Khi ta xét đến lịch sử đầy chiến tranh của Israel, thật khó có thể cho rằng định nghĩa của Đấng Mê-si-a là một nhà chính trị đấu tranh giành tự do. Cũng dễ hiểu thể nào một người Do Thái vào thế kỷ thứ nhất có thể suy nghĩ rằng, Làm sao Đấng Mê-si-a lại có thể đến mà Israel vẫn chịu sự áp bức và chiếm đóng của La Mã?
Khi Chúa Giê-xu làm cho ứng nghiệm các lời tiên tri về Đấng Mê-si-a, Ngài đã làm điều đó theo cách mà người ta không mong đợi. Ngài tìm kiếm một cuộc cách mạng về đạo đức và thuộc linh, chứ không phải chính trị, đạt được mục tiêu thông qua sự hy sinh và phục vụ cách khiêm nhường, chữa lành và dạy dỗ. Trong khi đó, người Israel đang tìm kiếm một Môi-se hay Giô-suê khác, người có thể lãnh đạo họ đấu tranh giành lại vương quốc đã mất.
Dĩ nhiên, nhiều người Do Thái thời Chúa Giê-xu đã nhận ra Ngài là Đấng Mê-si-a- toàn bộ nền tảng của hội thánh Cơ Đốc đầu tiên là gốc Do Thái. Tuy nhiên, đa số không như vậy. Và cũng không khó hiểu vì sao lại như vậy.
Để hiểu rõ hơn về sự hiểu lầm của những người Do Thái vào thế kỷ thứ nhất, hãy xem lời tiên tri về Đấng Mê-si-a được viết bởi tiên tri Ê-sai 700 năm trước khi Chúa Giê-xu giáng sanh. Đây có phải ý nói đến Chúa Giê-xu?
Chúng ta thảy đều như chiên đi lạc, ai theo đường nấy; Đức Giê-hô-va đã làm cho tội lỗi của hết thảy chúng ta đều chất trên người.
Người bị hiếp đáp, nhưng khi chịu sự khốn khổ chẳng hề mở miệng. Như chiên con bị dắt đến hàng làm thịt, như chiên câm ở trước mặt kẻ hớt lông, người chẳng từng mở miệng. Bởi sự ức hiếp, và xử đoán, nên người đã bị cất lấy; trong những kẻ đồng thời với người có ai suy xét rằng người đã bị dứt khỏi đất người sống, là vì cớ tội lỗi dân ta đáng chịu đánh phạt? Người ta đã đặt mồ người với những kẻ ác, nhưng khi chết, người được chôn với kẻ giàu; dầu người chẳng hề làm điều hung dữ và chẳng có sự dối trá trong miệng.
Đức Giê-hô-va lấy làm vừa ý mà làm tổn thương người, và khiến gặp sự đau ốm. Sau khi đã dâng mạng sống người làm tế chuộc tội, người sẽ thấy dòng dõi mình; những ngày người sẽ thêm dài ra, và ý chỉ Đức Giê-hô-va nhờ tay người được thạnh vượng. (Trích từ Ê-sai 53:6-11 NLT)
Khi Chúa Giê-xu chịu đóng đinh trên thập tự giá, cũng dễ hiểu khi nhiều người suy nghĩa, Đây có thể là Đấng Mê-si-a sao? Đồng thời, nhiều người có thể tự hỏi, Nếu không phải Chúa Giê-xu thì Ê-sai còn nói về ai vào đây nữa chứ?
Nhấp vào đây để xem trang 10 trên 10 bài “Chúa Giê-xu có phải là Đấng Mê-si-a?”