Thần tánh hóa Giê-xu
Để trả lời cho sự cáo buộc của Brown, trước tiên chúng ta phải xác định xem nhìn chung những Cơ Đốc Nhân tin vào điều gì trước khi Constantine tập họp công đồng tại Nicaea.
Cơ Đốc Nhân đã thờ phượng Chúa Giê-xu như Thượng Đế từ thế kỷ thứ nhất. Nhưng vào thế kỷ thứ tư, một lãnh đạo của hội thánh từ phía đông, Arius, lập một chiến dịch nhằm bênh vực cho học thuyết Thượng Đế chỉ có một thể duy nhất. Ông dạy rằng Chúa Giê-xu là một tạo vật đặc biệt, cao quý hơn các thiên sứ, nhưng không phải Đức Chúa Trời. Athanasius và đa số các lãnh đạo hội thánh, mặt khác, tin rằng Chúa Giê-xu là Thượng Đế trong thân thể con người.
Constantine muốn giải quyết sự tranh cãi này, hy vọng rằng sẽ mang lại hòa bình cho đế quốc, thống nhất hai phía đông tây. Vì vậy, năm 325 Sau Công Nguyên, ông đã tụ họp hơn 300 giám mục tại Nicaea (ngày nay là một phần của Thổ Nhĩ Kỳ) từ khắp thế giới Cơ Đốc. Câu hỏi quan trọng là, hội thánh ban đầu có tin rằng Chúa Giê-xu là Đấng Sáng Tạo hay chỉ là một tạo vật – Con của Đức Chúa Trời hay là con của một người thợ mộc? Như vậy, các sứ đồ dạy điều gì về Chúa Giê-xu? Ngay từ những tuyên bố đầu tiên được ghi nhận, họ đã xem Ngài là Thượng Đế. Khoảng 30 năm sau khi Chúa Giê-xu chịu chết và sống lại, Phao-lô viết thư cho người Phi-líp rằng Chúa Giê-xu là Đức Chúa Trời trong thân thể con người (Phi-líp 2:6-7, bản dịch NLT). Và Giăng, một nhân chứng gần gũi, khẳng định thần tính của Chúa Giê xu thông qua phân đoạn sau:
Phân đoạn này là từ Giăng 1, đã được khám phá trong một bản thảo cổ xưa, và được định ngày bằng phương pháp carbon vào khoảng 175-225 Sau Công Nguyên. Do vậy Chúa Giê-xu rõ ràng đã được nói đến như là Đức Chúa Trời trong hơn một trăm năm từ trước khi Constantine tụ hợp Công đồng Nicaea. Vậy chúng ta có thể thấy rằng các chứng cớ trong bản thảo cổ trái ngược với tuyên bố của Mật Mã Da Vinci rằng thần tính của Chúa Giê-xu là một sáng tạo có từ thế kỷ thứ tư. Nhưng lịch sử nói gì với chúng ta về Công đồng Nicaea? Brown khẳng định trong sách của mình, thông qua Teabing, rằng đa số các giám mục tại Nicea bác bỏ niềm tin của Arius rằng Giê-xu chỉ là một “tiên tri người phàm” và chọn giáo lý về thần tính của Giê-xu với “kết quả bầu chọn khá sát sao”. Đúng hay sai?
Trên thực tế, có sự thắng phiếu lớn: chỉ hai trong số 318 giám mục không đồng ý. Trong khi Arius tin rằng chỉ có Đức Chúa Cha là Đức Chúa Trời, và Chúa Giê-xu là tạo vật đỉnh cao của Ngài, công đồng đã kết luận rằng Chúa Giê-xu và Đức Chúa Cha đều có thần tính như nhau.
Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con và Đức Thánh Linh được cho là những bản thể tách biệt, đồng tồn tại, đồng vĩnh hằng, nhưng là một Đức Chúa Trời thống nhất. Giáo lý về Thượng Đế nhất thể trong ba Bản thể được biết đến với tên Thánh điều Nicene, và nó là cốt lõi trọng tâm của Đức tin Cơ Đốc. Sự thật là Arius rất có tài thuyết phục và có ảnh hưởng đáng kể. Việc thắng phiếu lớn xảy ra sau khi có sự tranh luận đáng kể. Nhưng sau cùng công đồng nhất loạt tuyên bố rằng Arius là tà giáo, vì những gì ông ta dạy trái ngược với những gì các sứ đồ dạy về thần tính của Chúa Giê-xu.
Lịch sử cũng khẳng định rằng trước đông người Chúa đã tha thứ cho các môn đồ khi họ thờ phượng Ngài. Và, như chúng ta đã thấy, Phao-lô và các sứ đồ khác rõ rằng dạy rằng Chúa Giê-xu là Thượng Đế và đáng được thờ phượng.
Từ những ngày đầu tiên của hội thánh Cơ Đốc, Chúa Giê-xu đã được xem là vượt xa một người bình thường, và đa số các môn đồ của Ngài thờ phượng Ngài như Thượng Đế – Đấng Sáng tạo vũ trụ. Vậy thì, làm thế nào Constantine lại sáng tạo ra giáo lý về thần tính của Chúa Giê-xu cho được nếu hội thánh vốn đã xem Ngài là Thượng Đế trong suốt hơn 200 năm? Mật mã Da Vinci không bàn về vấn đề này.
Nhấp vào đây để xem trang 5 trên 10 bài “Liệu đã có một Âm mưu Da Vinci?”