Các Bình phẩm Ban đầu
Một hình thức giảm nhẹ của loại triết học này đã phát triển ngay từ thế kỷ thứ nhất chỉ vài thập kỷ sau khi Chúa Giê-xu chịu chết. Các sứ đồ, trong những lời giảng dạy và văn bản, đã bỏ nhiều công sức bác bỏ những niềm tin này như những điều đi ngược lại với lẽ thật về Chúa Giê-xu, Đấng mà họ đã tận mắt chứng kiến.
Ví dụ, hãy thử xem sứ đồ Giăng đã viết gì vào cuối thế kỷ thứ nhất.
Vâng theo sự giảng dạy của các sứ đồ, các nhà lãnh đạo hội thánh đầu tiên đã đồng lòng bác bỏ thuyết Trí huệ như là một tà giáo. Giáo phụ Irenaeus, viết vào 140 năm trước Công đồng Nicaea, khẳng định rằng những người theo thuyết Trí huệ bị hội thánh kết tội là tà giáo. Ông cũng bác bỏ “các sách phúc âm” của họ. Tuy nhiên, khi nhắc đến các bốn sách Phúc âm Tân Ước, ông nói, “Không thể nào có nhiều hơn hay ít hơn số sách Phúc âm hiện có.” [2]
Thần học gia Cơ Đốc Origen đã viết như sau trong đầu thế kỷ thứ ba, hơn một trăm năm trước Nicaea:
Tuy nhiên, trong tất cả những số này, chúng tôi chỉ tán thành những gì mà hội thánh đã công nhận, tức là chỉ bốn sách phúc âm được chấp nhận.[3]
Các Tác giả Bí ẩn
Khi nói đến các sách phúc âm Trí huệ, hầu như sách nào cũng mang tên một nhân vật trong Tân Ước: Phúc âm theo Phi-líp, Phúc âm theo Phi-e-rơ, Phúc âm theo Ma-ri, v.v. Nhưng liệu chúng có được viết bởi những tác giả được ngụ ý? Chúng ta hãy cùng xem xét.
Các sách phúc âm Trí huệ được định ngày vào khoảng 110 đến 330 năm sau Đấng Christ, và không học giả đáng tin cậy nào lại tin rằng bất kỳ sách nào lại được viết bởi tác giả mà chúng mang tên. Trong tác phẩm toàn diện Thư viện Nag Hammadi của James M. Robinson, chúng ta được biết rằng các sách phúc âm Trí huệ được viết chủ yếu là bởi “các tác giả đa số là không liên quan và vô danh.”[4]
Học giả Tân Ước Norman Geisler viết, “Những văn bản Trí huệ này không được viết bởi các sứ đồ, nhưng bởi những người ở thế kỷ thứ hai (hoặc trễ hơn) giả mạo uy quyền của các sứ đồ để đẩy mạnh những gì họ giảng dạy. Ngày nay chúng ta gọi đây là lừa dối và giả mạo.”[5]