần tánh, hoặc dùng thuật ngữ của thế kỷ 21 là “ADN của Thượng Đế”. Giáo sư Peter Kreeft lý giải.
“Chúa Giê-xu có ý nói gì khi Ngài tự xưng là “Con Đức Chúa Trời”? Con trai của một con người là một con người. (Cả ‘con trai’ và ‘con người’, trong ngôn ngữ truyền thống, chỉ cả nam và nữ như nhau.) Con trai của một con vượn là con vượn. Con trai của một con chó là con chó. Con trai của một con cá mập là con cá mập. Vì vậy Con trai Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời. ‘Con Đức Chúa Trời’ là một danh xưng của thần.”[8]
Chúa Giê-xu liên tục nhắc đến Cha Ngài là Đức Chúa Trời. Và trong Giăng 17 Chúa Giê-xu nhắc đến Cha là “Đức Chúa Trời có một và thật” Tuy nhiên, trong cùng phân đoạn, Chúa Giê-xu nói đến sự vinh quang mà Ngài và Cha cùng chia sẻ khi thế giới bắt đầu. Làm sao Chúa Giê-xu có thể tồn tại đời đời cùng Cha trừ phi Ngài và Cha cùng có thần tánh như nhau?
Packer giải thích như vậy về ý Chúa Giê-xu muốn nói gì khi dùng cụm từ, “Con Đức Chúa Trời.”
Chúa Giê-xu dùng các danh xưng, “TA LÀ”, “Con Người,” và “Con Đức Chúa Trời” tất cả đều chỉ về sự thật rằng Ngài đang xưng mình bình đẳng với Đức Chúa Trời. Dĩ nhiên đó là cách các lãnh đạo Do Thái hiểu lời Ngài.
Nhưng nếu Chúa Giê-xu thật sự công bố mình là Đức Chúa Trời, Ngài có tỏ ra điều đó bằng cách nào khác hay không? Để tìm hiểu, chúng ta cần xem xét hành động của Chúa Giê-xu trong chức vụ ban năm của Ngài. Ngài có nói và hành động với uy quyền của Thượng Đế? Hay Ngài chỉ đơn giản truyền lời Đức Chúa Trời như Môi-se và các tiên tri khác?