Nhiều khía cạnh của Tân Ước giúp chúng ta xác định độ đáng tin cậy của nó dựa vào chính nội dung và chất lượng của nó.
Tính nhất quán
Các tài liệu giả mạo hoặc bỏ đi các tường thuật có nhân chứng hoặc không nhất quán. Như vậy những nội dung trái ngược với nhau trong các Phúc Âm sẽ chứng minh rằng chúng có nhiều lỗi. Nhưng đồng thời, nếu mỗi sách Phúc âm nói y như nhau, điều này cũng gây nghi vấn rằng có âm mưu phía sau. Giống như thể có nhiều kẻ đồng phạm thông đồng với nhau đưa ra các chi tiết theo đúng âm mưu của mình. Quá nhất quán cũng đáng ngờ như thiếu nhất quán.
Những nhân chứng của một tội ác hay tai nạn thường nói đúng các sự kiện lớn nhưng nhìn nhận từ nhiều quan điểm khác nhau. Tương tự, bốn sách Phúc âm mô tả các sự kiện trong cuộc đời Chúa Giê-xu từ nhiều quan điểm khác nhau. Tuy thế, dù từ quan điểm nào, các học giả Kinh Thánh phải kinh ngạc trước tính nhất quán trong các tường thuật của họ và sự mô tả rõ ràng về Chúa Giê-xu và sự dạy dỗ của Ngài mà họ cùng đưa ra trong các tường thuật bổ khuyết cho nhau.
Các Chi tiết
Các sử gia yêu thích các chi tiết trong một tài liệu vì chúng giúp họ dễ dàng kiểm chứng độ đáng tin cậy. Các thư tín của Phao-lô đầy các chi tiết. Và các sách Phúc Âm cũng có rất nhiều. Ví dụ, cả sách Phúc âm và Sách Công vụ của Lu-ca đều được viết cho một người quý tộc là Thê-ô-phi-lơ, một người hẳn nhiên là nổi tiếng vào thời kỳ này.
Nếu những văn bản này chỉ do các sứ đồ sáng chế ra, các tên giả, nơi chốn và sự kiện giả sẽ nhanh chóng bị những kẻ thù của họ, các lãnh đạo Do Thái và La Mã phát hiện. Việc này cũng giống như sự kiện Watergate trong thế kỷ đầu tiên. Tuy nhiên nhiều chi tiết của Tân Ước đã được chứng minh là đúng bởi nhiều lần kiểm chứng độc lập. Sử gia cổ điển Colin Hemer, ví dụ, “xác định 84 dữ kiện trong 16 đoạn cuối của sách Công vụ đã chứng chứng minh bởi nghiên cứu Khảo cổ.”[15]
Trong vài thế kỷ trước, các học giả Kinh Thánh hoài nghi đã tấn công cả quyền tác giả và niên đại được xác định của sách Lu-ca, khẳng định sách được viết vào thế kỷ thứ hai bởi một tác giả vô danh. Sử gia Sir William Ramsey đã tin rằng họ đúng, và ông bắt đầu nghiên cứu. Sau khi nghiên cứu sâu rộng, nhà khảo cổ đã thay đổi quan điểm. Tuy nhiên, sau đó ông công nhận, “Lu-ca là một sử gia hàng đầu… Tác giả này nên được xếp ngang hàng với các sử gia vĩ đại nhất… Lịch sử trong sách Lu-ca có độ đáng tin cậy tuyệt đối.”[16]
Sách Công vụ ghi chép lại các hành trình truyền giáo của Phao-lô, liệt kê các nơi ông đến thăm, những người ông gặp gỡ, những thông điệp mà ông chuyển tải, và sự bắt bớ mà ông gánh chịu. Có thể nào tất cả những chi tiết là giả? Sử gia La Mã A. N. Sherwin-White viết, “Đối với sách Công vụ, có sự khẳng định rất rõ về tính chính xác theo lịch sử. …Bất kỳ nỗ lực nào nhằm chối bỏ tính chính xác lịch sử của nó thật vớ vẩn. Các sử gia La Mã từ lâu đã xem đó là hiển nhiên.”[17]
Từ các tường thuật trong các sách Phúc âm đến các thư tín của Phao-lô, các tác giả Tân Ước mô tả các chi tiết rất rõ ràng, thậm chí trích dẫn tên của những cá nhân sống ở thời đó. Các sử gia có thể kiểm chứng được ít nhất ba mươi tên trong số đó.[18]
Thư tín đến các Nhóm Nhỏ
Phần lớn các tài liệu giả mạo là từ các tài liệu mang tính phổ thông và bao quát, như bài viết tạp chí này (không có gì phải nghi ngờ việc có rất nhiều đồ giả đã lưu hành trong chợ đen) Chuyên gia lịch sử Louis Gottschalk ghi nhận rằng các thư tín cá nhân nhắm đến một nhóm nhỏ người đọc có nhiều khả năng là đáng tin cậy hơn.[19] Các tài liệu Tân Ước thuộc nhóm nào?
À, một số trong đó rõ ràng là nhằm mục đích lưu hành rộng rãi. Tuy vậy, phần lớn Tân Ước có các thư tín cá nhân được viết cho những nhóm nhỏ và các cá nhân. Ít nhất là những tài liệu này không được xem là ứng cử viên sáng giá cho việc làm giả.
Các Chi tiết gây Xấu hổ
Phần lớn các tác giả không muốn khiến mình phải xấu hổ trước nhiều người. Các sử gia vì vậy đã quan sát thấy rằng những tài liệu có các tiết lộ khiến các tác giả phải xấu hổ thường là đáng tin. Các tác giả Tân Ước nói gì về chính mình?
Thật đáng ngạc nhiên, các tác giả Tân Ước mô tả bản thân như những người thường là kém khôn ngoan, hèn nhát và thiếu đức tin. Ví dụ, thử cân nhắc việc Phi-e-rơ ba lần chối Chúa Giê-xu hoặc việc các sứ đồ tranh nhau xem ai là người vĩ đại nhất – cả hai câu chuyện đều được thuật trong các sách Phúc Âm. Do sự tôn trọng dành cho các sứ đồ là vô cùng quan trọng trong hội thánh ban đầu, việc đưa vào những chi tiết kiểu như vậy không hay chút nào trừ phi các sứ đồ đang thuật lại sự thật.[20]
Trong sách Câu chuyện của Nền Văn minh, Will Duran viết về các sứ đồ, “Những người này không tuýp người thường được chọn để thay đổi cả thế giới. Các sách Phúc âm phân biệt các đặc điểm của họ cách thực tế, và phô bày các khuyết điểm của họ cách thành thật.”[21]
Các Nội dung Lạc đề hay Không Liên quan
Các sách Phúc Âm cho chúng ta biết ngôi mộ trống của Chúa Giê-xu là do một người phụ nữ phát hiện ra, mặc dù tại Israel, lời chứng của phụ nữ thường bị xem là gần như chẳng có giá trị gì và không được tính trên tòa án. Mẹ và gia đình của Giê-xu được thuật lại là đã nói rằng họ tin rằng Ngài đã loạn trí. Những lời lẽ cuối cùng của Chúa Giê-xu trên thập tự giá là “Đức Chúa Trời tôi ơi! Đức Chúa Trời tôi ơi! Sao Ngài lìa bỏ tôi?” Và còn nhiều danh sách các sự kiện được ghi lại trong Tân Ước có nội dung đi ngược với dự tính của tác giả trừ phi họ thật sự dự định chuyển tải chính xác những thông tin về cuộc đời và sự dạy dỗ của Chúa Giê-xu Christ.
Thiếu Tài liệu Thích hợp
Điều ngược đời (hay có lẽ là hợp lô-gic) ít có vấn đề lớn mà hội thánh đầu tiên đương đầu – truyền giáo cho dân ngoại, các ân tứ Thánh Linh, phép báp-têm, sự lãnh đạo- được đề cập trực tiếp trong những lời do chính Chúa Giê-xu nói. Nếu các môn đồ của Ngài chỉ đơn thuần tạo ra các nội dung nhằm khiến hội thánh phát triển, thì chúng ta không thể lý giải vì sao họ không bịa ra những hướng dẫn từ Chúa Giê-xu cho các vấn đề này. Trong một trường hợp, sứ đồ Phao-lô nói thẳng về một số vấn để, “Về điều này, tôi chẳng có lời Chúa truyền.”
Nhấp vào đây để xem trang 10 trên 10 bài “Các sách Phúc âm có thật?”