Lợi ích
Nhiều ngươi nói dối vì lợi ích cá nhân. Thật vậy, động cơ của đa số lời nói dối là do cảm nhận được một lợi ích cá nhân nào đó. Chúa Giê-xu có thể đã mong muốn nhận được điều gì khi nói dối về danh tính của Ngài? Câu trả lời hiển nhiên nhất là quyền lực. Nếu người ta tin rằng Ngài là Thượng Đế, Ngài sẽ có được nhiều quyền lực. (Đó là lý do mà nhiều nhà lãnh đạo cổ xưa, như các Caesar, xưng mình có nguồn gốc từ thần linh.)
Vấn đề của cách lý giải này là Chúa Giê-xu đã tránh né mọi nỗ lực nhằm tôn Ngài lên một ngôi vị nào đó, thay vào đó lại quở trách những người lạm dụng quyền lực và sống cả đời chạy theo nó. Ngài cũng chọn việc tìm đến những người bị xa lánh (phường đĩ điếm và người bệnh phong), nhưng người không có quyền lực, tạo nên một mạng lưới những người không có chút ảnh hưởng nào. Theo một cách có thể được xem là kỳ lạ, tất cả những gì Chúa Giê-xu đã làm và nói đi ngược chiều với việc thâu tóm quyền lực.
Và có vẻ như là nếu động cơ của Chúa Giê-xu là quyền lực, Ngài sẽ tránh xa thập tự giá bằng mọi cách. Nhưng, trong nhiều trường hợp, Ngài đã phán với các môn đồ rằng thập giá chính là định mệnh và mục tiêu của mình. Làm sao việc chịu chết trên một thập tự giá La Mã lại đem lại quyền lực?
Cái chết, dĩ nhiên, khiến ta lưu ý vào đúng trọng tâm của mọi việc. Và trong khi nhiều người tử đạo đã chết vì điều mà họ tin tưởng, ít ai chịu chết vì một lời nói nối mà họ đã biết rõ. Dĩ nhiên là hy vọng đạt được tư lợi của Chúa Giê-xu sẽ chấm dứt tại thập tự giá. Tuy nhiên, đến những hơi thở cuối cùng, Ngài vẫn không rút lại tuyên bố là Con Độc sanh của Đức Chúa Trời. Học giả Tân Ước, J.I. Packer, chỉ ra rằng tên gọi này khẳng định thần tính cá nhân của Chúa Giê-xu.[22]
Nhấp vào đây để xem trang 9 trên 10 của bài “Chúa Giê-xu có phải là Thượng Đế?”