Các Sử gia La Mã: Các sử gia La Mã cổ viết về các sự kiện và con người quan trọng đối với đế chế của họ. Do Chúa Giê-xu không có tầm quan trọng trực tiếp đối với các sự kiện chính trị hay quân sự của La Mã, lịch sử La Mã ít nhắc đến Ngài. Tuy nhiên, hai sử gia La Mã quan trọng, Tacitus và Suetonius, đã công nhận Giê-xu là một người có thật.
Suetonius ( 69-130 sau Công Nguyên) đã viết về “Chrestus” như một kẻ đi xúi giục. Đa số các học giả tin rằng đây ý chỉ đến Đấng Christ. Suetonius cũng viết về các Cơ Đốc Nhân bị bắt bớ dưới tay Nero năm 64 sau Công Nguyên.[19]
Các Quan chức La Mã: Cơ Đốc Nhân bị xem như kẻ thù của La Mã bởi họ thờ phượng Chúa Jesus thay vì thờ phượng Caesar. Nhưng quan chức La Mã sau, bao gồm hai Caesar, đã viết những lá thư theo quan điểm này, nhắc đến Giê-xu và các Cơ Đốc Nhân đầu tiên.[20]
Hoàng đế Trajan (năm 56-117 sau công nguyên) đã viết thư nhắc đến Giê-xu và các Cơ Đốc Nhân đầu tiên. Hoàng đế Hadrian (năm 76-136 sau Công Nguyên) đã viết về các Cơ Đốc Nhân những người tin theo Giê-xu. Các Nguồn từ các tôn giáo khác: Nhiều tác giả cổ của các tôn giáo khác có nhắc vắn tắt đến Chúa Giê-xu hoặc Cơ Đốc Nhân trước cuối thế kỷ thứ hai. Bao gồm Thallus, Phlegon, Mara Bar-Serapion và Lucian từ Samosate.[21] Nhận xét của Thallus về Giê-xu được viết trong năm 52 sau Công Nguyên, khoản hai mươi năm sau Đấng Christ. Tổng cộng, có chín tác giả thế tục phi Cơ Đốc đã nhắc đến Giê-xu như một nhân vật có thật trong vòng 150 năm sau khi Chúa chịu chết. Điều thú vị là cũng có bấy nhiêu tác giả thế tục nhắc đến Tiberius Caesar, hoàng đế La Mã vào thời Chúa Giê-xu Nếu chúng ta xem xét các nguồn Cơ Đốc và phi Cơ Đốc, có bốn mươi hai người nhắc đến Chúa Giê-xu, so với mười người viết về Tiberius.[22] Nhấp vào đây để xem trang 6 trên 10 bài “Giê-xu có phải là nhân vật có thật?”