Phúc Âm của Ba-na-ba Bản Kinh Thánh Bí mật?
Liệu một quyển “Kinh Thánh bí mật” được khám phá trong một chuyến buôn lậu ở Thổ Nhĩ Kỳ có chứa đựng sự thật về danh tính của Chúa Giê-xu Christ? Theo một quan chức Thổ Nhĩ Kỳ, một quyển sách cổ bìa da độ 1.500 tuổi, được giấu bí mật trong 12 năm, có thể thật sự là bản Phúc Âm của Ba-na-ba.
Các trang blog Hồi Giáo tràn ngập thông tin về khám phá này. Theo một số học giả Hồi giáo, sách Phúc Âm của Ba-na-ba đã bị “đàn áp bởi Nhà Thờ Cơ Đốc giáo vì nó có nhiều tương đồng với quan điểm của Hồi giáo về Chúa Giê-xu”[1] Phản ảnh niềm tin Hồi giáo này, một khảo sát trên trang web Hồi giáo cho thấy hơn một nửa độc giả của trang tin rằng Phúc Âm của Ba-na-ba thật sự là Phúc Âm của Chúa Giê-xu.[2] Tác giả Hồi giáo Muhammad Ata ur-Rahim, nhận định, “Phúc Âm Ba-na-ba là sách Phúc âm duy nhất còn lại được viết bởi một môn đồ của Giê-xu … “[3] Rahim tuyên bố rằng sách Phúc Âm này được lưu truyền rộng rãi trong hội thánh ban đầu cho đến năm 325 sau công nguyên.
Theo “Kinh Thánh bí mật này”, Ba-na-ba là một trong mười hai sứ đồ ban đầu của Chúa Giê-xu. Tuy nhiên, trong sách Công vụ, Lu-ca giới thiệu Ba-na-ba là một sứ đồ có mặt sau mười hai sứ đồ ban đầu, và là một nhà truyền giáo đồng đi cùng sứ đồ Phao-lô. Trong những hành trình của mình, Phao-lô và Ba-na-ba mạnh dạn rao truyền sự chết, sự sống lại và quyền tể trị của Chúa Giê-xu trong thế kỷ đầu tiên.[4]
Một Chúa Giê-xu khác?
Mặc dù tài liệu mang tên Phúc Âm của Ba-na-ba chứa nhiều thông tin tương tự như bốn sách Phúc âm Tân Ước, nó rất khác biệt khi nói về danh tính của Chúa Giê-xu Christ. Một vài điểm khác biệt rõ rệt của sách Phúc Âm của Ba-na-ba
- Chối bỏ thần tính của Chúa Giê-xu
- Chối bỏ Ba Ngôi Đức Chúa Trời
- Chối bỏ việc Chúa Giê-xu chịu đóng đinh trên thập tự giá
Chối bỏ việc Chúa Giê-xu là Đấng Mê-si-a (điều này bất đồng với kinh Qur’an). Bản thảo Thổ Nhĩ Kỳ cổ đi ra ngoài lời dạy của kinh Qur’an khi gọi Muhammad là Đấng Mê-si-a thay vì Chúa Giê-xu. [5] Tuy nhiên, giống như kinh Qur-an, Phúc Âm của Ba-na-ba cho thấy Chúa Giê-xu chỉ là người thường. Trong đó, Chúa Giê-xu được cho rằng đã phán:
“Ta nói có trời đất, và được mọi vật trên đất chứng giám, rằng ta xa lạ với hết thảy những gì con người nói về ta, khi nói rằng ta vượt xa con người. Bởi ta chỉ là con người, do người nữ sinh ra, chịu sự phán xét của Thượng Đế, và sống ở đây cũng như những người khác, cùng chịu những nỗi khổ nhọc như nhau.”[6]
Rõ ràng, sách Phúc Âm của Ba-na-ba mô tả Chúa Giê-xu đang chối bỏ thần tính của Ngài, trong khi sứ đồ Giăng rõ ràng đã viết về Chúa Giê-xu như Con Đức Chúa Trời, Đấng sáng tạo vũ trụ:
Ban đầu có Ngôi Lời, Ngôi Lời ở cùng Đức Chúa Trời, và Ngôi Lời là Đức Chúa Trời. Ban đầu Ngài ở cùng Đức Chúa Trời. Muôn vật bởi Ngài làm nên, chẳng vật chi đã làm nên mà không bởi Ngài… Ngôi Lời đã trở nên xác thịt, ở giữa chúng ta. Chúng ta đã ngắm xem sự vinh hiển của Ngài…[7]
Chúa Giê-xu thật sự là ai?
Trong phân đoạn này, Giăng mô tả rằng ông thật sự đã nhìn thấy Chúa Giê-xu. Sau đó ông nói với chúng ta rằng ông đã chạm đến Ngài, cùng du hành với Ngài và nghe Ngài dạy dỗ trong ba năm. Ông nói về Chúa Giê-xu như một người bạn. Nhưng tác giả của Phúc Âm của Ba-na-ba không tuyên bố như vậy.
Cả hai tác phẩm cũng khác nhau khi nói đến sự đóng đinh của Chúa Giê-xu. Phúc Âm của Ba-na-ba mô tả Giu-đa Ích-ca-ri-ốt như một người chết trên thập tự giá thay cho Chúa Giê-xu, trong khi đó theo Tân Ước, Giu-đa phản bội Chúa Giê-xu. Trái ngược với lời dạy của Hồi giáo rằng Chúa Giê-xu chưa từng chịu chết trên thập tự giá và việc đó là không cần thiết, toàn bộ sứ điệp Cơ Đốc đặt nền tảng trên việc Chúa Giê-xu là Đấng Cứu thế chết thay cho chúng ta và sự phục sinh của Ngài là niềm hy vọng cho sự sống đời đời của chúng ta.[8]
Hai thông điệp này không thể cùng đúng được. Như vậy làm sao chúng ta biết Chúa Giê-xu nào mới là thật?
Mặc dù nhiều học giả có nhiều cách kiểm tra độ đáng tin cậy của một bản thảo, điều quan trọng là liệu nó có phải là một tường thuật từ nhân chứng hay không. Khi xét xử tội phạm, lời chứng từ nhân chứng luôn có sức mạnh hơn lời chứng của một người không chứng tội ác đó.
Như vậy liệu chúng ta có thể biết Phúc Âm Giăng hay Phúc Âm của Ba-na-ba là tường thuật từ nhân chứng?
Một lý do khiến các học giả trích dẫn quyền tác giả của Giăng là việc các sử gia hội thánh ban đầu cho rằng đó là tác phẩm của ông. Nhưng nếu nó được ông viết ra, thì nó phải được viết trong thời gian Giăng sinh sống. Nếu các chứng cứ cho thấy nó được viết sau thời gian đầu thế kỷ thứ hai khi Giăng đã qua đời, thì nó không thể do ông viết.
Tương tự, nếu Phúc Âm của Ba-na-ba được viết sau thời gian Ba-na-ba sinh sống, nó cũng không thể nào là một tường thuật từ nhân chứng được. Tuy nhiên, nếu một trong hai sách phúc âm có thể được truy ra nguồn gốc từ thế kỷ thứ nhất, khả năng đáng tin cậy của nó tăng cao. Vậy thì các bằng chứng cho thấy gì? Chúng ta hãy bắt đầu từ Phúc Âm của Ba-na-ba
Phúc Âm của Ba-na-ba có phải là Tường thuật từ Nhân chứng?
Bản “Kinh Thánh bí mật” được khám phá ở Thổ Nhĩ Kỳ được cho là bản sao một ngàn năm trăm tuổi. Nếu đúng vậy, nó đã được viết 400-500 năm sau khi Chúa Giê-xu chết và sống lại, khi các nhân chứng đã qua đời. Nhưng do đó là một bản sao, bản gốc có thể được viết sớm nhất là vào thế kỷ thứ nhất. Để biết được, chúng ta cần kiểm tra ghi chép lịch sử từ cả lịch sử Cơ Đốc và Hồi giáo.
Chỉ có hai bản thảo cổ của Phúc Âm của Ba-na-ba bên cạnh bản được khám phá tại Thổ Nhĩ Kỳ: một bản tiếng Ý được định niên đại vào thế kỷ mười lăm hay mười sáu, và một bản tiếng Tây Ban Nha vào cùng khoảng thời gian đó đã bị mất. [9] Văn bản mới được khám phá ở Thổ Nhĩ Kỳ được viết bằng tiếng Ả-rập. Không có bản thảo nào được viết bằng tiếng Hy Lạp, ngôn ngữ của Ba-na-ba và các sứ đồ.
Hai danh sách các sách ngụy kinh Cơ Đốc cổ, từ thế kỷ thứ nhất và thế kỷ thứ bảy, có nhắc đến “Phúc Âm của Ba-na-ba”. Nếu chúng nói đến cùng một sách Phúc Âm này, điều này cho thấy sách được viế 400-500 năm sau khi Đấng Christ hoặc trước đó. Nhưng đó vẫn là vài trăm năm sau thế kỷ đầu tiên.
Sách Công vụ của Ba-na-ba là một sách ngụy kinh thuộc thế kỷ thứ năm gửi đến hội thánh ở Cyprus đôi khi bị nhầm lẫn với sách Phúc Âm của Ba-na-ba.
Sách duy nhất từ thế kỷ thứ nhất được cho là của sứ đồ Ba-na-ba và Thư tín của Ba-na-ba, đó là một sách ngụy kinh không thuộc Tân Ước. Thư tín từ thế kỷ thứ nhất này nói đến Chúa Giê-xu như là Chúa, Đấng chịu đóng đinh trên thập tự và đã sống lại. Các học giả tin rằng nó được Ba-na-ba viết vào khoảng năm 70 và 90 Sau Công Nguyên.
Nhưng nếu Ba-na-ba viết rằng Giê-xu là Chúa trong Thư tín của Ba-na-ba từ thế kỷ thứ nhất, vì sao ông sau đó lại viết Chúa Giê-xu chỉ là một tiên tri mà thôi trong Phúc Âm của Ba-na-ba? Vì sao ông ta lại viết hai tường thuật trái ngược về Chúa Giê-xu?
Thư tín của Ba-na-ba được các học giả chấp thuận như là một tường thuật thật sự từ thế kỷ thứ nhất về Chúa Giê-xu có sự tương đồng với Tân Ước. Tuy nhiên, Phúc Âm của Ba-na-ba là một sách hoàn toàn khác với thời gian hoàn toàn khác.
Bằng chứng sau đây gợi ý rằng sách Phúc Âm của Ba-na-ba không được người Hồi giáo hay Cơ Đốc cổ xem như là một sách phúc âm từ thế kỷ thứ nhất. [10]
- Không tác giả Hồi giáo nào nhắc đến nó cho đến thế kỷ thứ mười lăm hay mười sáu.
- Không tác giả Cơ Đốc nào nhắc đến nó từ thế kỷ thứ nhất đến thế kỷ thứ mười lăm.
- Sách được nhắc đến lần đầu tiên là vào thế kỷ thứ năm, nhưng điều này còn nhiều nghi vấn.
- Nó trích dẫn các sự thật lịch sử không xảy ra cho đến vài trăm năm sau.[11]
Một sự Ngụy tạo từ thời Trung cổ?
Câu hỏi lớn mà chúng ta cần hỏi là: Vì sao các học giả Hồi giáo lại không viết về Phúc Âm của Ba-na-ba nếu nó đã tồn tại khi người Hồi giáo và Cơ đốc luôn tranh luận sôi nổi về danh tính của Đấng Christ trong khoảng thế kỷ thứ bảy và mười lăm? Không một ai nhắc đến tác phẩm này.
Hơn nữa, các tác giả Cơ Đốc như Irenaeus viết nhiều về các tài liệu chống Cơ Đốc như các sách phúc âm Trí huệ, phân loại chúng là tà giáo. Tuy vậy, dù có sự khẳng định của tác giả Hồi giáo Rahim, không một thư tín hay tài liệu nào của Ireneaus nhắc đến Phúc Âm của Ba-na-ba. Chỉ đơn giản là không một tác giả Cơ Đốc hay Hồi giáo nào nhắc đến nó cả.
Có lẽ điều chỉ rõ nhất việc nó được viết vào thời gian sau này là việc sách Phúc Âm của Ba-na-ba mô tả cuộc sống thời trung cổ ở Tây Âu, cũng như là năm thánh 100 năm, điều này mãi đến thế kỷ thứ mười bốn mới được công bố. Vì sao Ba-na-ba hay bất kỳ tác giả ở thế kỷ đầu tiên nào lại biết một chi tiết lịch sử hàng trăm năm sau trước khi nó được công bố?
Tiến sĩ Norman Geisler kết luận, “Bằng chứng cho việc đây không phải là một sách phúc âm thế kỷ thứ nhất, được viết bởi một môn đồ của Đấng Christ, là rất rõ ràng.” [12]
Chứng cứ không chỉ chống lại việc nó được viết bởi Ba-na-ba vào thế kỷ thứ nhất, nhưng một số học giả tin rằng sách Phúc âm này là ngụy tạo. Một chuyên gia viết, “theo ý kiến của tôi, nghiên cứu học thuật đã chứng minh chắc chắn rằng ‘sách phúc âm’ này là giả.”[13]
Không chỉ các học giả Cơ Đốc và ngoại đạo kết luận rằng ai đó đã làm giả văn bản này, bịa đặt rằng nó là tác phẩm của bạn đồng hành với Phao-lô, là Ba-na-ba. Một số học giả Hồi giá cũng cho là như vậy.[14], Bách Khoa Toàn Thư Vắn tắt của Hồi giáo ghi nhận, “ Xét về sách ‘Phúc âm của Ba-na-ba’ không có gì phải nghi ngờ việc đây là một tác phẩm ngụy tạo thời Trung Cổ.”[15]
Nhưng như đã nói ở trên, các học giả Hồi giáo cũng tranh luận rằng thông điệp từ Tân Ước đã bị Hội thánh ‘làm hoen ố’, thể hiện một Chúa Giê-xu khác với người từng dạo bước trên núi đồi Ga-li-lê 2.000 năm trước. Điều này khiến người ta nghi vấn độ đáng tin cậy của nó. Liệu chúng ta có thể khám phá Chúa Giê-xu thật qua những trang viết của sách này?
Tân Ước có Đáng Tin cậy?
Như vậy thì các sách Tân Ước có được viết sớm đủ để cho là các tường thuật từ nhân chứng không? Nếu vậy, chúng phải được viết vào thế kỷ thứ nhất. Chúng ta hãy xem xét bằng chứng, và so sánh ngày của Tân Ước với những gì chúng ta đã khám phá về Phúc Âm của Ba-na-ba.
Lịch sử cho thấy có ba nguồn chính để định niên đại cho 27 sách trong Tân Ước.
- Lời chứng của những Kẻ thù của Hội thánh
- Các Tường thuật Cơ Đốc Giáo Cổ
- Các Bản sao chép tay Cổ
- Lời chứng của những kẻ theo Tà giáo
Manh mối đầu tiên là một danh sách không hoàn chỉnh của các sách Tân Ước do những kẻ thù của Hội thánh được gọi là những người theo tà giáo. Là những người bị Hội thánh xem là tội đồ, những người theo tà giáo sẽ không quan tâm đến việc đồng tình với các lãnh đạo Hội thánh về tác quyền hay niên đại của Tân Ước. Tuy vậy, hai người theo tà giáo thời xưa, Marcion và Valentinus, đã cho rằng các văn bản của nhiều sách và các phân đoạn Tân Ước là do các sứ đồ viết.
Trong năm 140 năm sau công nguyên, người theo tà giáo Marcio đã liệt kê 11 trong số 27 sách Tân Ước là các tác phẩm của chính các sứ đồ.
Vào cùng khoảng thời gian đó, một người theo tà giáo khác, Valentius, nhắc đến nhiều chủ đề và phân đoạn Kinh Thánh Tân Ước.
Điều này chỉ cho chúng ta rằng vào giữa thế kỷ thứ hai nhiều sách Tân Ước đã được lưu hành một thời gian. Thậm chí những “tội đồ” theo tà giáo cũng thừa nhận những tường thuật Tân Ước này là tường thuật từ nhân chứng là các sứ đồ.
Các Tường thuật Cơ Đốc Giáo Cổ
Manh mối thứ hai của chúng ta là số lượng khổng lồ của các thư tín, bài giảng, bài luận và tín điều của các Cơ Đốc Nhân đầu tiên nhắc đến Chúa Giê-xu như là Chúa Phục sinh. Chúng xuất hiện sớm nhất là năm năm sau khi Ngài chịu đóng đinh trên thập tự giá. Mặc dù có nhiều tài liệu bị thiêu hủy dưới lệnh của hoàng đế La Mã Diocletian, hàng ngàn tài liệu vẫn còn lại.
Số lượng những tài liệu này thật ấn tượng; hơn 36.000 vămột số từ thế kỷ thứ nhất đã được khám phá.[16] Lời lẽ của chúng lặp lại gần như toàn bộ Tân Ước chỉ thiếu một vài câu mà thôi.[17]
Như vậy điều đó so với Phúc Âm của Ba-na-ba thì sao? Chúng ta đã ghi nhận rằng chỉ có hai trích dẫn của sách ấy trước thế kỷ thứ mười lăm, và có nhiều nghi vấn rằng chúng thật sự muốn nói tới sách “Phúc Âm của Ba-na-ba” đang được tranh luận..[18]
Các văn bản sớm nhất ngoài Tân Ước là từ những người viết và đi theo Phao-lô, Phi-e-rơ, Giăng và các sứ đồ khác. Những lãnh đạo hội thánh ban đầu này không phải là nhân chứng từng thấy Chúa Giê-xu, nhưng đã học hỏi về Ngài từ những người đã nhìn và nghe thấy Ngài. Điều đáng kể là những văn bản này xác nhận nhiều chi tiết trong Tân Ước về Chúa Giê-xu, bao gồm việc Chúa chịu đóng đinh và sống lại.
Văn bản quan trọng nhất trong những văn bản cổ ngoài Kinh Thánh này là từ Clement từ La Mã, Ignatius từ Antioch, và Polycarp từ Smyrna.
Trong năm 96 sau công nguyên, Clement (Cơ-lê-măn) từ La Mã viết một lá thư dài gửi đến hội thánh tại Cô-rinh-tô trong đó ông trích dẫn Ma-thi-ơ, Giăng và I Cô-rinh-tô. Một số người tin rằng ông chính là Cơ-lê-măn được Phao-lô nhắc đến trong Phi-líp 4:3. Do các thư tín của Clement được viết vào năm 96 sau công nguyên, ba sách trên phải được viết trước đó.
Vào năm 110 sau công nguyên, Ingaturs từ An-ti-ốt, một môn đồ của sứ đồ Giăng, viết sáu lá thư đến các hội thánh và một đến một giám mục đồng thời, Polycarp, trong đó ông nhắc đến sáu thư tín của Phaol-lô.
Polycarp từ Smyrna, cũng là một môn đồ của sứ đồ Giăng, cũng nhắc đến tất cả 27 sách Tân Ước trong thư của ông gửi hội thánh Phi-líp (năm 110-135 sau công nguyên.) Do vậy, những thư tín này hẳn phải tồn tại trong thế kỷ đầu tiên khi các nhân chứng (bao gồm cả Giăng) vẫn còn sống.
Chúng ta không có một phần tham khảo cổ nào nhắc đến Phúc Âm của Ba-na-ba cả.
Các Bản sao chép tay Cổ
Manh mối thứ ba là sự phong phú của các bản thảo Tân Ước cổ, điều giúp cho các học giả xác định thời gian bản gốc được viết nên. Các nhà khảo cổ đã khám phá hơn 5.600 bảo sao bản thảo của Tân Ước trong ngôn ngữ gốc Hy Lạp, một số sách hoàn chỉnh, và một số mảnh rời. Tính luôn các ngôn ngữ khác, có hơn 24.000.[19]
Điều khá rõ là 5.600 so với ba là một lợi thế về số bản thảo đáng kể cho Tân Ước. Hơn nữa, các nhà khảo cổ đã khám phá các mảnh Tân Ước có ngày trong khoảng một thế hệ hay hai sau Đấng Christ, so với hàng trăm năm sau như sách Phúc Âm của Ba-na-ba.
Trong đầu thế kỷ hai mươi, một mảnh sách Phúc Âm Giăng được khám phá ở Ai Cập (cụ thể, P52: Giăng 18:31-33) được định niên đại 117-138 sau công nguyên. Học giả kinh thánh nổi tiếng Bruce Metzer ghi nhận tầm quan trọng của khám phá đáng lưu ý này:
Cũng như Robinson Crusoe, nhìn thấy một dấu chân trên cát, đã kết luận rằng có một người khác, có hai chân trên đảo cùng với mình, thì P52 [tên của mảnh bản thảo] chứng minh cho sự tồn tại và sử dụng sách Phúc Âm thứ tư trong nửa đầu thế kỷ thứ hai…”[20]
Việc khám phá ra mảnh này có ý nghĩa rằng trong vòng một thế hệ sau khi Giăng viết sách Phúc Âm của mình, một bản sao của nó đã được di cư từ Tiểu Á sang tận Ai Cập.
Có nhiều bản thảo cổ khác được định niên đại từ cuối thế kỷ thứ hai đến thế kỷ thứ tư, thứ năm. Toàn bộ sách Tân Ước được định niên đại từ 200-1500 đã được lưu giữ trong nhiều bảo tàng (Bodmer Papyri).[21]
Một cuộn giấy chỉ thảo thậm chí còn xuất hiện sớm hơn từ Các Cuộn giấy Biển Chết (7Q5) đã được xác định bởi một nhà nghiên cứu chữ cổ là một phần của sách Mác được định ngày vào khoản năm 50 sau công nguyên, sớm hơn nhiều so với mảnh P52 của sách Giăng.
Giáo sư Tân Ước, Daniel B. Wallace, người đã nghiên cứu các mảnh từ Các Cuộn giấy Biển Chết, đồng ý rằng chúng xuất hiện từ thế kỷ thứ nhất.[22] Mặc dù có tranh luận về mảnh này, tổng kết bằng chứng từ các bản thảo khác ủng hộ mạnh mẽ cho việc Tân Ước được viết vào thế kỷ thứ nhất.
Sự đồng tình của các Học giả
Trước những khám phá này, các học giả phê bình người Đức từ cuối thế kỷ thứ mười chín và đầu thế kỷ hai mươi đã tranh luận rằng Tân Ước đã được viết bởi các tác giả vô danh vào thế kỷ thứ hai. Nhưng bằng chứng mới này cho thấy các sách đó tất cả đều được viết trong thế kỷ đầu tiên. Sử gia Paul Johnson viết:
Không thể này nghiêm túc giữ tư tưởng của cuối thế kỷ thứ mười chín và đầu thế kỷ hai mươi rằng Tân Ước là tập hợp các ghi chép giàu tính tưởng tượng và ra đời sau này được nữa. Ngày nay không ai nghi ngờ rằng các thư tín của Phao-lô, các ghi chép Cơ Đốc đầu tiên, là thật hay định niên đại cho chúng sau những năm 50 sau công nguyên.[23]
Nhà khảo cổ William Albright kết luận rằng toàn bộ Tân Ước được viết “vào khoảng năm 50 và 75 sau công nguyên.”[24]
Học giả Cambridge John A. T. Robinson tranh luận rằng niên đại của nó còn có thể sớm hơn thế. Ông tin rằng đa số các sách Tân Ước được viết trong khoảng năm 40 và 65 sau công nguyên.[25] Robinson đưa ra kết luận dựa trên việc tất cả các sách trong Tân Ước đều không nói gì về sự tàn phá Giê-ru-sa-lem. Một sự kiện trọng đại như vậy hẳn phải được chúng nêu lên nếu như sự kiện đã diễn ra trước khi văn bản được viết.
Bằng chứng khác cho việc định niên đại sớm là sự chết của Phi-e-rơ và Phao-lô trong năm 66 sau công nguyên không được nhắc đến trong bất kỳ sách nào. Với số chi tiết đáng ngạc nhiên được viết về cuộc đời của họ trong Tân Ước, vì sao không nhắc chết cái chết của họ? Điều đó thuyết phục nhiều học giả rằng sự chết của họ đã chưa diễn ra vào thời điểm của những văn bản đó.
Đa số học giả ngày nay đồng tình rằng các thư tín của Phao-lô bắt đầu từ đầu những năm 50 và các sách Phúc Âm Nhất Lãm (Ma-thi-ơ, Mác và Lu-ca) được viết vào giữa những năm 60).[26] Dự đoán ngày của các sách khác là từ năm 40-95 sau công nguyên, nhưng có sự đồng thuận rằng tất cả các sách Tân Ước được viết trong thế kỷ đầu tiên.
Những kết luận này có nghĩa là các tường thuật Tân Ước về Chúa Giê-xu được viết vào khoảng bảy đến 30 năm sau khi Ngài chịu chết, khi hàng ngàn nhân chứng còn sống để vạch trần sự gian dối nếu các tường thuật có gì sai lệch. Tuy nhiên không hề có thách thức nào đối với những tường thuật nhân chứng hiện có.
Chứng cứ cho sự đáng tin cậy của Tân Ước vượt quá mọi tài liệu lịch sử cổ đại khác. John A. T. Robinson viết, “Sự phong phú của bản thảo, và trên hết là khoảng cách thời gian ngắn giữ bản gốc và các bản sao hiện có, khiến đây là một văn bản được chứng minh tốt nhất trong bất kỳ văn bản cổ nào trên thế giới.”[27]
Thật vậy, Tân Ước có nhiều bản thảo cổ có từ trước rất lâu so với Phúc Âm của Ba-na-ba theo như biểu đồ bên dưới cho thấy.
So sánh Tân Ước và Phúc Âm của Ba-na-ba
THỬ NGHIỆM ĐỘ ĐÁNG TIN CẬY |
TÂN ƯỚC |
PHÚC ÂM BA-NA-BA |
Ngày của Bản gốc | sau công nguyên. 40-95 | sau công nguyên. 400-1500 |
Các Bản sao chép tay Cổ | sau công nguyên. 117-138 | sau công nguyên. 400-1500 |
Khoảng cách từ Bản gốc | 22-98 năm | Chưa xác định |
Số năm sau Đấng Christ | 7-30 | 370-1.470 |
Số Bản thảo trong Ngôn ngữ Gốc | 5.600+ | Không có |
Số Bản thảo trong Tất cả Ngôn ngữ | 24.000+ | 3 |
Trích dẫn trong các Tài liệu Lịch sử | 36.000+ | 2 |
Kết luận
Trong khi “Kinh Thánh bí mật” được gọi là Phúc Âm của Ba-na-ba được viết 400-1500 năm sau Đấng Christ, nhiều học giả tin rằng các sách Phúc Âm Ma-thi-ơ, Mác, Lu-ca và Giăng được viết trong thế kỷ đầu tiên, trong khoảng một thế hệ từ khi thời Chúa Giê-xu.
Nếu một người đọc Tân Ước, rõ ràng là các tác giả hết sức cố gắng mô tả thành thật về cuộc đời, lời nói và những sự kiện xoay quanh Chúa Giê-xu. Lu-ca, tác giả của cả sách Lu-ca và Công vụ, nói như vậy.
vì có nhiều kẻ dốc lòng chép sử về những sự đã làm nên trong chúng ta, theo như các người chứng kiến từ lúc ban đầu và trở nên người giảng đạo đã truyền lại cho chúng ta, Vậy, sau khi đã xét kỹ càng từ đầu mọi sự ấy, tôi cũng tưởng nên theo thứ tự viết mà tỏ ra cho ông, để ông biết những điều mình đã học là chắc chắn. [28]
Những văn bản cổ của Tân Ước gợi ý rõ rằng chúng ta có thể biết những gì Chúa Giê-xu dạy dỗ và Ngài thật sự ra sao từ lời của những người biết Ngài, những nhân chứngl Một nhân chứng, sứ đồ Phi-e-rơ, viết:
Vả, khi chúng tôi đã làm cho anh em biết quyền phép và sự đến của Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta, thì chẳng phải là theo những chuyện khéo đặt để, bèn là chính mắt chúng tôi đã ngó thấy sự oai nghiêm Ngài.[29]
Phi-e-rơ và những nhân chứng khác mạnh dạn công bố “Giê-xu là Chúa” trước nguy cơ mất mạng. Có lẽ di sản từ sự cam kết không dời đổi của họ là bằng chứng thuyết phục nhất trong tất cả những gì Tân Ước, chứ không phải Phúc Âm của Ba-na-ba, mô tả về Chúa Giê-xu.
Nhấp vào đây để xem “Chúa Giê-xu tự xưng nhận là ai?”
Nhấp vào đây để cho chúng tôi biết bài viết này đã giúp ích cho bạn ra sao.
Endnotes – Gospel of Barnabas
- Acts 13:1-3, 33.
- Gospel of Barnabas, 94:1.
- John 1:1-3, 14. NIV [See http://www.biblegateway.com/passage/?search=John%201:1-14&version=NIV].
- 1 John 5:11-13. 1 John 5:11-13.
- Norman Geisler & Abdul Saleeb, Answering ___(Grand Rapids, MI: Baker, 2002), 303-307.
- Geisler & Saleeb, Ibid.
- John Gilchrist, “Origins and Sources of the Gospel of Barnabas.”
- Geisler & Saleeb, Ibid.
- J. Slomp, “The Gospel Dispute,” ___ochristiana, 68.
- Norman L. Geisler and Paul K. Hoffman, eds., Why I Am a Christian (Grand Rapids, MI: Baker, 2001), 150.
- Bruce M. Metzger, The Text Of The New Testament (New York: Oxford University Press, 1992), 86.
- This early reference might have been to one of the other books named after the apostle Barnabas: the Epistle of Barnabas or the Acts of Barnabas. Scholars question that it refers to the Gospel of Barnabas because there is no other historical document supporting it.
- Josh McDowell, The New Evidence That Demands a Verdict (Nashville: Thomas Nelson, 1999), 33–68.
- Metzger, 39.
- Ibid.
- Cited in Christian Post, Stoyan Zaimov, “Gospel of Mark Fragments Reportedly Found; Possibly Oldest NT Artifacts” February 17, 2012, http://www.christianpost.com/news/gospel-of-mark-fragments-reportedly-found-possibly-oldest-nt-artifacts-69778/.
- Paul Johnson, “A Historian Looks At Jesus,” Speech to Dallas Theological Seminary, 1986.
- William F. Albright, “Toward A More Conservative View,” Christianity Today, January 18, 1993.
- John A. T. Robinson, quoted in Norman L. Geisler & Frank Turek, I Don’t Have enough Faith To Be An Atheist (Wheaton, IL: Crossway, 2004), 243.
- For a detailed analysis see www.errantskeptics.org/DatingNT
- John A. T. Robinson, Can We Trust The New Testament? (Grand Rapids: Eerdmans, 1977), 36.
- Luke 1:1-4, NLT.
- 2 Peter 1:16, NLT.