Liệu Kinh Thánh có Thật?
Các nhà khoa học, sử gia, và nhà khảo cổ học đang khám phá những bằng chứng ủng hộ Kinh Thánh.
Năm 1536, William Tyndale, người được nhiều người gọi là “Cha của Kinh Thánh Tiếng Anh,” đã bị hỏa thiêu vì phiên dịch Kinh Thánh sang tiếng Anh. Khát khao kiên định mong đưa Kinh Thánh đến với tất cả mọi người Anh trong ngôn ngữ của chính họ đã khiến ông mất mạng.
Nhưng vì sao Tyndale lại chịu mất mạng chỉ vì một quyển sách đơn thuần?
Lý do là, ông đã không xem Kinh Thánh chỉ là một quyển sách đơn thuần. Tyndale, và hàng ngàn thánh tử đạo khác đã chịu những số phận tương tự, có động lực từ niềm tin rằng Kinh Thánh là một thông điệp thật từ Thượng Đế đến con người.
Một số người hoài nghi ngày hôm nay tin rằng Tyndale đã chịu chết vô ích. Họ tranh cãi rằng Kinh Thánh là một quyển sách hư cấu được viết hàng ngàn năm trước bởi những người đơn giản là chép lại những câu chuyện cổ đã được truyền lại từ đời này sang đời khác.
Học giả Oxford C. S. Lewis cũng từng xem Kinh Thánh là huyền thoại. Nhưng sau khi nghe một người bạn vô thần thốt lên rằng bằng chứng cho sự thật này “tốt đến mức bất ngờ,” Lewis quyết định tự mình đánh giá nó.[2]
Lewis không phải một người theo đạo, và ông không muốn đơn giản chỉ vâng theo những quy luật và lời dạy dỗ đạo đức. Ngược lại, Lewis quyết định rằng ông sẽ chỉ chấp nhận lời dạy của Kinh Thánh về Đức Chúa Trời và Tin Lành khi đó là thật. Ông giải thích,
Dùng chính tâm trí uyên bác của mình xem xét Kinh Thánh và thông điệp của nó về Chúa Giê-xu Christ trong các sách Phúc Âm, Lewis bị thuyết phục rằng nó là thật.[4]
Lewis không là người duy nhất khẳng định Kinh Thánh là thật. Các bằng chứng khoa học và khám phá khảo cổ học khác đã làm lóe lên một niềm tin mới về một quyển sách mà nhiều người chối bỏ là đã lỗi thời. Ngoài ra, các học giả kinh ngạc trước sự thật rằng nhiều sự kiện đã được dự báo hàng ngàn năm trước trong Kinh Thánh đã ứng nghiệm và hiện đang diễn ra.
Nếu những tuyên bố được thẩm định của Kinh Thánh là thật, thì những điều nó nói về Đức Chúa Trời, về Chúa Giê-xu, và về việc chúng ta cần có Ngài cũng phải là thật. Thần học gia J. I. Packer giải thích,
Nhưng làm sao chúng ta biết rằng Kinh Thánh thật sự là Lời được Đức Chúa Trời linh cảm? Những người hoài nghi như Dawkins tranh luận rằng Kinh Thánh không thể được Đức Chúa Trời linh cảm, buộc tội rằng nó không chính xác về mặt khoa học hay lịch sử.
Một người hoài nghi khác tranh luận chống lại sự linh cảm của Kinh Thánh, Bertrand Russel, đã từng được hỏi về lượng bằng chứng cần có đủ để ông tin vào Đức Chúa Trời. Ngẫm nghĩ về câu hỏi, Russel đáp,
Liệu có câu trả lời cho những người hoài nghi này? Liệu Kinh Thánh có nói dối hay sai sự thật khi xét đến khoa học, tương lai, lịch sử, và các sự kiện tương lai? Để khám phá, chúng ta hãy cùng xem xét các bằng chứng.[7]
Kinh Thánh có Chính xác về mặt Khoa học?
Về lĩnh vực khoa học, lĩnh vực chính mà các khám phá khoa học có thể tìm hiểu về những tuyên bố của Kinh Thánh là về nguồn gốc của nó. Vũ trụ quanh chúng ta đến từ đâu? Chính chúng ta đến từ đâu?
Kinh Thánh nói rõ ràng về điểm này: Đức Chúa Trời tạo nên tất cả mọi điều đang tồn tại.
Khởi đầu Một-Lần
Ba ngàn năm trăm trước, Kinh Thánh nói về khởi đầu của vũ trụ chúng ta ở một thời điểm.[8] Từ thời Aristotle, tuy nhiên, nhiều nhà khoa học đã tin rằng vũ trụ và mọi điều trong đó đã luôn tồn tại. Sự khác biệt rõ rệt này giữa Kinh Thánh và khoa học dẫn đến quan điểm rằng Kinh Thánh, bao gồm những tường thuật về sự sáng tạo của nó, không chính xác về mặt khoa học.
Kinh Thánh không chỉ nói rằng vật chất và năng lượng có một khởi đầu, nhưng nó cũng cho chúng ta biết rằng thời gian và không gian cũng được tạo ra. Sách Hê-bơ-rơ trong Tân Ước nói với chúng ta rằng,
Vậy thì, qua nhiều thế kỷ, niềm tin khoa học chiếm ưu thế là vũ trụ tồn tại y nguyên và chưa từng có khởi đầu. Và nếu không có khởi đầu, vì sao chúng ta lại cần một Đấng sáng tạo?
Nhưng khi Edwin Hubble khám phá ra rằng vũ trụ đang giãn nở, các nhà khoa học nhận ra rằng vũ trụ phải bắt đầu từ một điểm. Điều này khẳng định những gì Kinh Thánh viết từ hàng ngàn năm trước.
Nhà thiên văn học vĩ đại Fred Hoyle gọi khởi đầu này là “vụ nổ big bang,”và tên gọi này trở nên phổ biến. Kinh Thánh này gọi khởi đầu một-lần này là “sự sáng tạo”.
Kinh Thánh có thể thật sự ngụ ý nói đến một vũ trụ giãn nở khi tuyên bố rằng Đức Chúa Trời “giương các từng trời ra như trại để ở.”[10] Hàng ngàn năm sau Aristotle, các nhà khoa học ngày nay đồng ý rằng vũ trụ của chúng ta thật sự “giương ra” từ một điểm vô hạn nhỏ bé (tính độc nhất).
Bằng chứng mới này về khởi đầu một-lần của vạn vật khiến cộng đồng khoa học kinh ngạc. Ngay cả nhiều người theo thuyết bất khả tri cũng nhận ra sự song hành hiển nhiên giữa Kinh Thánh và khoa học.
Nhà vật lý thiên văn học George Smoot-nhà khoa học đoạt giải Nobel chịu trách nhiệm về thí nghiệm COBE đã khẳng định rằng sự tạo dựng vũ trụ – thừa nhận sự song hành với Kinh Thánh. Mặc dù là một người theo thuyết bất khả tri, Smooth nhận xét,
Thiết kế Hoàn hảo cho Sự sống
Như thể việc có một khởi đầu một lần cho vũ trụ không gây đủ khó khăn cho những người hoài nghi.
Thật vậy, hàng tá những định luật và điều kiện trong vũ trụ của chúng ta cần được điều chỉnh chính xác hoặc chúng ta không thể có mặt ở đây. Ví dụ, nếu trọng lực bị thay đổi chỉ 0,00000000000000000000000000000000000001 phần trăm, thì cả Trái đất lẫn Mặt trời đều không tồn tại được-và bạn sẽ không thể đọc được những dòng này.[13]
Kinh Thánh tuyên bố rõ ràng rằng Đức Chúa Trời đã tạo nên vạn vật để sự sống con người có thể tồn tại được. Nhưng sự khám phá về những sự điều chỉnh chính xác đến vậy đã khiến các nhà khoa học kinh ngạc.
Các nhà khoa học đã kết luận rằng hơn 100 điều kiện của vũ trụ, thiên hà, hệ mặt trời và hành tinh của chúng ta cần được điều chỉnh chính xác-hoặc chúng ta sẽ không thể có mặt ở đây.[14] Smoot so sánh sự điều chỉnh chính xác này với sự chính xác của một người bắn cung bắn một mũi tên từ hành tinh Pluto (cách đây bốn tỉ dặm) và bắn trúng hồng tâm.3
Những ai không tin vào tường thuật sáng tạo của Kinh Thánh về Đấng sáng tạo tối cao gọi tình huống hoàn hảo này là “may rủi”. Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học tin rằng xác suất vượt xa sự may rủi. Fred Hoyle thừa nhận,
Cách lý giải thông thường cho những dữ kiện này chỉ ra rằng có một đấng siêu thông minh đã đùa giỡn với vật lý, cũng như hóa học và sinh học, và rằng không có một thế lực tình cờ nào đáng nói đến trong tự nhiên. Con số một người tính toán được từ những dữ kiện này với tôi dường như quá choáng nhợp khiến ta gần như không thể nghi vấn gì về kết luận này.
Mặc dù một số nhà khoa học vẫn tranh cãi rằng chúng ta gặp may, nhà vũ trụ học Edward Harrison phản ứng với những tỉ suất thiên văn học này theo cách khác.
Những người hoài nghi như Stephen Hawking đoán rằng có thể tồn tại những vũ trụ khác và vũ trụ của chúng ta chỉ là một nơi may mắn có mọi điều phối hợp hoàn hảo cho sự sống. Mặc dù không có bằng chứng khoa học nào ủng hộ cho khái niệm có các vũ trụ khác, thuyết đa vũ trụ đã trở thành cách lý giải hàng đầu dành cho những nhà khoa học cố lý giải sự điều chỉnh chính xác theo cách khác hơn là có một Đấng Sáng tạo.
Nhưng nhà vật lý thiên văn Paul Davies, một người theo thuyết bất khả tri, bác bỏ giả thuyết đa vũ trụ. Ông viết, “Một niềm tin như vậy dựa trên đức tin hơn là trên sự quan sát.”[19]
(Xem các nhà khoa học khác kết luận điều gì tại http://www.y-origins.com/index.php?p=quotes.)
Câu hỏi Thời gian
Mặc dù có sự khẳng định về sự chính xác về khoa học của Kinh Thánh bởi vụ nổ big bang, Dawkins và những người hoài nghi khác vẫn diễu cợt Kinh Thánh là những câu chuyện cổ tích. Trong một lần tấn công trực tiếp vào Kinh Thánh, Dawkins hạ thấy tường thuật về sự sáng tạo trong sáu ngày là đi ngược với quan điểm khoa học chiếm ưu thế về một vũ trụ 13,8 tỉ tuổi. Nhưng, để chứng minh quan điểm của mình, Dawkins đã đơn giản hóa quan điểm của Kinh Thánh.
Thật ra có nhiều quan điểm khác nhau về cách lý giải giai đoạn thời gian trong Sáng thế ký. Một số học giả tin rằng từ “ngày” trong tiếng Hê-bơ-rơ của Sáng thế ký (yom) có nghĩa là giai đoạn 24 giờ; tuy nhiên, một số người khác tin rằng yom có thể chỉ một khoản thời gian vô hạn, ví dụ như một thời đại hay kỷ nguyên.[21]
Nhà vật lý học Tiến sĩ Gerald Schroeder tranh luận rằng cả Kinh thánh và Khoa học đều đúng. Schroeder tin rằng Đức Chúa Trời cảm nhận về thời gian khác hơn chúng ta.
Ông chỉ ra rằng thuyết tương đối của Einstein chứng minh rằng không có thời gian tuyệt đối. Các đồng hồ nguyên tử cho thấy rằng thời gian mang tính tương đối khi xét về vị trí của chúng ta trong vũ trụ của chúng ta và chúng ta dịch chuyển nhanh đến đâu.
Thật ra, dữ liệu rằng thời gian không phải là một hằng số cố định đã được sứ đồ Phi-e-rơ nói rõ từ gần 2.000 năm trước học thuyết của Einstein. Phi-e-rơ nói,
Cho dù sự sáng tạo mất bao nhiêu ngày, câu hỏi mang tính nền tảng nhất là: làm thế nào Kinh Thánh có thể nói đúng về sự khởi đầu một lần hàng thiên niên kỷ trước khi có kính viễn vọng, khi khoa học chưa biết gì về nguồn gốc của chúng ta?
Tuy nhiên ngay cả nếu như những người hoài nghi chịu đồng ý rằng có một Đấng Sáng tạo đằng sau nguồn gốc của vũ trụ, điều đó vẫn còn chừa lại một câu hỏi quan trọng về việc sự sống, bao gồm sự sống của con người, lại xuất hiện trên hành tinh Trái đất.
Nguồn gốc Sự sống
Năm 1859, Charles Darwin dạy rằng sự sống là sự tình cờ – một niềm tin hoàn toàn trái ngược với Kinh Thánh. Quan điểm của ông bắt đầu trở nên phổ biến.
Một trăm năm sau Darwin, tuy nhiên, Francis Crick và James Watson khám phá thấy rằng sự sống dựa trên một phân tử mã hóa kỳ diệu được gọi là ADN. Thật vậy, mã hóa ADN được chứng minh rằng nó vô cùng phức tạp đến mức Crick—người tự gọi mình là “một người hoài nghi và một người theo thuyết bất khả tri với xu hướng vô thần là chính”gọi đó “gần như một phép lạ.”[24]
Điều khiến Crick kinh ngạc là ở chỗ ADN hoạt động theo ngôn ngữ của riêng nó với mã phần mềm vô cùng phức tạp. Nhà sáng lập Microsoft Bill Gates nói rằng phần mềm của ADN “vô cùng, vô cùng mức tạp hơn bất kỳ phần mềm nào chúng ta từng phát triển nên.”[25]
Câu hỏi là, ai đã lên chương trình cho nó? Tiến sĩ Stephen C. Meyer quan sát thấy rằng các ngôn ngữ lập trình luôn luôn xuất phát từ một nhà lập trình thông minh.
Antony Flew, người vô thần nổi tiếng trong hơn 50 năm, đã kinh ngạc trước ADN. Khi Flew đối diện trước sự thông minh đằng sau ADN, ông khiến cả thế giới kinh ngạc khi chuyển đổi niềm tin vô thần của mình. Ông công khai thừa nhận,
Thay vào việc Kinh Thánh bị khoa học khiến cho trở nên lỗi thời, bằng chứng khoa học đã khẳng định tường thuật về sự sáng tạo của nó trong những lãnh vực quan trọng sau:
- Mọi vật, bao gồm không gian và thời gian, đều có một khởi đầu một-lần.
- Vũ trụ và hành tinh của chúng ta hoàn toàn được điều chỉnh chính xác cho sự sống.
- Sự mã hóa tinh vi của ADN đòi hỏi sự khôn ngoan siêu nhiên.
Nhà thiên văn học theo thuyết bất khả tri Rober Jastrow thừa nhận sự tương thích của tường thuật tạo hóa của Kinh Thánh với những khám phá mới.
Kinh Thánh có Đáng Tin cậy về mặt Lịch sử?
Sự ủng hộ về tường thuật sáng tạo của Kinh Thánh vô cùng quan trọng. Nhưng sự sáng tạo chỉ là sự bắt đầu của lịch sử và lời dạy của Kinh Thánh. Nếu Kinh Thánh đúng là thật, sự mô tả đủ dạng người, nơi chốn, và sự kiện cũng phải chính xác.
Nhiều người hoài nghi đưa ra hai lập luận chống lại sự đáng tin cậy về lịch sử của Kinh Thánh.
- Họ tranh luận rằng những nhân vật trọng yếu của Cựu Ước, như Môi-se và Đa-vít, không thật sự tồn tại.
- Họ tranh luận rằng Tân Ước không đáng tin cậy.
Chúng ta hãy cùng xem xét bằng chứng cho cả hai lập luận này.
Những nhân vật Cựu Ước Môi-se và Đa-vít có thật sự tồn tại?
Nếu bạn có thể rút Môi-se và Đa-vít ra khỏi Kinh Thánh, một phần quan trọng của lịch sử và lời dạy của Kinh Thánh sẽ là vô căn cứ.
Môi-se là tiên tri đã đưa dẫn con dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi Ê-díp-tô và sau đó viết năm sách đầu tiên của Cựu Ước (Ngũ Kinh) Ông là người quan trọng nhất trong lịch sử Do Thái.
Vào cuối thế kỷ 19, tuy nhiên, học giả phê bình người Đức tên Julius Wellhausen thuyết phục nhiều học giả rằng Môi-se không thể nào là tác giả của Ngũ Kinh, do nghệ thuật viết chữ chưa phát triển. Vì vậy, nếu Phao-lô không thật viết Ngũ Kinh, thì ông cũng không tồn tại. Và dĩ nhiên, nếu Môi-se không tồn tại, Kinh Thánh không thể đúng sự thật.
Sự hoài nghi như vậy có vẻ lô-gic cho đến khi các nhà khảo cổ khám phá bằng chứng của văn bản từ trước thời Môi-se vào thế kỷ 15 trước công nguyên.[29] Thật vậy, các nhà khảo cổ khám phá nhiều văn bản, ví dụ như Bộ Luật Hammurabi, được viết nhiều thế kỷ trước Môi-se.[30]
Trong tác phẩm kinh điển của mình, Lịch sử Do Thái, Paul Johnson tranh luận rằng Môi-se vượt qua sức tưởng tượng của con người.
Vua Đa-vít, tác giả của đa số cách sách Châm ngôn, là một nhân vật Kinh Thánh quan trọng khác mà những người hoài nghi cho rằng chưa từng tồn tại.
Nhưng vào năm 1993, các nhà khảo cổ tìm thấy một viên đá khắc chữ từ thế kỷ thứ chín trước công nguyên ghi “Vua Y-sơ-ra-ên” và “Vua Nhà Đa-vít”. Các học giả tin rằng “chữ khắc Tel Dan” cung cấp bằng chứng vững chắc cho sự tồn tại của Đa-vít..[32] Hơn nữa, hai nhà khảo cổ tin rằng họ gần đây đã đào được cung điện và kho của Đa-vít, được định niên đại vào thời đại của ông.[33]
Sự hoài nghi trong thế kỷ 19 đã chối bỏ tính lịch sử của cả Tân Ước và Cựu Ước dần dần bị xói mòn trước sự đào xới của các nhà khảo cổ. Paul Johnson cập nhật cho chúng ta về nhiều khám phá khảo cổ học khẳng định những con người, nơi chốn và sự kiện trong Cựu Ước:
Mặc dù có nhiều điều bí ẩn quanh các chi tiết trong Cựu Ước, những khám phá khảo cổ học gần đây đã bênh vực mạnh mẽ cho độ đáng tin cậy về lịch sử của sách. (Để biết thêm về độ đáng tin cậy của Cựu Ước, xem http://instituteofbiblicaldefense.com/1997/05/old-testament-reliability/ and http://bibleandarchaeology.blogspot.com/.)
Tân Ước có Đáng Tin cậy?
Khi nói đến Tân Ước, những người hoài nghi cho rằng nó không được viết bởi những nhân chứng. Họ trích dẫn những nhà phê bình người Đức vào thế kỷ 19 tranh luận rằng những tác giả vô danh đã viết Tân Ước 100 đến 200 năm sau Đấng Christ.
Ví dụ, Ferdinand Christian Baur từng phản bác rằng sách Phúc âm Giăng đến năm 160 mới được viết. Điều này, nếu đúng, không chỉ làm giảm giá trị sách Giăng; mà còn khiến người ta hoài nghi cả Tân Ước nữa.
Tuy nhiên, những bản sao bản thảo cổ từ Giăng và Mác, được khám phá bởi các nhà khảo cổ, chỉ ra rằng các sách Phúc âm đã được viết sớm hơn rất nhiều.
- Một mảnh giấy chỉ thảo nhỏ được khám phá ở Ai Cập được chứng minh là một bản thảo cổ của sách Phúc Âm Giăng. Các học giả tin rằng nó được viết vào khoảng năm 117 sau công nguyên hoặc khoảng 25 năm sau khi Giăng viết bản gốc. Học giả Princeton Bruce Metzger lý giải tầm quan trọng của khám phá tuyệt vời này.
Từ khi bản sao Phúc âm Giăng được tìm thấy ở một thành phố nhỏ tại Ai Cập cách nơi Giăng cư ngụ hàng trăm dặm, Metzger kết luận rằng bản gốc phải được viết trước đó rất lâu.
Một mảnh của Phúc Âm Mác, vật được một số học giả định ngày vào thế kỷ thứ nhất, đã được khám phá trên một mặt nạ xác ướp Ai Cập. Craig Evans, chuyên gia về các văn bản cổ, nói, “Văn bản được định ngày thông qua tập họp của việc định ngày bằng carbon-14, bằng cách nghiên cứu chữ viết tay trên mảnh bản thảo và nghiên cứu các văn bản khác bên cạnh phúc âm này. Những cân nhắc này đã đưa các nhà nghiên cứu đến kết luận rằng mảnh bản thảo được viết trước năm 90.”[46]
Các nhà khảo cổ đã đào được hơn 25.000 bản thảo Tân Ước, một số được định ngày trong vòng 150 năm từ khi bản thảo đầu tiên được viết.[47]
Đa số những bản sao của những tài liệu cổ không phải Kinh Thánh có khoảng cách thời gian cách thời gian được viết ra khoảng 400 đến 1.400 năm. Ví dụ, Thơ văn của Aristotle được viết vào khoảng năm 343 Trước Công Nguyên, nhưng bản sao sớm nhất có niên đại được xác định là 1100 Sau Công Nguyên, với chỉ năm bản sao còn sót lại. Và tuy thế không một sử gia nào nghi vấn những văn bản này.
Nói về Tân Ước, học giả phê bình John A. T. Robinson thừa nhận,
Nhà khảo cổ Kinh Thánh William Albright kết luận trên nền tảng những nghiên cứu của ông rằng tất cả các sách Tân Ước được viết khi phần lớn các sứ đồ đều còn sống, “rất có thể là vào khoảng năm 50 sau Công Nguyên và 75 Sau Công Nguyên.”[41] John A. T. Robinson khẳng định rằng đa số Tân Ước được viết thậm chí còn sớm hơn, giữa năm 40 và 65 sau công nguyên.[42]
Bằng chứng từ bản thảo Tân Ước, cũng như những thư tín và tài liệu cổ mà những người theo tà giào và những lãnh đạo hội thánh trích dẫn những phân đoạn của nó, chỉ cho thấy rằng nó đã được viết khi những nhân chứng về Chúa Giê-xu Christ vẫn còn sống.
Tuy vậy, những người hoài nghi cũng tranh luận rằng có ít hoặc không có bằng chứng về những nhân vật và nơi chốn quan trọng trong Tân Ước.
Ví dụ, cho đến năm 2009, không có bằng chứng cụ thể nào cho thấy xứ Na-xa-rét, quê quán của Chúa Giê-xu thật sự tồn tại trong thời Ngài. Trong quyển “The Myth of Nazareth” (Huyền thoại về Na-xa-rét), Rene Salm vui mừng vì cớ việc thiếu bằng chứng này giống như một đòn chí mạng cho Cơ Đốc Giáo.
Nhưng vào Tháng Mười Hai 21, 2009, Cơ Quan Khảo Cổ Y-sơ-ra-ên thông báo việc khám phá thấy những tàn tích khẳng định sự tồn tại của làng Na-xa-rét trong thế kỷ thứ nhất. Nhà khảo cổ học Stephen Pfann cho chúng ta biết, “Điều này… cho chúng ta thấy những vách tường và sàn nhà ở Na-xa-rét trong thế kỷ thứ nhất là như thế nào.”[45]
Đồng thời, trước thế kỷ 20 không có bằng chứng cụ thể nào về sự tồn tại của thống đốc La Mã Bôn-xơ Phi-lát và thầy tế lễ thượng phẩm Giô-sép Cai-pha, những nhân vật chủ chốt trong việc xét xử dẫn đến sự đóng đinh của Đấng Christ.
Sau đó, năm 1961 các nhà khảo cổ đã khám phá được một khối đá vôi có khắc dòng chữ “Bôn-xơ Phi-lát thống đốc xứ Giu-đê”[46] Và trong năm 1990 các nhà khảo cổ khám phá được một bình đựng hài cốt (hộp xương) khắc tên Cai-pha. [47]
Nhiều chi tiết trong Tân Ước khác đã được xác nhận bởi những nhà khảo cổ học. Sử gia cổ điển Colin Hemer, ví dụ, “xác định 84 dữ kiện trong 16 đoạn cuối của sách Công vụ đã chứng chứng minh bởi nghiên cứu Khảo cổ.”[48]
Các học giả hoài nghi đã tấn công cả quyền tác giả và niên đại được xác định của sách Lu-ca, khẳng định sách được viết vào thế kỷ thứ hai bởi một tác giả vô danh. Sử gia Sir William Ramsey đã tin rằng họ đúng, và ông bắt đầu nghiên cứu. Sau khi nghiên cứu sâu rộng, nhà khảo cổ đã thay đổi quan điểm. Ramsey công nhận,
Từ các tường thuật trong các sách Phúc âm đến các thư tín của Phao-lô, các tác giả Tân Ước mô tả các chi tiết rất rõ ràng, thậm chí trích dẫn tên của những cá nhân sống ở thời đó. Các sử gia có thể kiểm chứng được ít nhất ba mươi tên trong số đó.[49]
Sử gia Paul Johnson giải thích làm sao những khám phá khảo cổ học này lại cung cấp bằng chứng pháp lý cho những văn bản cổ của Tân Ước.
Bên cạnh những bản thảo Tân Ước, hơn 36.000 thư tín và tài liệu ngoài Kinh Thánh gần như lặp lại toàn bộ những từ ngữ trong đó.[51]Nếu tất cả những tài liệu Tân Ước bị hủy phá, gần như có thể tái tạo lại toàn bộ sách từ những lời trích dẫn từ những bản thảo ngoài Kinh Thánh này.
Clark Pinnock, giáo sư về dịch thuật tại Cao Đẳng Thần học McMaster, tóm tắt lý luận về sự đáng tin cậy của Tân Ước.
Kinh Thánh có Chính xác về các lời Tiên tri hay Không?
Chúng ta hãy chuyển đến lĩnh vực ủng hộ cho Kinh Thánh-lời tiên tri dự đoán.
Trong số 26 sách thánh được gọi là được “linh cảm” của nhiều tôn giáo, Kinh Thánh là sách duy nhất có những lời tiên tri dự đoán.[55] Học giả Kinh Thánh Wilbur Smith so sánh những lời tiên tri trong Kinh Thánh với những sách lịch sử khác.
Để truyền đạt kế hoạch của Ngài cho chúng ta, Đức Chúa Trời đã ban cho những nhà tiên tri Hê-bơ-rơ được chọn thấy những sự kiện tương lai để họ viết nên Cựu Ước. Những lời tiên tri này cho thấy Đức Chúa Trời đã làm ứng nghiệm kế hoạch của Ngài ra sao trong suốt các thời đại.
Uy tín của một nhà tiên tri khi được kiểm nghiệm cần phải 100 phần trăm chính xác. Nếu một lời tiên tri cụ thể về thời điểm của một nhà tiên tri bị cho là không đúng, ông ta sẽ chịu án tử.[57] Nhiều lời tiên tri dự đoán những sự kiện rất xa trong tương lai.
Ba chủ đề trọng tâm trong lời tiên tri trong Kinh Thánh Cựu Ước là:
- Y-sơ-ra-ên và thành thánh, Giê-ru-sa-lem
- Sự giáng lâm của Đấng Mê-si-a
- Sự tái lâm của Đấng Mê-si-a là Vua
Những Lời Tiên tri về Y-sơ-ra-rên và Giê-ru-sa-lem
Cựu Ước chủ yếu là câu chuyện của dân Đức Chúa Trời, Y-sơ-ra-ên, và Ngài ứng phó với họ như thế nào.
Y-sơ-ra-ên có nguồn gốc 4.000 năm trước từ một người tên là Áp-ra-ham. Đức Chúa Trời kêu gọi Áp-ra-ham (trước đó là Áp-ram) rời khỏi quê hương U-rơ của mình và bắt đầu sống một đời sống đức tin và vâng phục. Bởi đức tin của Áp-ra-ham, Đức Chúa Trời hứa với ông rằng ông sẽ trở nên “cha của một dân tộc lớn”, và từ dòng dõi của ông cả thế gian rồi sẽ được ban phước.
Dòng dõi của Áp-ra-ham thông qua con trai ông là Y-sác và cháu ông là Gia-cốp (Y-sơ-ra-ên) chính là dân Y-sơ-ra-ên, người Do Thái như chúng ta biết ngày nay. Mặc dù Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời của mọi dân tộc, bởi đức tin của Áp-ra-ham, Đức Chúa Trời lựa chọn Y-sơ-ra-ên là dân tộc đặc biệt để loan truyền thông điệp của Ngài đến cả thế gian. Là sứ giả được lựa chọn của Ngài, Y-sơ-ra-ên có ba nhiệm vụ chính:
- Để cung cấp nơi sinh của Đấng Mê-si-a
- Để là nơi chứa đựng những khải thị từ Thượng Đế (Kinh Thánh)
- Để loan truyền sứ điệp của Đức Chúa Trời đến mọi dân tộc.
Đức Chúa Trời đã hứa với dân Y-sơ-ra-ên những phước hạnh lớn nếu họ vâng theo mạng lệnh của Ngài. Nhiều lời tiên tri đã tiên đoán điều gì sẽ xảy ra nếu họ không vâng lời. Trong Phục truyền luật lệ ký, Đức Chúa Trời thông qua Môi-se cho biết Ngài yêu cầu những gì từ dân Y-sơ-ra-ên và những hậu quả nếu họ không vâng lời Ngài.
Bởi Đức Chúa Trời là đấng toàn tri, Ngài biết sự bất tuân của họ sẽ khiến họ bị hủy diệt và tản lạc trong khắp các dân. Nhưng Đức Chúa Trời cũng phán thông qua các tiên tri về một thời gian khi dân Y-sơ-ra-ên sau cùng sẽ được phục hồi.
Những lời tiên tri này về việc dân Do Thái sẽ bị tản lạc, và dần dần được thu gom lại về vùng đất của Y-sơ-ra-ên, đã được biết bởi nhiều tiên tri khác nhau những người sống trong khoảng 500 đến 1.500 năm trước Đấng Christ. Nhưng họ có một chủ đề nhất quán:
- Dân Y-sơ-ra-ên sẽ bị hủy diệt.[61]
- Người Do Thái sống sót sẽ bị tản lạc khắp ở nhiều nước ngoại bang.[62]
- Nhưng Đức Chúa Trời một ngày kia sẽ lại thu gom dân Ngài từ khắp các nước.
Những lời tiên tri này đã thật sự được ứng nghiệm cụ thể. Từ khi chúng được viết ra, Giê-ru-sa-lem đã hai lần bị phủy phá, bị chiếm đóng 23 lần, bị tấn công 52 lần, và bị bắt và lại bị bắt lần nữa 44 lần.[63]
- Giê-ru-sa-lem đã bị hủy diệt vào năm 70 sau công nguyên và hàng triệu dân cư của nó đã bị giết.
- Những người Do thái thoát được chạy trốn đến các nước khác. Trong gần 1.900 năm sau khi bị quân lính La Mã tàn phá, quốc gia Y-sơ-ra-ên không còn tồn tại, và Giê-ru-sa-lem trở thành “vùng đất không thuộc về ai”.
- Tuy vậy dân Do Thái đã sống sót. Sự độc nhất vô nhị của việc sống sót này thật đáng lưu ý, khi xét đến việc nhiều nước lân ban đã không còn tồn tại nữa.
- Sau cuộc tàn sát chủng tộc Holocaust do Đức Quốc xã của Hitler, hàng triệu người dân Do Thái di cư đến Y-sơ-ra-ên. Vào ngày 14 Tháng Năm, 1948, giấc mơ tái sinh Y-sơ-ra-ên trong suốt 2.000 năm của người Do Thái đã thành hiện thực.
Làm thế nào mà người Do Thái lại sống sót trong khi đa số những nước lân bang không làm được điều đó? Là một sử gia, Paul Johnson kinh ngạc trước sự sống sót đáng ngạc nhiên của họ.
Vùng đất hoang tàn đã được phục hồi. Những vườn nho đã được trồng trọt. Đáng chú ý là có 2.500- đến 3.,000 lời tiên tri về dân Y-sơ-ra-ên hiện đã ứng nghiệm. Làm sao một người có thể dự đoán tất cả những sự kiện này thật chính xác- trừ phi anh hoặc chị ta có thể nhìn thấy tương lai từ chính Đức Chúa trời?
Những lời Tiên tri về việc Đấng Mê-si-a giáng lâm
Khi một người đọc Cựu Ước, rõ ràng là có Ai đó đang sắp đến. Học giả Kinh Thánh Ray Stedman viết về Đấng Mê-si-a được phán hứa:
Hàng trăm lời tiên tri cổ nói về một Đấng Mê-si-a (Christ) Đấng một ngay kia sẽ mang lại hòa bình cho Y-sơ-ra-ên và toàn thế giới.[66] Trong nhiều thế kỷ, người Do Thái đã tìm kiếm Đấng Mê-si-a của mình. Trong thời Đấng Christ, đa số người Do thái hy vọng rằng Đấng Mê-si-a sẽ đến để giải cứu họ khởi sự chiếm đóng của La Mã.
Khi Chúa Giê-xu bắt đầu chức vụ của Ngài, nhiều môn đồ bị thuyết phục rằng Ngài chính là sự ứng nghiệm của những lời tiên tri trong Cưu Ước. Thật vậy, gần 200 lần, các tác giả Tân Ước đã trích dẫn 61 lời tiên tri cụ thể được Chúa Giê-xu làm cho ứng nghiệm. Chúng ta hãy xem xét một vài điều. Đấng Mê-si-a sẽ được:
- Sinh ra bởi một nữ đồng trinh[68]
- Từ dòng dõi Đa-vít[69]
- Được sinh ra tại Bết-lê-hem[70]
- Bị dân Ngài chối bỏ[71]
- Bị bạn bè phản bội[72]
- Bị bán vì 30 miếng bạc[73]
- Im lặng trước những kẻ buộc tội[74]
- Bị đóng đinh vào tay và chân[75]
- Bị đóng đinh với những kẻ trộm cướp[76]
- Được chôn trong mộ của người giàu[77]
- Từ cõi chết sống lại[78]
Mỗi một lời tiên tri này, cũng như hàng tá những lời tiên tri khác, đã được Chúa Giê-xu Christ làm cho ứng nghiệm. Dẫu vậy những lãnh đạo người Do Thái vẫn chối bỏ Ngài. Chúa Giê-xu bị chối bỏ vì Ngài xưng nhận mình cao trọng hơn một người bình thường. Thật vậy, Chúa Giê-xu đưa ra những tuyên bố mà chỉ Đức Chúa Trời mới có thể đưa ra.[79] Đức Chúa Trời đã hứa rằng Ngài sẽ là Đấng Mê-si-a. Ngài sẽ là Đấng cứu dân Y-sơ-ra-ên và mang sự cứu rỗi cho con người.
Hơn 740 năm trước Đấng Christ, Đức Chúa Trời đã tiết lộ thông qua tiên tri Ê-sai rằng Ngài sẽ là Đấng cứu chuộc chúng ta. Tuy nhiên trong cùng phân đoạn này tiên tri nói với chúng ta rằng Ngài sẽ được gọi là “Đức Chúa Trời quyền năng”.
Vì có một con trẻ sanh cho chúng ta,
tức là một con trai ban cho chúng ta…
Ngài sẽ được xưng là
Đấng Lạ lùng, là Đấng Mưu luận, là Đức Chúa Trời Quyền năng,
là Cha Đời đời, là Chúa Bình an.
Mặc dù Chúa Giê-xu đã làm nhiều phép lạ quyền năng, Ngài phán rằng mục đích chính của Ngài là nhằm cứu chúng ta khỏi tội lỗi mình. Sự khổ nạn và sau cùng là sự chết của Ngài trên thập tự giá cho chúng ta đã được tiên báo trong Ê-sai chương 53. Dưới đây là một phần của lời tiên tri này:
Người đã bị người ta khinh dể và chán bỏ.…
Thật người đã mang sự đau ốm của chúng ta
đã gánh sự buồn bực của chúng ta;
mà chúng ta lại tưởng rằng
người đã bị Đức Chúa Trời đánh và đập, và làm cho khốn khổ.
Nhưng người đã vì tội lỗi chúng ta mà bị vết,
vì sự gian ác chúng ta mà bị thương.
Bởi sự sửa phạt người chịu chúng ta được bình an,
bởi lằn roi người chúng ta được lành bịnh.
Chúng ta thảy đều như chiên đi lạc,
ai theo đường nấy
Đức Giê-hô-va đã làm cho tội lỗi của hết thảy chúng ta
đều chất trên người.
Người bị hiếp đáp,
nhưng khi chịu sự khốn khổ chẳng hề mở miệng.
Như chiên con bị dắt đến hàng làm thịt,
như chiên câm ở trước mặt kẻ hớt lông,
người chẳng từng mở miệng.…
Bởi sự ức hiếp, và xử đoán
người đã bị dứt khỏi đất người sống,
là vì cớ tội lỗi dân ta đáng chịu đánh phạt
Người ta đã đặt mồ người với những kẻ ác,
nhưng khi chết, người được chôn với kẻ giàu;
dầu người chẳng hề làm điều hung dữ
và chẳng có sự dối trá trong miệng.
Đức Giê-hô-va lấy làm vừa ý
mà làm tổn thương người, và khiến gặp sự đau ốm.…
vì người đã đổ mạng sống mình cho đến chết,
đã bị kể vào hàng kẻ dữ,
đã mang lấy tội lỗi nhiều người,
và cầu thay cho những kẻ phạm tội.[80]
Bối rối trước việc Chúa Giê-xu ứng nghiệm những lời này rất cụ thể, những người hoài nghi tranh cãi rằng nó hẳn phải được viết bởi những Cơ Đốc Nhân sau khi Chúa Giê-xu chịu chết. Sau đó năm 1947 một bản sao sách Ê-sai được khám phá gần Biển Chết và được định ngày từ 125 năm trước sự giáng sinh của Đấng Christ. Trước khi có sự khám phá ở Biển Chết bản thảo Masoretic Aleppo Codex, được định ngày vào năm 935 sau công nguyên.[81] Hơn nữa, những từ ngữ từ bản sao Cuộn giấy Biển Chết của Ê-sai gần như giống hệt với những lời của Ê-sai trong Kinh Thánh của chúng ta.[82]
Mặc dù đa số người Do Thái đã không chấp nhập Chúa Giê-xu là sự ứng nghiệm của Ê-sai 53, họ cho rằng cả sự khổ nạn và chịu chết của Chúa Giê-xu trên thập giá là thật (xem http://jesustruths.org/wwrj/6-jesus-rise-dead/ ). Những rabbi Do Thái tin rằng Ê-sai 53 nói đến Đấng Mê-si-a.[lxxii] Sau đó vào thế kỷ 11 Rabbi Rashi tranh luận rằng phân đoạn này thật sự chỉ về dân tộc Y-sơ-ra-ên, một quan điểm được nhiều người Do Thái chọn ngày nay.[83]
Tuy nhiên, tiên tri Xa-cha-ri nói rõ rằng khi Đấng Mê-si-a trở lại Giê-ru-sa-lem vào ngày sau chót, Ngài sẽ mang những vết thương đã chịu khi còn ở trên đất.
Chúng nó sẽ thương khóc, như là thương khóc con trai một, sẽ ở trong sự cay đắng, như khi người ta ở trong sự cay đắng vì cớ con đầu lòng.[85]
Như vậy, làm sao Ê-sai có thể mô tả chính xác về sự chết của Chúa Giê-xu trên thập tự giá từ 740 năm trước? Xác suất chống lại việc ăn may là vô cùng lớn. Để xác định điều này bất khả thi đến mức nào, giáo sư toán học Peter Stoner đã so sánh việc Chúa Giê-xu làm ứng nghiệm tám lời tiên tri vời ví dụ sau.
- Đầu tiên, phủ đầy một khu vực có kích cỡ bằng Texas với những đồng bạc cao hai feet.
- Thứ hai, đặc biệt đánh dấu một đồng bạc và chôn nó ở một nơi bất kỳ.
- Thứ ba, yêu cầu một người bịt mặt chọn được chính đồng bạc đó chỉ khi thử một lần duy nhất.
Stoner tính toán xác xuất việc người bịt mắt chọn được đồng đô-la đó cũng tương đươơng với việc Chúa Giê-xu hoàn thành tám lời tiên tri dó. Trong ngôn ngữ toán học, đó gần như là 1017 (một phần 100 triệu tỷ tỷ).[87]
Những học giả Kinh Thánh cho chúng ta biết rằng gần 200 lời tiên tri về Đấng Mê-si-a, không chỉ có tám! Xác suất một người có thể làm cho ứng nghiệm nhiều lời tiên tri như vậy nằm ngoài khả năng của toán học. Điều này không bao giờ xảy ra, cho dù có bao nhiêu thời gian đi nữa.
Những Lời Tiên tri Về Sự Trở lại của Đấng Mê-si-a (Christ)
Chúa Giê-xu đã phán với cả những môn đồ và kẻ thù của Ngài rằng Ngài sẽ trở lại để xét đoán vào những ngày sau rốt. Khi Chúa Giê-xu rời khỏi thế gian sau khi Ngài sống lại, hai thiên sứ đã nhắc nhở các môn đồ về lời hứa trong tương lai này.
Nhiều lời tiên tri trong Cựu Ước và Tân Ước nhắc đến những ngày sau rốt khi Đấng Mê-si-a sẽ trở lại để xét đoán những kẻ thù của Đức Chúa Trời Trước khi dân Do Thái tái cư ngụ Giê-ru-sa-lem vào năm 1967, học giả Kinh Thánh Henrietta Mears tóm tắt những gì Kinh Thánh nói về tương lai của Y-sơ-ra-ên.
Trước khi Chúa Giê-xu trở lại, tuy nhiên, Giê-ru-sa-lem sẽ bị chiếm đóng. Xa-cha-ri nói với chúng ta biết mọi việc sẽ ra sao khi Đấng Christ trở lại Thế gian. Đức Giê-hô-va phán,
Hai ngàn năm trăm năm trước, tiên tri Cựu Ước Xa-cha-ri đã tiên đoán rằng trong những ngày sau rốt Giê-ru-sa-lem sẽ bị kẻ thù vây hãm. Thật tuyệt diệu thay, ngày nay chúng ta thấy rằng Giê-ru-sa-lem bị những nước láng giềng ganh ghét, đúng như ông dự đoán. Làm sao một tiên tri có thể biết điều này nếu không có sự linh cảm thiên thượng?
Điều khiến những lời tiên tri trong Kinh Thánh này càng tuyệt diệu hơn là ở chỗ chúng được viết ra vào những thời gian khác nhau bởi những người khác nhau, đa số thậm chí không quen biết nhau. Mặc dù Kinh Thánh thật ra là 66 sách khác nhau, được viết bởi 40 người khác nhau trong giai đoạn 1.600 năm, chủ đề về vương quốc hầu đến tại Giê-ru-sa-lem của Đấng Mê-si-a có mặt trên khắp các trang viết.
Nhiều học giả Kinh Thánh tin rằng chúng ta đang đến gần thời kỳ Chúa Giê-xu trở lại Thế gian trong quyền năng và vinh hiển. (Đọc thêm về sự tái lâm của Chúa Giê-xu tại http://jesustruths.org/more/jcb-jesus-coming-back.)
Sứ đồ Phao-lô nói với chúng ta vì sao 40 tác giả Kinh Thánh khác nhau viết chính xác về khoa học, lịch sử, và các sự kiện tương lai. Trong lá thư gửi những tín hữu Tê-sa-lô-ni-ca, Phao-lô viết,
Chính niềm tin không dời đổi đó đã khiến William Tyndale có thể hy sinh cuộc đời mình để Kinh Thánh có thể được đọc rộng rãi ở nước Anh. Hai năm sau khi ông qua đời, bản dịch Kinh Thánh tiếng Anh của ông bắt đầu loan truyền thông điệp về tình yêu của Đức Chúa Trời khắp nước Anh và Đế Chế Anh Quốc.
Thông điệp trọng tâm của Kinh Thánh là về tình yêu thương của Đức Chúa Trời thông qua Chúa Giê-xu Christ đã thay đổi nhiều cuộc đời ở bất cứ nơi nào nó đi đến. Nó dần gây ảnh hưởng trên toàn thế giới khi những giáo sĩ như William Carey đưa thông điệp thay đổi cuộc đời nhiều người đến với những quốc gia khác. Thông điệp của nó đi đến tận một hòn đảo xa xôi ở Nam Thái Bình Dương.
Khi người ta đọc và dạy Kinh Thánh, nó có ảnh hưởng biến đổi cả hòn đảo.
Câu chuyện về Đảo Pitcairn đã được lặp lại ở nhiều nơi khác nhau trong nhiều cách mà Kinh Thánh tiếp tục biến đổi đời sống của nhiều người tiếp nhận lời đó vào lòng. Những lời này, từ những lời tiên tri trong Cứu Ước thông qua sự ứng nghiệm của chúng trong Tân Ước, tuyên bố rằng Đức Chúa Trời yêu thương chúng ta đến nổi đã ban Con một của Ngài, Chúa Giê-xu Christ, để chết thay cho chúng ta, để khiến chúng ta có thể có mối quan hệ riêng tư với chính Ngài và sống đời đời cùng Đức Chúa Trời.
Khám phá làm cách nào bạn có thể có một mối quan hệ riêng tư với Chúa Giê-xu Christ tại http://jesustruths.org/wwrj/7-jesus-relevant-today/
Những Phép lạ trong Kinh Thánh có Thật?
Những nhà khảo cổ, phê bình văn bản, và sử gia đã cung cấp vô số bằng chứng về sự chân thật của Kinh Thánh. Mặc dù những người hoài nghi vẫn không chịu thuyết phục cho dù có bao nhiêu bằng chứng đi nữa, những người khác, như C. S. Lewis, đã bị thuyết phục rằng Kinh Thánh chính là lời Đức Chúa Trời.
Trở ngại lớn nhất mà nhiều người hoài nghi có về Kinh Thánh là việc nó mô tả rất nhiều hành động siêu nhiên. Những ai tin vào một thế giới hoàn toàn vật chất không thể chấp nhận những tường thuật nhiệm màu như thế. Để thích ứng với sự hoài nghi của mình, Tổng thống Hoa Kỳ Thomas Jefferson đã dùng kéo và cắt bỏ tất cả những phần có phép lạ trong Kinh Thánh Tân Ước của mình.
Phép lạ lớn nhất trong Kinh thánh là tường thuật về sự sống lại từ cõi chết của Chúa Giê-xu. Một sự kiện như vậy đi ngược lại mọi định luật khoa học. Nhưng nếu Kinh Thánh là thật, thì tường thuật về sự sống lại của Chúa Giê-xu phải là thật. Những tác giả Tân Ước mạnh dạn tuyên bố rằng Chúa Giê-xu đã từ cõi chết sống lại sau khi bị đóng đinh. Nhưng liệu có bằng chứng nào ủng hộ cho niềm tin của họ?
Nhiều người hoài nghi nghi ngờ sự phục sinh của Chúa Giê-xu bắt đầu nghiên cứu những dữ liệu lịch sử để chứng minh việc đó chưa từng xảy ra. Kết luận của họ thật đáng kinh ngạc. Họ đã khám phá được gì?
Nhấp vào đây để xem xét bằng chứng về tin tuyệt vời nhất từng được loan ra—sự sống lại của Chúa Giê-xu Christ!
[http://jesustruths.org/wwrj/6-jesus-rise-dead/]
Endnotes – Is the Bible True?
- Richard Dawkins, A Devil’s Chaplain: Reflections on Hope, Lies, Science, and Love (Boston: Houghton Mifflin, 2003), 245.
- http://quotes.lifehack.org/quote/richard-dawkins/the-bible-should-be-taught-but-emphatically/.
- Cited in Lee Strobel, The Case for Faith (Grand Rapids, MI: Zondervan, 2000), 141.
- C. S. Lewis, The Inspirational Writings of C. S. Lewis: Surprised by Joy (New York: Inspirational Press, 1986), 122–3.
- C. S. Lewis, God in the Dock (Grand Rapids, MI: Eerdmans, 1970 ), 101.
- J. I. Packer, Knowing God (Downers Grove, IL: InterVarsity Press, 1993), 113.
- Citation from Surprised by Joy, http://home.comcast.net/~pegbowman/BritishSaints/LewisCS.htm.
- Genesis 1:1.
- Hebrews 11:3, J. B. Phillips.
- Brian Greene, The Elegant Universe (New York: Vintage, 2000), 81-82.
- Isaiah 40:21-22.
- George Smoot and Keay Davidson, Wrinkles in Time(New York: Avon, 1993), 17.
- Lawrence M. Krauss, “The End of the Age Problem and the Case for a Cosmological Constant Revisited,” Astrophysical Journal 501 (1998): 461–6.
- Hugh Ross, The Creator and the Cosmos, 3rd ed. (Colorado Springs, CO: NavPress, 2001), 175–99.
- Fred Hoyle, “Let there be Light,” Engineering and Science(November 1981).
- Edward Harrison, Masks of the Universe (New York: Norton, 1978), 116.
- Stephen Hawking, A Brief History of Time (New York: Bantam, 1990), 125.
- John Boslough, Stephen Hawking’s Universe(New York: Avon, 1989), 109.
- Paul Davies, God and the New Physics (New York: Simon & Schuster, 1983), 174.
- Robert Jastrow, God and the Astronomers (London: W. W. Norton, 1992), 107.
- To read the major arguments for the two different interpretations of yom, see Rich Deem, “Genesis Clearly Teaches That the Days Were Not 24 Hours,” Evidence for God, http://www.godandscience.org/youngearth/genesis.html; and James Stambaugh, “The Meaning of ‘Day’ in Genesis,” Institute for Creation Research, http://www.icr.org/article/meaning-day-genesis/.
- Gerald L. Schroeder, Genesis and the Big Bang (New York: Bantam, 1990), 85.
- 2 Peter 3:8, NCV.
- Francis Crick, Life Itself (New York: Simon & Schuster, 1981), 88.
- Quoted in William A. Dembski and James M. Kushiner, eds., Signs of Intelligence(Grand Rapids, MI: Brazos, 2001), 108.
- Ibid., 115.
- Quoted in Gary Habermas, interview with Antony Flew, “My Pilgrimage from Atheism to Theism,” Philosophia Cristi (winter 2005).
- Cited in http://www.wsj.com/articles/eric-metaxas-science-increasingly-makes-the-case-for-god-1419544568.
- R. K. Harrison, Introduction to the Old Testament (Grand Rapids, MI: Eerdmans, 1969), 201.
- “The discovery of the codified Laws of Hammurabi (ca. 1700 B.C.), the Lipit-Ishtar code (ca. 1860 B.C.), the Laws of Eshnunna (ca. 1950 B.C.) and the even earlier Ur-Nammu code have refuted these claims.” Cited in Ken Boa and Larry Moody, I’m Glad You Asked (Wheaton, IL: Victor, 1977), 97.
- Paul Johnson, A History of the Jews (New York: Harper, 1988), 27.
- Biblical Archaeology Society Staff, “The Tel Dan Inscription: The First Historical Evidence for King David from the Bible,” Bible History Daily, September 17, 2014, http://www.biblicalarchaeology.org/daily/biblical-artifacts/artifacts-and-the-bible/the-tel-dan-inscription-the-first-historical-evidence-of-the-king-david-bible-story/.
- Lazar Berman, “Archaeologists Say They Have Found One of King David’s Palaces,” The Times of Israel, July 18, 2013, http://www.timesofisrael.com/archaeologists-say-one-of-king-davids-palaces-found/.
- Paul Johnson, “A Historian Looks at Jesus,” speech to Dallas Seminary, 1986.
- Bruce M. Metzger, The Text of the New Testament(New York: Oxford University Press, 1992), 39.
- Owen Jarus, “Mummy Mask May Reveal Oldest Known Gospel,” Live Science, January 18, 2014, http://www.livescience.com/49489-oldest-known-gospel-mummy-mask.html.Note: Craig Evans, an expert on ancient texts, says, “A combination of carbon-14 dating, of studying the handwriting on the fragment and studying the other documents found along with the gospel…led the researchers to conclude that the fragment was written before the year 90.”
- Metzger, 36–41.
- http://normgeisler.com/articles/Bible/Reliability/Norman%20Geisler%20-%20Updating%20the%20Manuscript%20Evidence%20for%20the%20New%20Testament.pdf.
- Ibid.
- John A. T. Robinson, Can We Trust the New Testament?(Grand Rapids, MI: Eerdmans, 1977), 36.
- Cited in Norman L. Geisler and Frank Turek, I Don’t Have Enough Faith to Be an Atheist (Wheaton, IL: Crossway, 2004), 243.
- William F. Albright, “Toward a More Conservative View,” Christianity Today, January 18, 1993, 3.
- http://y-jesus.com/wwrj/1-jesus-real-person/.
- Rene Salm, “The Myth of Nazareth: The Invented Town of Jesus. Does it Really Matter?” December 22, 2009, http://www.nazarethmyth.info/naz2article.html.
- Associated Press, “First Jesus-Era House Discovered in Nazareth,” December 22, 2009.
- N. S. Gill, “Pontius Pilate,” About Education, http://ancienthistory.about.com/od/pontiuspilate/g/PontiusPilate.htm.
- Jennifer Walsh, “Ancient Bone Box Might Point to Biblical Home of Caiaphas,” com,August 31, 2011, http://www.msnbc.msn.com/id/44347890/ns/technology_and_science-science/t/ancient-bone-box-might-point-biblical-home-caiaphas/.
- Cited in Geisler and Turek, I Don’t Have Enough Faith, 256.
- Cited in Josh McDowell,The New Evidence That Demands a Verdict(Nashville: Thomas Nelson, 1999), 61.
- Johnson, “A Historian Looks at Jesus.”
- Cited in “Are the Gospels True?” Y-Jesus, http://y-jesus.com/wwrj/4-are-gospels-true/1/.
- Cited in McDowell,
- Peter Steinfels, “Jesus Died – And Then What Happened?” New York Times,April 3, 1988, E9.
- C. S. Lewis, Mere Christianity (San Francisco, CA: Harper, 2001), 170.
- James Kennedy and Jerry Newcombe, What If the Bible Had Never Been Written? (Nashville: Thomas Nelson, 1998), 213.
- McDowell, 12–13.
- Deuteronomy 18:20-22.
- Romans 3:29, NLT.
- Deuteronomy 28:1, 15, 64, NCV.
- Amos 9:14-15, NCV.
- Ezekiel 36:16-23; Luke 21:24.
- Jeremiah 9:16.
- “Jerusalem,” Wikipedia, http://en.wikipedia.org/wiki/Jerusalem.
- Johnson, History of the Jews, 4.
- Ray C. Stedman, God’s Loving Word(Grand Rapids, MI: Discovery House, 1993), 50.
- Isaiah 52:13—53:12; Zechariah 12—14.
- Isaiah 9:6, NIV
- Isaiah 7:14.
- Jeremiah 23:5.
- Micah 5:2.
- Isaiah 53:3.
- Psalm 41:9.
- Zechariah 11:12.
- Isaiah 53:7.
- Zechariah 12:10.
- Isaiah 53:12.
- Isaiah 53:9.
- Psalm 16:10.
- Luke 19:10.
- Portions of Isaiah 53, NCV.
- Randall Price,The Stones Cry Out(Eugene, OR: Harvest House, 1997), 280.
- McDowell, 79.
- “Isaiah 53: How Do the Rabbis Interpret This?” Hear Now! http://www.hearnow.org/isa_com.html.
- Rachmiel Frydland, “The Rabbis’ Dilemma: A Look at Isaiah 53,” Jews for Jesus, http://www.jewsforjesus.org/publications/issues/v02-n05/isaiah53.(For more detail see http://wisdomintorah.s3.amazonaws.com/medialibrary/Isaiah-53-Rabbis-Commentaries.pdf)
- Zechariah 12:10, NLT.
- “Did Jesus Claim to Be God?” Y-Jesus, http://y-jesus.com/more/jcg-jesus-claim-god/.
- http://sciencespeaks.dstoner.net/Christ_of_Prophecy.html.
- John 19:34.
- Acts 1:11, NCV.
- Henrietta C. Mears, What the Bible Is All About, ed. (Ventura, CA: Regal, 1983), 291.
- Zechariah 14:2-3, 9, NCV.
- http://en.wikipedia.org/wiki/William_Tyndale
- 2 Timothy 3:16.
- Ibid., 24.
- Cited in https://abrahamlincolnandthecivilwar.wordpress.com/2014/09/07/baltimore-black-delegation-gives-president-lincoln-a-bible/.
- John 3:16.
- John 10:10b,NCV.