Kinh Thánh Tân Ước
Những người hoài nghi như Ellen Johnson cũng bác bỏ việc dùng Tân Ước như bằng chứng về Chúa Giê-xu, cho rằng đó là “thiên vị”. Tuy nhiên, ngay cả những sử gia phi Cơ Đốc cũng xem các bản thảo Tân Ước cổ như là bằng chứng vững chắc cho sự tồn tại của Chúa Giê-xu. Sử gia từ Cambridge Michael Grant, một người vô thần, đã tranh luận rằng Kinh Thánh Tân Ước nên được xem như là bằng chứng giống như những tài liệu lịch sử cổ khác:
Các sách Phúc Âm (Ma-thi-ơ, Mác, Lu-ca và Giăng) là những tường thuật chính về cuộc đời và lời nói của Chúa Giê-xu. Lu-ca bắt đầu sách Phúc Âm của mình với những lời nhắn nhủ này đến Theophilus: “sau khi đã xét kỹ càng từ đầu mọi sự ấy, tôi cũng tưởng nên theo thứ tự viết mà tỏ ra cho ông Theophilus.”[31]
Sử gia nổi tiếng Sir William Ramsey ban đầu bác bỏ tường thuật lịch sử về Chúa Giê-xu trong sách Lu-ca. Tuy nhiên, sau đó ông công nhận, “Lu-ca là một sử gia hàng đầu… Tác giả này nên được xếp ngang hàng với các sử gia vĩ đại nhất… Lịch sử trong sách Lu-ca có độ đáng tin cậy tuyệt đối.”[32]
Những tường thuật sớm nhất về Alexander được viết khoản 300 năm sau khi ông sống. Nhưng các sách Phúc Âm được viết gần với thời điểm Chúa Giê-xu sống đến mức nào? Liệu những nhân chứng về Chúa Giê-xu vẫn còn sống, hoặc liệu có đủ thời gian để phát sinh một huyền thoại hay không?
Vào những năm 1830, các học giả Đức tranh cãi rằng Tân Ước được viết vào khoản thế kỷ thứ 3, quá trễ để cho rằng chúng được viết bởi các sứ đồ. Tuy nhiên, bản sao của những bản thảo này được khám phá trong thế kỷ 19 và 20 bởi các nhà khảo cổ chứng minh rằng những tường thuật về Chúa Giê-xu được viết sớm hơn nhiều. [Xem “Nhưng điều này có Thật không?”]
William Albright định ngày cho các sách trong Tân Ước “giữa năm 50 và 75 trước Công Nguyên.[33] John A. T. Robinson từ Cambridge xác định thời điểm cho các sách Tân Ước là khoản năm 40-65 sau Công Nguyên. Việc định thời điểm sớm như vậy có nghĩa là chúng được viết khi những nhân chứng vẫn còn sống, còn quá sớm để hình thành một huyền thoại hay thần thoại.[34]
Sau khi C. S. Lewis đọc các sách Phúc Âm ông viết: “Như vậy, là một sử gia văn học, tôi hoàn toàn bị thuyết phục rằng…các sách Phúc Âm…không phải là truyền thuyết. Tôi đã đọc nhiều truyện huyền thoại và tôi khá rõ rằng chúng không giống như vậy.”[35]
Số lượng bản thảo Tân Ước vô cùng lớn. Có hơn 24,000 bản thảo hoàn chỉnh hoặc một phần của các sách trong đó, vượt trội hơn tất cả các tài liệu cổ khác.[36]
Không một nhân vật lịch sử cổ xưa nào, thế tục hay tôn giáo, có nhiều tài liệu ủng hộ như Chúa Giê-xu Christ. Sử gia Paul Johnson nhận xét, “Ví dụ như nếu chúng ta xem xét việc Tacitus chỉ còn sót lại một bản từ thời trung cổ, số lượng bảo thảo Tân Ước thật đáng lưu ý.””[37]
(Để biết thêm về độ đáng tin cậy của Tân Ước, xem Các sách Phúc Âm có Đáng Tin cậy hay không?”)
Nhấp vào đây để xem trang 8 trên 10 bài “Giê-xu có phải là nhân vật có thật?”