Các sách Phúc âm Trí huệ Chúng có phải là lịch sử thật về Chúa Giê-xu?
Chúng có phải Là những Văn bản Bí mật về Chúa Giê-xu?
Năm 1945 có một khám phá tại vùng Thượng Ai Cập, gần thị trấn Nag Hammadi. Năm mươi hai bản sao văn bản cổ đại, được gọi là các sách phúc âm Trí huệ được tìm thấy trong 13 bộ sách chỉ thảo bìa da (sách viết tay). Chúng được viết bằng ngôn ngữ Coptic và thuộc về thư viện của một tu viện.
Một vài học giả Trí huệ còn đi xa đến mức khẳng định rằng những văn bản vừa được phát hiện này là lịch sử chân thật về Chúa Giê-xu thay vì Tân Ước. Nhưng liệu niềm tin vào những văn bản này của họ có tương xứng với bằng chứng lịch sử? Chúng ta hãy cùng nghiên cứu sâu hơn xem liệu chúng ta có thể tách biệt sự thật khỏi hư cấu hay không.
Những “người Hiểu biết” bí ẩn
Các sách phúc âm Khả thi được cho là thuộc về một nhóm người được biết là (ngạc nhiên quá) những người theo phái Trí huệ. Tên này bắt nguồn từ từ gnosis trong tiếng Hy Lạp, có nghĩa là “tri thức”. Những người này nghĩ rằng họ có một tri thức đặc biệt, bí ẩn mà người thường không được biết.
Khi Cơ Đốc Giáo lan rộng, những người theo phái Trí huệ thêm một số giáo lý và yếu tố Cơ Đốc Giáo vào những niềm tin của họ, biến đổi thuyết Trí huệ thành một Cơ Đốc Giáo giả tạo. Có lẽ họ làm vậy để tăng số người theo đạo và dùng Chúa Giê-xu làm điển hình cho mục tiêu của mình. Tuy nhiên, để hệ thống tư tưởng của họ hòa hợp với Cơ Đốc Giáo, Chúa Giê-xu cần phải được sáng tạo lại loại bỏ hoàn toàn cả nhân tính và thần tính tuyệt đối của Ngài.
Trong sách Lịch sử Cơ Đốc Giáo Oxford, John McManners viết về sự tổng hợp giữa Cơ Đốc Giáo và các niềm tin thần thoại của những người theo thuyết Trí huệ.
“Thuyết Trí huệ đã (và vẫn) là một thuyết thần trí với nhiều thành phần. Thuyết huyền bí và chủ nghĩa thần bí pha trộn với thuật chiêm tinh, phép thuật. Họ tập họp các tác phẩm về Chúa Giê-xu và uốn nắn chúng để trở nên phù hợp với sự diễn giải của họ (như trong sách Phúc âm Thô-ma) và mang lại cho những người theo đạo một hình thức Cơ Đốc Giáo thay thế hay mang tính cạnh tranh.[1]