Huyền thoại hay Thực tế
Trong khi các thần linh huyền thoại được mô tả như các siêu anh hùng sống với những mộng tưởng và dục vọng của con người, các sách Phúc Âm mô tả Chúa Giê-xu như một người nhu mì, nhân từ và có nhân cách đạo đức toàn hảo. Những môn đồ của Ngài trình bày về Ngài như một nhân vật có thật và họ sẵn sàng hy sinh tính mạng vì Ngài.
Nhà khoa học phi Cơ Đốc Albert Einstein ghi nhận: “Không ai có thể đọc các sách Phúc Âm mà không cảm nhận được sự hiện diện thật của Chúa Giê-xu. Nhân cách của Ngài sống động trong từng từ ngữ. Không huyền thoại nào lại có đầy sức sống như vậy…. Không ai có thể phủ nhận sự tồn tại của Chúa Giê-xu, hoặc phủ nhận rằng những lời nói của Ngài thật đẹp đẽ [43]
Có thể nào sự chết và sự sống lại của Chúa Giê-xu đã được sao chép từ những thần thoại đó? Lập luận chống lại Chúa Giê-xu đã được trình bày trên phim trên YouTube, Zeitgeist, trong đó tác giả Peter Joseph mạnh dạn tuyên bố,
Khi một người so sánh Chúa Giê-xu với các thần linh huyền thoại, có một sự phân biệt rõ ràng. Trái ngược với thực tế về Chúa Giê-xu được miêu tả trong các sách Phúc Âm, các tường thuật về các thần linh huyền thoại mô tả các thần linh không mang tính hiện thực và có các yếu tố viễn tưởng:
- Mithra được cho là sinh ra từ một hòn đá.[45]
- Horus được mô tả là có đầu của một con chim ưng.[46]
- Bacchus, Hercules, và các vị khác bay xuống từ thiên đàng trên ngựa Pegasus.[47]
- Osiris bị giết, bị chặt làm 14 mảnh, và được vợ ông ta, Isis, lắp ráp lại và làm cho sống lại.[48]
Nhưng liệu Cơ Đốc Giáo có thể sao chép sự chết và sống lại của Chúa Giê-xu từ những huyền thoại này?
Những môn đồ của Ngài hẳn nhiên là không nghĩ vậy; họ sẵn sàng hy sinh tính mạng công bố rằng việc Chúa Giê-xu sống lại là hoàn toàn có thật. [Xem “Chúa Giê-xu có thật sự sống lại từ cõi chết?”]
Hơn nữa, “các tường thuật về một thần linh chịu chết và sống lại có chút gì tương đồng với câu chuyện về sự sống lại của Chúa Giê-xu xuất hiện ít nhất là 100 năm sau những tường thuật về sự sống lại của Chúa Giê-xu. [49]
Nói cách khác, những câu chuyện về Horus, Osiris, và Mithra chết và sống lại từ cõi chết không có trong những câu chuyện huyền thoại ban đầu, nhưng được thêm vào sau khi các tường thuật về Chúa Giê-xu được ghi chép:
T. N. D. Mettinger, giáo sư tại Đại học Lund, viết: “Có sự đồng ý trong vòng các học giả hiện đại — gần như toàn cầu — rằng không có thần linh nào được thuật lại là đã chết và sống lại trước Cơ Đốc Giáo. Tất cả đều được xác định ngày sau thế kỷ thứ nhất.”[Xem ghi chú 50]
Theo như hầu hết các sử gia, không có sự tương đồng thật sự nào giữa bất kỳ các thần linh thần thoại và Chúa Giê-xu Christ. Tuy nhiên, như C.S. Lewis quan sát, có một số chủ đề chung nói lên khao khát bất tử của con người.
Lewis thuật lại một cuộc đối thoại của ông với J. R. R. Tolkien, tác giả bộ tam phẩm Chúa Nhẫn. “Câu chuyện về Đấng Christ,” Tolkien viết, “đơn thuần là một huyền thoại có thật: một truyền thuyết… với sự khác biệt lớn là nó thật sự đã xảy ra.”[51]
Học giả Tân Ước F. F. Bruce kết luận, “Một số tác giả có thể thử cân nhắc “thuyết Đấng Christ trong truyền thuyết,” nhưng họ không làm vậy dựa trên bằng chứng lịch sử. Tính lịch sử của Đấng Christ cũng hiển nhiên đối với một sử gia không có định kiến như tính lịch sử của Julius Caesar vậy. Các sử gia không truyền bá học thuyết ‘Đấng Christ huyền thoại’.”[52]
Nhấp vào đây để xem trang 10 trên 10 bài “Giê-xu có phải là nhân vật có thật?”