Chúa Giê-xu có Xưng mình là Thượng Đế?
Hai ngàn năm trước, một người tên Giê-xu Christ đã đến với hành tinh của chúng ta. Thế giới của chúng ta đã hoàn toàn thay đổi từ dạo đó. Người ta vẫn hỏi, “Người này là ai mà lạ thay đổi cách chúng ta suy nghĩ về Đức Chúa Trời và về chính mình? Chúa Giê-xu đã đưa ra những tuyên bố mang tính đột phá về danh tính của Ngài, nhưng Ngài cũng thể hiện bản thân là một tôi tớ đầy lòng thương xót và khiêm nhường với sứ mệnh giải cứu chúng ta khỏi tội lỗi.
Chúa Giê-xu thật bí ẩn với tất cả những ai từng nhìn thấy và lắng nghe Ngài. Với số đông Ngài là một bác sĩ đại tài có thể chữa lành người mù, người điếc và người què. Với những người chán nản và ở ngoài lề xã hội Ngài mang đến hy vọng. Với kẻ thù của NgàiNgài là một kẻ mạo danh. Với những môn đồ Ngài, Ngài là Đấng Mê-si-a được phán hứa.
Nhưng Chúa Giê-xu có xưng nhận là Đức Chúa Trời như người Cơ Đốc tin?
Trọng tâm của Cơ Đốc Giáo là ở niềm tin rằng Đức Chúa Trời đến thế gian qua Bản thể Con Ngài, Chúa Giê-xu Christ. Những ai đã nhìn thấy và viết về Chúa Giê-xu gọi Ngài là Đấng sáng tạo vũ trụ. Lớn lên trong một nền văn hóa tôn giáo thờ nhiều thần tượng, Ravi Zacharias viết về Chúa Giê-xu Christ là Đấng hoàn toàn là con người và hoàn toàn là Đức Chúa Trời.
Như J. I. Packer giải thích, “Phúc âm nói với chúng ta rằng Đấng sáng tạo nên chúng ta đã trở nên Đấng Cứu chuộc chúng ta.”[2] Do niềm tin này là chủ đề trọng tâm của Cơ Đốc Giáo, việc chối bỏ thần tính của Chúa Giê-xu Christ cũng giống như nhát dao nhắm thẳng vào tim của sứ điệp Cơ Đốc.
Nhưng Chúa Giê-xu có thật sự xưng mình là Đức Chúa Trời, hay đó là một niềm tin dần phát triển theo năm tháng? Do Chúa Giê-xu dùng tiếng Aramaic (một thổ ngữ của tiếng Hê-bơ-rơ), chúng ta cần hiểu những lời tuyên bố của Ngài có ý nghĩa gì đối với thính giả nói tiếng Aramaic của Ngài. Họ phản ứng ra sao trước những lời Ngài tuyên bố?
Do thính giả Do Thái của Ngài thấm nhuần Kinh Thánh Hê-bơ-rơ, chúng ta cần phải hiểu những tuyên bố của Chúa Giê-xu về chính mình Ngài trong ánh sáng của lời dạy của Kinh Thánh về Đức Chúa Trời.
Chúa Giê-xu có Dạy rằng Đức Chúa Trời chỉ Có Một?
Kinh Thánh bày tỏ rằng Đức Chúa Trời là Đấng Sáng tạo duy nhất của vũ trụ. Ngài là Đấng vô hạn, đời đời, toàn năng, toàn tri, có bản thể, công bình, yêu thương, công bằng và thánh khiết. Ngài đã tạo nên chúng ta theo hình ảnh của Ngài, và nhằm khiến Ngài vui lòng. Theo Kinh Thánh, Đức Chúa Trời tạo nên chúng ta để có một mối thông công đời đời với chính Ngài (Đọc thêm về mối thông công này tại http://jesustruths.org/wwrj/7-jesus-relevant-today/)
Khi Đức Chúa Trời phán với Môi-se trong bụi gai cháy 1500 năm trước Đấng Christ, Ngài tái khẳng định cách mạnh mẽ rằng Ngài là Đức Chúa Trời duy nhất tồn tại. Ngài phán với Môi-se rằng Danh Ngài là Yahweh, (TA LÀ) (Đa số chúng ta quen thuộc với từ ngữ được dịch sang tiếng Việt hơn, Giê-hô-va hay CHÚA.[3]) Từ dạo đó, Kinh Thánh nền tảng (Shema) của Do Thái Giáo đã là:
“Hỡi Y-sơ-ra-ên! hãy nghe: Giê-hô-va Đức Chúa Trời chúng ta là Giê-hô-va có một không hai.” (Phục truyền 6:4)
Chúa Giê-xu đã bước vào một thế giới với niềm tin độc thần như vậy, phục vụ, và bắt đầu đưa ra những tuyên bố làm kinh ngạc tất cả những ai lắng nghe chúng. Và theo Ray Stedman, Chúa Giê-xu là chủ đề trọng tâm của Kinh Thánh Hê-bơ-rơ.
Nhưng việc Cơ Đốc Nhân tin rằng Chúa Giê-xu là Đức Chúa Trời cũng như là sự làm trọn những lời tiên tri trong Cựu Ước không có nghĩa là Ngài tự xưng là Đức Chúa Trời. Câu hỏi mà chúng ta phải đặt ra là: Chúa Giê-xu có đặt Ngài ngang hàng với Yahwah, Đức Chúa Trời duy nhất đã phán với Môi-se trong bụi gai cháy.
Để tìm hiểu, chúng ta hãy xem thêm những danh xưng mà Chúa Giê-xu đã tự xưng nhận, và ý nghĩa của những tên đó với thính giả Do Thái là gì. Họ nghĩ Chúa Giê-xu tự xưng mình là ai?
Chúa Giê-xu có dùng Danh Đức Chúa Trời cho Chính Mình?
Khi Chúa Giê-xu bắt đầu chức vụ, những phép lạ và lời dạy đột phá của Ngài ngay lập tức thu hút những đám đông lớn, tạo nên sự nhiệt tình náo động. Khi danh tiếng Ngài lan rộng trong dân chúng, những lãnh đạo Do Thái (Pha-ri-si, Sa-đu-xê, và Những Thầy thông giáo) bắt đầu thấy Chúa Giê-xu là một hiểm họa. Bất thình lình họ bắt đầu tìm cách đặt bẫy cho Ngài.
Một ngày nọ, Chúa Giê-xu bắt đầu tranh luận với một vài người Pha-ri-si trong Đền thờ, khi bất thình lình Ngài nói với họ Ngài là “sự sáng của thế gian.” Điều gần như kỳ lạ khi ta tưởng tượng cảnh tượng này là khi một người thợ mộc du hành từ vùng trũng Ga-li-lê lại nói với những bậc tương đương với chức danh Tiến sĩ trong tôn giáo rằng Ngài là “sự sáng của thế gian?” Vốn tin rằng Yahweh chính là sự sáng của thế gian, họ tức giận đáp:
“Thầy tự làm chứng về mình, thì lời chứng thầy không đáng tin.” (Giăng 8:13 NLT)
Chúa Giê-xu khi đó nói với họ rằng 2.000 năm trước Áp-ra-ham đã nhìn thấy trước về Ngài. Họ không tin nổi và đáp:
“Thầy chưa đầy năm mươi tuổi, mà đã thấy Áp-ra-ham!” (Giăng 8:57 NLT)
Khi đó Chúa Giê-xu khiến họ càng thêm kinh ngạc với những lời nói mà không người bình thường nào dám nói:
“Quả thật, quả thật, ta nói cùng các ngươi, trước khi chưa có Áp-ra-ham, đã có ta.” (Giăng 8:58 NLT)
Tự dưng, người thợ mộc du mục này không có bằng cấp nào về tôn giáo lại xưng mình luôn luôn tồn lại. Hơn nữa, anh ta lại dùng danh xưng TA LÀ (ego eimi)[5], Danh xưng thánh của Đức Chúa Trời, dùng cho chính Ngài! Những chuyên gia tôn giáo đã sinh sống và hít thở trong Kinh Thánh Cựu Ước với tuyên bố rằng chỉ một mình Yahweh là Đức Chúa Trời. Họ biết ời Kinh Thánh được truyền bởi Ê-sai:
“Ta là Chúa! Chẳng có Đức Chúa Trời nào tạo thành trước ta, và cũng chẳng có sau ta nữa. Ấy chính ta, chính ta là Đức Giê-hô-va, ngoài ta không có cứu chúa nào khác.” (Ê-sai 43:10, 11 NLT)
Việc họ nổi giận khi nhận ra Chúa Giê-xu nói rằng Ngài là Đức Chúa Trời là dễ hiểu. Do hình phạt của tội lộng ngôn là bị ném đá đến chết, những lãnh đạo Do Thái giận dữ cầm đá lên để giết Chúa Giê-xu. Vào lúc đó Chúa Giê-xu có thể nói, “Khoan! Các người hiểu lầm rồi— Ta không phải là Yahweh.” Nhưng Chúa Giê-xu không sửa đổi lời nói của mình, ngay cả khi có nguy cơ bị giết chết.
C.S. Lewis giải thích cho sự tức giận của họ:
Một số người tranh luận rằng đó là một trường hợp riêng lẻ, và Chúa Giê-xu không bao giờ có ý muốn dùng danh thánh của Đức Chúa Trời cho chính mình. Nhưng Chúa cũng dùng cụm từ “TA LÀ” cho chính mình trong nhiều trường hợp khác. Thử tưởng tượng phản ứng của họ khi nghe thấy những tuyên bố đột phá khác của Chúa Giê-xu:
- “Ta là sự sáng của thế gian;” (Giăng 8:12)
- “Ta là đường đi, lẽ thật, và sự sống; chẳng bởi ta thì không ai được đến cùng Cha.” (Giăng 14:6)
- “Chẳng bởi ta thì không ai được đến cùng Cha.” (Giăng 14:6)
- “Ta là sự sống lại và sự sống” (Giăng 11:25)
- “Ta là Người chăn Hiền lành” (Giăng 10:11)
- “Ta là cái cửa” (Giăng 10:9)
- “Ta là bánh hằng sống” (Giăng 6:51)
- “Ta là gốc nho thật” (Giăng 15:1)
- “Ta là An-pha và Ô-mê-ga” (Khải huyền 1:7,8)
Như Lewis quan sát thấy, nếu những tuyên bố này không phải từ Chính Đức Chúa Trời, Chúa Giê-xu có thể trông giống như một kẻ điên rồ. Nhưng điều khiến Chúa Giê-xu đáng tin cậy đối với những người nghe Ngài chính là những phép lạ đầy sáng tạo và đầy lòng thương xót mà Ngài đã thực hiện. Hơn nữa, họ cũng kinh ngạc trước sự khôn ngoan và lời dạy đầy uy quyền của Ngài.
Chúa Giê-xu gọi chính mình là “Con Người,” và “Con Đức Chúa Trời” trong nhiều trường hợp. Họ xem xét ý nghĩa của những danh xưng này trong bối cảnh thính giả Do Thái hiểu chúng như thế nào.
Chúa Giê-xu có ý gì khi phán mình là Con Người?
Hơn tám mươi lần trong Tân Ước Chúa Giê-xu tự xưng mình là “Con Người”. Vậy thì Chúa Giê-xu có ý gì khi dùng từ “Con Người”, và điều đó có nghĩa gì với thính giả Do Thái của Ngài?
Packer viết rằng tên gọi, Con Người chỉ về vai trò Đấng Cứu chuộc-Vua của Chúa Giê-xu, làm trọn lời tiên tri về Đấng Mê-si-a trong Ê-sai 53.[7] Ê-sai 53 là phân đoạn lời tiên tri đầy đủ nhất về Đấng Mê-si-a sắp đến, và mô tả rõ ràng rằng Ngài là Đấng Cứu thế chịu khổ nạn. Ê-sai cũng nói đến Đấng Mê-si-a là “Đức Chúa Trời Quyền năng,” “Cha Đời đời,” “Chúa Bình an” Ê-sai 9:6 chỉ ra rằng Đấng Mê-si-a vừa là con người vừa là Đức Chúa Trời.
Trong bối cảnh đó, rõ ràng rằng Chúa Giê-xu nói đến việc Ngài là sự làm trọn lời tiên tri của Đa-ni-ên về “Con Người”. Đa-ni-ên nói tiên tri rằng Con Đức Chúa Trời sẽ được ban uy quyền trên con người và được thờ phượng:
Chúa Giê-xu phán rằng khi Ngài tái lâm Ngài sẽ làm trọng lời tiên tri của Đa-ni-ên là con của Đức Chúa Trời.
Nhưng ai là “Con Người,” và vì sao Ngài được thờ phượng, khi chỉ có Đức Chúa Trời đáng được thờ phượng? Cả lời tuyên bố Ngài là “TA LÀ,” và lời tuyên bố là Con Người chỉ về thần tính của Ngài.
Chúa Giê-xu có ý gì khi phán Ngài là Con Đức Chúa Trời?
Chúa Giê-xu cũng tuyên bố Ngài là “Con Đức Chúa Trời. Danh xưng này không có nghĩa là Chúa Giê-xu là Con ruột của Đức Chúa Trời. Điều này không ngụ ý về sự thấp kém cũng như con trai loài người không thấp kém hơn cha của mình. Một người con trai mang ADN của cha mình, và dù anh ta có sự khác việc, cả hai là hai người bình đẳng.
Các học giả nói rằng cụm từ “Con Đức Chúa Trời” trong các ngôn ngữ gốc chỉ về sự giống nhau, hoặc “cùng thứ bậc”. Chúa Giê-xu có ý nói rằng Ngài có thần tánh, hoặc dùng thuật ngữ của thế kỷ 21 là “ADN của Thượng Đế”. Giáo sư Peter Kreeft lý giải.
“Chúa Giê-xu có ý nói gì khi Ngài tự xưng là “Con Đức Chúa Trời”? Con trai của một con người là một con người. (Cả ‘con trai’ và ‘con người’, trong ngôn ngữ truyền thống, chỉ cả nam và nữ như nhau.) Con trai của một con vượn là con vượn. Con trai của một con chó là con chó. Con trai của một con cá mập là con cá mập. Vì vậy Con trai Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời. ‘Con Đức Chúa Trời’ là một danh xưng của thần.”[8]
Chúa Giê-xu liên tục nhắc đến Cha Ngài là Đức Chúa Trời. Và trong Giăng 17 Chúa Giê-xu nhắc đến Cha là “Đức Chúa Trời có một và thật” Tuy nhiên, trong cùng phân đoạn, Chúa Giê-xu nói đến sự vinh quang mà Ngài và Cha cùng chia sẻ khi thế giới bắt đầu. Làm sao Chúa Giê-xu có thể tồn tại đời đời cùng Cha trừ phi Ngài và Cha cùng có thần tánh như nhau?
Packer giải thích như vậy về ý Chúa Giê-xu muốn nói gì khi dùng cụm từ, “Con Đức Chúa Trời.”
Chúa Giê-xu dùng các danh xưng, “TA LÀ”, “Con Người,” và “Con Đức Chúa Trời” tất cả đều chỉ về sự thật rằng Ngài đang xưng mình bình đẳng với Đức Chúa Trời. Dĩ nhiên đó là cách các lãnh đạo Do Thái hiểu lời Ngài.
Nhưng nếu Chúa Giê-xu thật sự công bố mình là Đức Chúa Trời, Ngài có tỏ ra điều đó bằng cách nào khác hay không? Để tìm hiểu, chúng ta cần xem xét hành động của Chúa Giê-xu trong chức vụ ban năm của Ngài. Ngài có nói và hành động với uy quyền của Thượng Đế? Hay Ngài chỉ đơn giản truyền lời Đức Chúa Trời như Môi-se và các tiên tri khác?
Làm sao Chúa Giê-xu có thể Tha thứ Tội lỗi?
Trong tôn giáo Do Thái, chỉ Đức Chúa Trời mới có thể tha thứ tội lỗi. Sự tha thứ luôn mang tính cá nhân; một người khác không thể tha thứ thay cho người bị xúc phạm, đặc biệt là khi Người bị xúc phạm là Đức Chúa Trời. Nhưng trong nhiều trường hợp Chúa Giê-xu đã cư xử như thể Ngài là Đức Chúa Trời bằng cách tha thứ cho tội nhân. Không một tiên tri nào trong quá khứ lại đưa ra những tuyên bố tha thứ tội đáng kinh ngạc như Ngài. Điều đó khiến các lãnh đạo tôn giáo Do Thái nổi giận khi họ chứng kiến Chúa Giê-xu tha thứ tội cho một người bị liệt.
Mác ghi nhận lại câu chuyện như sau. “Vả, có mấy thầy thông giáo ngồi đó, nghĩ thầm rằng: Người nói phạm thượng đó! Ngoài một mình Đức Chúa Trời, còn có ai tha tội được chăng? (Mác 2:7)
Đó chính là vấn đề; không ai có quyền hay uy quyền nói thay Đức Chúa Trời khi nhắc đến sự tha thứ tội. Lewis tưởng tượng phản ứng kinh ngạc của những ai nghe thấy Chúa Giê-xu.
Chúa Giê-xu có ý nói gì khi nói Ngài là “Một cùng Đức Chúa Trời?’
Những ai nghe Chúa Giê-xu, quan sát đạo đức hoàn hảo của Ngài, và nhìn thấy Ngài làm các phép lạ, tự hỏi liệu Ngài có phải là Đấng Mê-si-a được phán hứa không. Sau cùng những kẻ chống đối Ngài vây quanh Ngài tại đền thờ và hỏi:
“Thầy để chúng tôi nghĩ vơ vẫn mãi cho đến khi nào? Nếu thầy là Đấng Christ, hãy nói rõ cho chúng tôi.”
Chúa Giê-xu đáp, “Những việc ta nhân danh Cha ta mà làm đều làm chứng cho ta.” Ngài so sánh những môn đồ của mình với đàn chiên khi phán, “Ta ban cho nó sự sống đời đời; nó chẳng chết mất bao giờ.” Ngài sau đó phán với họ rằng “Cha ta là Đấng lớn hơn hết,” và rằng mọi việc Ngài làm đều “bởi Cha đến.” Sự khiêm nhường của Chúa Giê-xu hẳn khiến người ta không còn dè chừng nữa. Nhưng sau đó Chúa Giê-xu gây kinh ngạc, nói với họ rằng, (Giăng 10:25-30)
“Ta với Cha là một.”
Một số người tranh luận rằng Chúa Giê-xu chỉ có ý nói rằng Ngài đồng lòng với Đức Chúa Trời. Nhưng nếu Chúa Giê-xu có ý rằng Ngài đồng lòng với Đức Chúa Trời, vì sao những người Do Thái lại đáp lại bằng cách cầm đá ném Ngài? Cách họ hiểu về tuyên ngôn là một với Đức Chúa Trời trở nên rõ ràng trong đoạn nói chuyện tiếp theo.
Chúa Giê-xu hỏi họ, “Ta đã làm trước mắt các ngươi lắm việc lành bởi Cha đến; Vì việc chi mà các ngươi ném đá ta?”
Họ đáp “Ấy chẳng phải vì một việc lành mà chúng ta ném đá ngươi, nhưng vì lỗi lộng ngôn: ngươi là người, mà tự xưng là Đức Chúa Trời” (Giăng 10:33)
Chúa Giê-xu có phải là hình ảnh của Đức Chúa Trời?
Khi Chúa Giê-xu chuẩn bị cho các môn đồ đón nhận việc Ngài sắp chịu chết trên thập tự giá và rời đi, Thô-ma muốn biết Ngài đi đâu và đường đến đó. Chúa Giê-xu đáp lời Thô-ma:
“Ta là đường đi, lẽ thật và sự sống. Chẳng bởi ta thì không ai được đến cùng Cha. Ví bằng các ngươi biết ta, thì cũng biết Cha ta; và từ bây giờ các ngươi biết và đã thấy Ngài.” (Giăng 14:5-9)
Họ bối rối. Phi-líp sau đó lên tiếng, hỏi Chúa Giê-xu “xin chỉ Cha cho chúng tôi”. Chúa Giê-xu trả lời với những lời lẽ đáng kinh ngạc sau:
“Hỡi Phi-líp, ta ở cùng các ngươi đã lâu thay, mà ngươi chưa biết ta! Ai đã thấy ta, tức là đã thấy Cha.”
Tương tự như ý Chúa muốn phán rằng, “Hỡi Phi-líp, nếu ngươi muốn thấy Cha, hãy nhìn xem ta!” Trong Giăng 17 Chúa Giê-xu bày tỏ về sự hợp nhất với Cha Ngài từ ngàn xưa, “ trước khi chưa có thế gian”. Theo lời Chúa Giê-xu, chưa lúc nào Ngài không chia sẻ đồng một sự vinh quang và bản tính của Đức Chúa Trời.
Không chỉ những kẻ thù của Chúa Giê-xu bất ngờ trước những lời đáng kinh ngạc của Ngài. John Piper viết,
Vì sao Chúa Giê-xu chấp nhận sự thờ phượng?
Không có gì mang tính nền tảng hơn với Kinh Thánh Hê-bơ-rơ việc Đức Chúa Trời là Đấng duy nhất được thờ phượng. Thật vậy, điều răn đầu tiên trong Mười Điều Răn thánh à,
“Trước mặt ta, ngươi chớ có các thần khác.” (Phục truyền 20:3 NLT).
Tội lỗi kinh khủng nhất mà một người Do Thái có thể phạm phải à hoặc thờ phượng một tạo vật khác như là Đức Chúa Trời, hoặc được thờ phượng. Như vậy nếu Chúa Giê-xu không phải là Đức Chúa Trời, việc Ngài nhận sự thờ phượng là báng bổ . Đó là lý do vì sao những lời của môn đồ Ngài, Thô-ma, lại vô cùng quan trọng.
Sau khi Chúa Giê-xu sống lại, các môn đồ khác nói với Thô-ma rằng họ đã nhìn thấy Chúa Giê-xu sống lại (Giăng 20:24-29). Thô-ma hay nghi ngờ chế diễu, nói với họ rằng ông chỉ tin nếu ông đặt ngón tay vào chỗ dấu đinh, và nơi sườn Ngài.
Tám ngày sau tất cả các sứ đồ cùng nhau ở tại một phòng kín khi Chúa Giê-xu bất ngờ hiện ta trước mặt họ. Chúa Giê-xu nhìn Thô-ma và nói với ông “Hãy đặt ngón tay ngươi vào đây, và xem bàn tay ta; cũng hãy giơ bàn tay ngươi ra và đặt vào sườn ta.”
Thô-ma không còn cần thêm bằng chứng gì nữa. Ông lập tức tin theo, thưa rằng:
“Lạy Chúa tôi và Đức Chúa Trời tôi!”
Thô-ma có thể đơn thuần gọi Ngài là, “Chúa.” Tuy nhiên, ông còn gọi Chúa Giê-xu là “Đức Chúa Trời,” và thờ phượng Ngài. Nếu Chúa Giê-xu không phải là Đức Chúa Trời, Ngài hẳn đã quở trách Thô-ma ngay tại đó. Nhưng thay vì quở trách Thô-ma vì đã thờ phượng Ngài như Đức Chúa Trời, Chúa Giê-xu khen ngợi ông, phán rằng:
Việc Chúa Giê-xu nhận sự thờ phượng được ghi nhận chín lần khác nhau. Trong bối cảnh niềm tin Do Thái, việc Chúa Giê-xu nhận sự thờ phượng là bằng chứng rõ ràng về việc Ngài tự xưng là Đức Chúa Trời. Nhưng phải đến sau khi Chúa Giê-xu thăng thiên thì các môn đồ của Ngài mới hoàn toàn hiểu thấu. Trước khi Chúa Giê-xu rời thế gian, Ngài phán với các sứ đồ rằng hãy “nhân danh Đức Cha, Đức Con, và Đức Thánh Linh mà làm phép báp tem cho họ” (Ma-thi-ơ 28:19), đặt cả danh Đức Thánh Linh và chính Ngài trên cùng một cấp bậc với Đức Chúa Cha.[12]
Chúa Giê-xu có phải là An-pha và Ô-mê-ga?
Trong khi sứ đồ Giăng bị lưu đày ở đảo Bát-mô, Chúa Giê-xu bày tỏ cho một một khải tượng về những sự kiện sẽ diễn ra vào những ngày sau rốt. Trong khải tượng, Giăng mô tả cảnh tượng đáng kinh ngạc sau:
Vậy thì Người được gọi là “An-pha và Ô-mê-ga”, “Chúa là Đức Chúa Trời”, “Đấng Toàn năng” này là ai? Chúng ta được cho biết rằng Ngài đã “bị đâm”. Chúa Giê-xu là Đấng đã bị đâm trên thập tự giá.
Và Giăng nhìn thấy Chúa Giê-xu ngồi trên ngay, xét đoán con người từ mọi dân tộc “Bấy giờ tôi thấy một tòa lớn và trắng cùng Đấng đang ngồi ở trên; . . . ‘Ngài lại phán cùng tôi rằng: . . ‘Ta là An-pha và Ô-mê-ga, nghĩa là đầu tiên và cuối cùng. (Khải huyền 20:11; 21:6)
Chính là Chúa Giê-xu Christ Đấng cai trị tư tòa lớn và trắng. Chúa Giê-xu đã nói với các môn đồ của Ngài rằng saU cùng Ngài sẽ phán xét con người. Khi đó, Chúa Giê-xu xóa tan mọi nghi ngờ rằng liệu Ngài có phải là Đức Chúa Trời hay không.
“Kẻ nào thắng sẽ được những sự ấy làm cơ nghiệp, Ta sẽ làm Đức Chúa Trời người và người sẽ làm con ta.” (Khải huyền 21:7.)
Chúa Giê-xu có Xưng mình là Thượng Đế? Ngài đã làm thế khi tự xưng “TA LÀ” Ngài đã làm thế khi tự xưng là Con Người. Ngài đã làm thế khi tự xưng là Con Đức Chúa Trời. Ngài đã làm thế khi tha thứ tội lỗi. Ngài đã làm thế khi chấp nhận sự thờ phượng. Và Ngài đã làm thế ở đây trong Khải huyền khi nói rằng, “Ta sẽ làm Đức Chúa Trời người.”
C.S. Lewis kết luận rằng danh tính thật của Chúa Giê-xu Christ là vừa là Đức Chúa Trời vừa là con người.
Vì sao Đức Chúa Trời đến thế gian?
Câu hỏi là: “Vì sao?” “Vì sao Đức Chúa Trời giáng xuống giống như một tạo vật của Ngài để ở giữa chúng ta? Trong Giăng 3:16 chúng ta đã được ban cho câu trả lời:
Nói cách khác, chính tình yêu thương của Đức Chúa Trời dành cho chúng ta đã khiến Chúa Giê-xu phải đến thế gian, trở nên con người và chết thay chúng ta trên thập tự giá. Sự chết của Ngài khiến tội lỗi của chúng ta có thể được tha, và sự sống lại của Ngài ban cho chúng ta sự đảm bảo về sự sống đời đời cùng với Ngài. Một sự thật rõ ràng là Đấng Sáng tạo đầy yêu thương của chúng ta mong muốn có một mối liên hệ mật thiết với chúng ta đời đời!
Lewis đã khám phá rằng một mối liên hệ mật thiết với Chúa Giê-xu ban ý nghĩa, mục đích và niềm vui cho đời sống ông vượt quá tất cả những giấc mơ của ông. Nhưng nó là một sự lựa chọn mà mỗi người trong chúng ta phải tự đưa ra. Lewis chưa bao giờ hối tiếc vì sự lựa chọn của mình. Còn bạn thì sao? Bạn đã lựa chọn chưa?
Một số người tin rằng một Cơ Đốc Nhân phải tuân theo một danh sách đủ thứ luật lệ. Những người khác tin rằng người ta phải đi nhà thờ mới là Cơ Đốc Nhân. Nhưng Chúa Giê-xu thật sự nói gì về Đức Chúa Trời, về chính Ngài và về chúng ta? Nhấp vào đây để tìm hiểu thông điệp của Chúa Giê-xu gửi đến cho riêng bạn trong bài viết “Vì sao chọn Giê-xu?”
[http://jesustruths.org/wwrj/7-jesus-relevant-today/]
Tất cả các Sứ đồ có Tin rằng Chúa Giê-xu là Đức Chúa Trời?
Nếu Chúa Giê-xu là Đức Chúa Trời, thì chúng ta sẽ cho rằng những môn đồ thân cận nhất với Ngài sẽ công bố thần tánh của Ngài trong những lời chứng được họ viết ra. Những sứ đồ có thật sự tin rằng Chúa Giê-xu là Đức Chúa Trời? Nhấp vào đây để tìm hiểu.
[http://jesustruths.org/more/ajg-apostles-jesus-god/]
Endnotes – did Jesus Claim to be God?
- Larry W. Hurtado, Lord Jesus Christ (Cambridge, UK, Eerdmans, 2003), 650.
- John 1:1-14.
- Hebrews 1:1-13.
- J. I. Packer, Knowing God (Downers Grove, IL: InterVarsity, 1993), 189.
- The Hebrew Scriptures sometimes join Yahweh (Jehovah) with an additional word to emphasize God’s dealing with man. “Yahweh Elohim” and “Adonai Yahweh” are translated “Lord God,” and “Yahweh Sabaoth” is translated “Lord of hosts.” (C.I. Scofield, The Scofield Reference Bible (New York: Oxford University Press, 1996), 6, 983.
- George A. Barton, Jesus of Nazareth (New York: Macmillan, 1931), 39.
- Ray C. Stedman, Adventuring Through the Bible (Grand Rapids, MI: Discovery House, 1997), 479.
- Ego eimi is the Greek equivalent of the Hebrew name Isaiah used to describe God in Isaiah 43:10, 11. Dr. James White notes, “The closest and most logical connection between John’s usage of ego eimi and the Old Testament is to be found in the Septuagint rendering of a particular Hebrew phrase, ani hu in the writings (primarily) of Isaiah. The Septuagint translates the Hebrew phrase ani hu as ego eimi in Isaiah 41:4, 43:10 and 46:4”.
- C. S. Lewis, God in the Dock (Grand Rapids, MI: Eerdmans, 2,000), 157.
- Packer, 198.
- Peter Kreeft, Why I am a Christian, Norman L. Geisler, Paul K. Hoffman, eds, “Why I Believe Jesus is the Son of God” (Grand Rapids, MI: Baker Books, 2001), 223.
- Packer, 57.
- C.S. Lewis, Mere Christianity (San Francisco: HarperCollins, 1972), 51.
- John Piper, The Pleasures of God (Sisters, OR: Multnomah, 2000), 35.
- The Scriptures teach that God is omniscient, omnipotent, omnipresent, eternal and infinite. Although one in essence, He exists in three distinct, equal Persons: the Father, the Son, and the Holy Spirit (trinity). Two examples in nature illustrate how one entity can exist in multiple forms. 1. Light appears in nature as a wave, a particle, and a visible spectrum. 2. Water is one its molecular essence (H2O), yet exists as steam, water, and ice. The God of the Bible, however, is beyond any natural analogy.
- Lewis, God in the Dock, 80.
- Lewis, Mere Christianity, 52.