Vì sao chọn Giê-xu?
Josh McDowell chẳng hề quan tâm đến Chúa Giê-xu Christ. Bị lạm dụng tình dục khi còn nhỏ, Josh bắt đầu tiệc tùng khi vào đại học, sống chỉ tìm kiếm thú vui và địa vị xã hội.
Rồi một ngày kia tại bàn ăn trưa trong hội sinh viên, Josh ngồi cạnh một cô gái trẻ mắt xanh có nụ cười tươi tắn và lan tỏa. Muốn tìm hiểu vì sao cô ấy và những người bạn của cô lại cười, Josh hỏi, “Vì sao cuộc sống của bạn lại rất khác với những sinh viên khác trong trường?” Cô gái xinh đẹp ngay lập tức thốt lên ba từ khiến ông phải kinh ngạc: “Chúa Giê-xu Christ!” 1
Josh hỏi ngay, “Chúa Giê-xu Christ? Làm ơn đừng nói mấy chuyện rác rưởi đó với tôi. Tôi quá chán ngán tôn giáo; tôi chán ngán nhà thờ; tôi chán ngán Kinh Thánh. Đừng nói mấy chuyện rác rưởi về tôn giáo với tôi.”
Không chút lay động, cô gái trẻ bình tĩnh đáp,
“Này anh, tôi không nói tôn giáo, tôi nói Chúa Giê-xu Christ.”
Josh chẳng còn lời nào để nói. Ông không hiểu làm thế nào một người sống 2.000 năm trước có thể mang lại ý nghĩa cho đời sống của một người sống ở hiện tại. Dẫu vậy, cô gái Cơ Đốc vui vẻ này lại nói về Chúa Giê-xu như một Đấng mang lại ý nghĩa và niềm vui cho cuộc sống của mình.
Chúa Giê-xu có thể mang lại Mục đích cho đời hay không?
Josh giả vờ vui vẻ, nhưng ông “bị hoàn cảnh xô đẩy như một con thuyền giữa đại dương bị sóng dập vùi.” 2 Tuy vậy, những người bạn ông gặp tại bàn ăn trưa dường như có một niềm vui thật sự và một mục đích sống không phụ thuộc vào hoàn cảnh.
Đa số chúng ta từng có lúc tự hỏi rốt cục mình sống để làm gì. Có bao giờ bạn ngắm những ngôi sao lấp lánh như kim cương giữa trời đêm và tự hỏi ai đã đặt để chúng ở đó? Hoặc bạn đã từng nhìn cảnh mặt trời lặn tuyệt đẹp và suy nghĩ về những câu hỏi lớn trong đời? Khi Josh khát khao tìm kiếm ý nghĩa trong đời, ba câu hỏi lớn luẩn quẩn trong tâm trí ông:
“Tôi là ai?”
“Vì sao Tôi ở đây?”
“Sau khi qua đời, tôi sẽ đi về đâu?”
Lời nhận xét của cô gái rạng rỡ kia đã khiến Josh tự hỏi liệu những gì họ nói về Chúa Giê-xu có thật hay không. Nhưng ông vẫn hoài nghi, nhớ lại rằng, “Tôi đã nghĩ rằng đa số Cơ Đốc Nhân là những kẻ điên rồ. Nhưng những người này cứ liên tục thách thức suy nghĩ của tôi. Sau cùng, tôi chấp nhận thách thức của họ, nhưng tôi làm vậy vì lòng tự kiêu, để bác bỏ họ.” 3
Josh bắt đầu đọc những tuyên bố đáng kinh ngạc của Chúa Giê-xu trong Tân Ước. Ví dụ, Chúa Giê-xu đã tuyên bố Ngài chính là hình ảnh của Thượng Đế tỏ ra cho con người thấy (Giăng 14:9). Ngài cũng phán rằng Ngài là con đường duy nhất dẫn đến với Đức Chúa Trời (Giăng 14:6).
Josh tự hỏi làm sao một con người lại có thể đưa ra những tuyên bố như vậy. Nhưng nếu Chúa Giê-xu chỉ đơn thuần là một con người, làm sao Ngài lại có thể sống một cuộc đời vô tội, điều khiển thiên nhiên, và có tình yêu vô điều kiện như Ngài đã thể hiện với mọi người?
Nhưng làm thế nào Josh biết rằng những tường thuật về Chúa Giê-xu là thật? Ông thừa nhận, “Tôi đã không biết rằng có bằng chứng để ta có thể đánh giá được.”
Josh bắt đầu tìm kiếm bằng chứng để hoặc chối bỏ hoặc ủng hộ cho tuyên bố đáng ngạc nhiên rằng Ngài sẽ sống lại từ cõi chết. Ông lý luận rằng nếu Chúa Giê-xu thật sự chiến thắng cái chết, những điều khác Ngài tuyên bố cũng là thật.
Như vậy, Josh đã dành hơn 700 giờ nghiên cứu bằng chứng về sự sống lại của Chúa Giê-xu. Josh lý giải vì sao bằng chứng về sự phục sinh lại quan trọng trong việc tìm kiếm sự thật của ông. Tôi đã kết luận rằng hoặc sự sống lại của Chúa Giê-xu là một trong những vụ lừa đảo gian ác, xấu xa, vô nhân đạo nhất mà con người từng nghĩ ra, HOẶC đó là một sự thật tuyệt diệu trong lịch sử.” 4
Sau khi nghiên cứu, Josh kết luận rằng việc Chúa Giê-xu sống lại bằng xương bằng thịt thật sự là một sự thật tuyệt diệu trong lịch sử (xem những gì Josh khám phá được tại9Liệu Chúa Giê-xu có Sống lại Từ Cõi Chết? [http://jesustruths.org/wwrj/6-jesus-rise-dead/]). Ông viết, “Sau cùng, tâm trí của tôi rút ra kết luận rằng Chúa Giê-xu Christ thật chính là Đấng mà Ngài xưng nhận.”
Nhưng Josh vẫn tự hỏi liệu Chúa Giê-xu có thể mang lại ý nghĩa cho đời sống khốn khổ của mình hay không.
Khao khát tìm thấy ý nghĩa và hạnh phúc của Josh là điều mà ai trong chúng ta cũng đều tìm kiếm bằng cách này hay cách khác. Đa số người ta cố tìm ý nghĩa cho đời thông qua sự nổi tiếng, thành công hay vật chất. Madonna, nữ ca sĩ có tác phẩm bán chạy nhất mọi thời đại, khám phá rằng sự nổi tiếng không làm bà hạnh phúc. Bà thú nhận,
“Có nhiều năm tôi đã từng nghĩ rằng sự nổi tiếng, tiền tài và sự chấp nhận của công chúng sẽ khiến tôi hạnh phúc. Nhưng một ngày kia bạn thức dậy và nhận ra rằng không phải vậy… Tôi vẫn cảm thấy còn thiếu một điều gì đó… Tôi muốn biết ý nghĩa của hạnh phúc thật và lâu dài và làm thế nào tôi có thể tìm kiếm được nó.” 5
Nhà khoa học lỗi lạc, Blaise Pascal, đã quan sát thấy rằng ai ai khắp nơi cũng khát khao tìm kiếm ý nghĩa cho đời, và chỉ có Thượng Đế mới có thể làm thỏa mãn khao khát ấy. Ông nói, “Có một chỗ trống mang hình ảnh Thượng Đế trong lòng mỗi người là nơi chỉ có Chúa Giê-xu Christ mới có thể lấp đầy.” 6
Giống như Madonna, chúng ta ai cũng tìm cách lấy đầy chỗ trống đó. Có người nghĩ tình dục là câu trả lời. Số khác nghĩ sự giáo dục là trọng tâm chính trong đời. Dù vậy những người khác tìm kiếm vật chất. Madonna từng nghĩ sự nổi tiếng, tiền tài và sự chấp nhận của công chúng là câu trả lời. Nhưng không điều nào trong số đó làm bà thấy thỏa lòng.
Nhiều người nghĩ Đức Chúa Trời cũng giống như một Thần lực không có nhân tính như trong phim Chiến tranh của các Vì sao; Họ lý luận, “Ngài ở đâu đó, nhưng không thật quan tâm đến chúng ta.” Tuy nhiên Đức Chúa Trời đã dựng nên chúng ta là những tạo vật cần liên hệ với nhau, Ngài chỉ có thể làm thỏa mãn sự trống trải trong lòng chúng ta nếu Ngài cũng có thể liên hệ với người khác như chúng ta. Một Thượng Đế không nhân tính không thể nào đáp ứng nhu cầu liên kết của chúng ta.
Josh bắt đầu đọc những gì Chúa Giê-xu viết về Đức Chúa Trời. Chúa Giê-xu đã nói với chúng ta rằng chúng ta có thể liên hệ với Đức Chúa Trời, nhưng Ngài vượt xa chúng ta vô ngần. Ngài suy nghĩ, Ngài lắng nghe. Ngài phán với chúng ta. Trong lời cầu nguyện của Chúa Giê-xu với Cha trong Giăng 17, Ngài nhắc chúng ta rằng Đức Chúa Trời thông biết mỗi người trong chúng ta, và liên tục suy nghĩ đến chúng ta.
Đức Chúa Trời Yêu thương
Có khi nào bạn tự hỏi Chúa nghĩ sao về bạn? Liệu Ngài có phải là một tên độc tài chờ bạn va vấp để trừng phạt? Hay liệu Ngài vô cảm, không hề quan tâm đến bạn? Chúa Giê-xu nói với chúng ta rằng Đức Chúa Trời yêu mỗi người chúng ta cho dù chúng ta có vẻ ngoài, trí tuệ, tiếng tăm, chủng tộc hay thành công ra sao.
Chúa Giê-xu hoàn toàn trái ngược với những nhà lãnh đạo tôn giáo hay phán xét. Trong khi họ lên án tội nhân, Chúa Giê-xu bày tỏ tình yêu thương của Đức Chúa Trời bằng cách đến với họ, chữa lành cho người bệnh và phục vụ những người bị cho là không xứng đáng.
Chúa Giê-xu đã dạy chúng ta rằng Đức Chúa Trời là Cha thiên thượng Đấng yêu thương chúng ta vô điều kiện. Trong một thế giới với những gia đình tan vỡ và thiếu vắng người cha, nhiều người khó cảm nhận được tình thương vô điều kiện của cha hay mẹ. Điều này đúng với Josh, người lớn lên với một người cha được mệnh danh là “người say xỉn của khu phố”.
Ngược lại, Chúa Giê-xu so sánh tình thương của Đức Chúa Trời với tình thương của một người cha hoàn hảo. Một người cha tốt muốn điều tốt nhất cho con mình, hy sinh và chu cấp cho con. Nhưng vì lợi ích cho chúng, ông cũng kỷ luật chúng nếu cần.
Chúa Giê-xu minh họa cho tấm lòng yêu thương của Đức Chúa Trời qua câu chuyện về người con trai hoang đàng kẻ bác bỏ lời khuyên về cuộc đờil và những điều quan trọng từ cha mình (Lu-ca 15:11-32). Tự mãn và làm theo ý riêng, đứa con muốn bỏ không làm việc và “sống cho thỏa.” Thay vì chờ đến khi cha mình sẵn sàng ban phần thừa kế cho mình, đứa con trai bắt đầu nài ép cha sớm chia phần cho mình.
Trong câu chuyện của Chúa Giê-xu, người cha làm theo mong muốn của con. Nhưng mọi chuyện trở nên tồi tệ cho người con trai. Sau khi phung phí tiền bạc ăn chơi, người con trai hoang đàng phải đi làm việc trong một trang trại nuôi heo. Sau đó anh ta đói với mức đồ ăn cho heo cũng có vẻ ngon lành. Tuyệt vọng và không biết liệu cha có chấp nhận mình trở lại hay không, anh ta cuốn gói quay về nhà.
Chúa Giê-xu kể với chúng ra rằng người cha không chỉ chào đón anh ta về nhà, nhưng ông thật đã chạy ra để gặp con. Sau đó ông ôm đứa con lầm lạc của mình và chào đón anh ta về mà không kết án gì. Và sau đó người cha đã làm một điều đáng kinh ngạc với tình thương của mình và còn mở tiệc ăn mừng con trở về.
Điều thú vị là dù người cha rất yêu con, ông đã không đuổi theo anh ta. Ông để cho đứa con mình thương yêu cảm nhận nỗi đau và chịu khổ vì hậu quả của sự lựa chọn hoang đàng của mình. Tương tự, Kinh Thánh dạy rằng tình thương của Đức Chúa Trời không bao giờ bỏ qua những gì tốt nhất cho chúng ta. Ngài để cho chúng ta chịu khổ vì hậu quả của những lựa chọn sai lầm của mình.
Một số người dạy rằng tình thương của Đức Chúa Trời lớn đến nỗi chúng ta có thể bỏ mặc hay chối bỏ Ngài trong đời này và không phải chịu hậu quả của những quyết định của mình. Nhưng Chúa Giê-xu cũng dạy rằng mặc dù Thượng Đế yêu thương chúng ta vô điều kiện, Ngài không bao giờ bỏ qua bản tính đạo đức của Ngài. Bản tính là phần sâu thẳm của con người chúng ta. Và theo Chúa Giê-xu, bản tính của Đức Chúa Trời là hoàn toàn thánh khiết.
Đức Chúa Trời thánh khiết.
Trong Kinh Thánh có gần 600 lần Đức Chúa Trời được xưng là “thánh”. Thánh có nghĩa là bản tính của Đức Chúa Trời hoàn toàn thanh khiết về mặt đạo đức và hoàn hảo về mọi mặt. Không chút tì vết. Đức Chúa Trời chưa từng nghĩ đến một điều gì không thanh khiết hay không phù hợp với đạo đức toàn hảo của Ngài. Đức Chúa Trời không bao giờ bỏ qua bản tính thánh khiết của Ngài.
Sự thánh khiết của Đức Chúa Trời có nghĩa là Ngài không thể cho phép cái ác tồn tại trong sự hiện diện của chính Ngài. Chúng ta có thể nghĩ về sự thánh khiết của Đức Chúa Trời như một dòng suối trong trên núi toàn nước thanh khiết, và tội lỗi của chúng ta như một dòng nước bị ô nhiễm. Do tội lỗi là trái ngược với bản tính của Ngài, Đức Chúa Trời ghét điều đó. Nó giống như sự ô nhiễm với Ngài.
Nhưng nếu Đức Chúa Trời là thánh khiết và ghét tội lỗi, vì sao Ngài lại tạo nên chúng ta, và làm sao chúng ta có thể biết được kế hoạch của Ngài dành cho chúng ta?
Kế hoạch của Đức Chúa Trời cho Chúng ta là gì?
Theo Kinh Thánh, bạn và tôi là một phần cũng một điều lớn lao vượt xa hơn tất cả những gì chúng ta có thể tưởng tượng. Theo như Lời Đức Chúa Trời, Ngài có một kế hoạch vượt quá sức tưởng tượng cho chúng ta
“Trước khi sáng thế, Ngài đã chọn chúng ta trong Đấng Christ, đặng làm nên thánh không chỗ trách được trước mặt Đức Chúa Trời. bởi sự thương yêu của Ngài đã định trước cho chúng ta được trở nên con nuôi của Ngài bởi Đức Chúa Jêsus Christ, theo ý tốt của Ngài…” (Ê-phê-sô 1:4-5, J. B. Phillips)
Thử tưởng tượng việc được là con nuôi của Đấng Sáng tạo vũ trụ Đấng biết rõ mọi ngôi sao, ban cho chúng ta những buổi hoàng hôn rực rỡ, núi đồi hùng vĩ, đại dương bao la và âm nhạc tuyệt diệu để tận hưởng. Tuy thế, những điều Ngài dành sẵn cho con cái Ngài sẽ còn tuyệt vời hơn bất kỳ điều gì ta trải nghiệm trên đất!
Quyền tự do Lựa chọn
Giống như một người cha mong muốn dành quà tặng tốt đẹp cho con mình vào dịp Giáng sinh, Đức Chúa Trời đã dự tính ban một tương lai tuyệt vời cho chúng ta. Tuy nhiên, cũng như người cha trong câu chuyện của Chúa Giê-xu cho phép con mình nổi loạn, Đức Chúa Trời không áp đặt tình thương và ân phước của Ngài lên chúng ta.
Trong bộ phim, Những Bà vợ Stepford, những người đàn ông yếu đuối, gian dối, tham lam và giết người đã thiết kế nên những con robot vâng lời, phục tùng để thay chỗ cho những người vợ tự do của họ, những người họ xem là nguy cơ. Mặc dù những người đàn ông lẽ ra là yêu thương vợ của họ, họ thay thế vợ với những món đồ chơi để ép buộc họ phải vâng lời.
Đức Chúa Trời đã có thể tạo ra chúng ta như vậy – những con người như robot (iPeople) được thiết kế để
yêu thương phục tùng Ngài, lập trình sự thờ phượng trong chúng ta giống như một chương trình bảo vệ cho màn hình của máy vi tính (screensaver). Nhưng khi đó tình yêu và sự vâng lời bị ép buộc của chúng ta là vô nghĩa. Vì vậy Đức Chúa Trời ban cho chúng ta khả năng tự do lựa chọn việc yêu thương và vâng lời Ngài.
- S. Lewis giải thích vì sao sự tự do lựa chọn lại là một phần thiết yếu trong kế hoạch của Đức Chúa Trời.
“Nếu một vật được tự do trở nên tốt đẹp thì nó cũng tự do trở nên xấu xa. Và ý chí tự do là điều cho phép người ta có thể trở nên xấu xa. Vậy thì, vì sao Đức Chúa Trời lại cho họ ý chí tự do? Bởi vì ý chí tự do, mặc dù cho cho phép người ta có thể trở nên xấu xa, cũng là điều duy nhất khiến cho bất kỳ một tình yêu hay một điều tốt đẹp hay một niềm vui đáng để tận hưởng. 7
Chống đối lại Kế hoạch của Thượng Đế
Chúng ta sống trong một thế giới với những định luật vật lý tác động lên cả vũ trụ. Vào ngày 11/9, USA Today thống kê rằng 200 người trên tầng số 101 đến 107 của tháp phía bắc tòa nhà World Trade Center đã nhảy xuống vì cớ khói và hơi nóng dữ dội. Trong vòng 10 giây, định luật trọng lực khiến họ chết ngay.
Cũng như Đức Chúa Trời đã tạo nên những định luật vật lý như trọng lực, Ngài cũng cho chúng ta những định luật đạo đức tác động lên mối quan hệ của chúng ta với Ngài và những người khác. Đức Chúa Trời đã ban cho dân sự Ngài Mười Điều răn, và phán với họ qua Môi-se rằng họ phải sống theo đúng như luật pháp của Ngài.
Trong Mười Điều răn, chúng ta được dạy phải yêu Đức Chúa Trời hơn tất cả mọi điều, không nói dối, trộm cắp, quan hệ tình dục ngoài hôn nhân, hay tham lam tài sản của người khác. Chúa Giê-xu tóm tắt lại tất cả những điều răn bằng cách nói rằng chúng ta phải yêu Đức Chúa Trời với tất cả tấm lòng và yêu người lân cận như mình.
Đáng buồn là không ai trong chúng ta đạt đến tiêu chuẩn của Đức Chúa Trời. Tất cả chúng ta đều đã vi phạm những định luật đạo đức của Đức Chúa Trời theo cách này hay cách khác. Chúng ta đã vi phạm luật pháp của Đức Chúa Trời bằng cách tích cực chống đối hay thụ động bỏ qua. Kinh Thánh gọi sự không vâng lời này là “tội lỗi”, có nghĩa là “không đạt chuẩn,” giống như người bắn cung không bắn trúng hồng tâm. Vì vậy, tội lỗi của chúng ta đã phá vỡ mối quan hệ của chúng ta với Đức Chúa Trời vốn được dự định.
Dùng chính ví dụ của người bắn cung, chúng ta đã không bắn trúng hồng tâm ở khía cạnh không đạt được mục tiêu mà Ngài tạo dựng nên chúng ta. Theo như Kinh Thánh, tất cả chúng ta đều đã phạm tội và xa cách Đức Chúa Trời (Rô-ma 3:23).
Bất kể những điều gì những chương trình truyền hình hay nghệ sĩ tấu hài báng bổ, Đức Chúa Trời không nháy mắt cho qua những tội lỗi của chúng ta. Trên thực tế, bản tính và sự công bình tuyệt đối của Ngài đòi hỏi phải phán xét những điều đó. Và tiền công của tội lỗi là sự chết. Kinh Thánh đã công bố rằng tất cả chúng ta đều phạm tội không tuân theo luật pháp của Đức Chúa Trời.
“Ai đó Đang Đến”
Như vậy thì, có giải pháp nào cho vấn đề tội lỗi của chúng ta? Nếu không, dường như chúng ta phải chịu đời đời xa cách khỏi tình thương của Đức Chúa Trời. Tuy vậy, với Đức Chúa Trời vẫn còn có hy vọng.
“Ngay từ phần đầu trong Cựu Ước, đã có sự hy vọng và trông mong, giống như tiếng bước chân đang tới gần: Ai đó đang đến! … Niềm hy vọng đó lớn dần qua những lời tiên tri khi hết tiên tri này đến tiên tri khác công bố thêm những chi tiết hấp dẫn khác: Ai đó đang đến! 8
Như vậy, “Ai đó” bí ẩn này là ai? Hơn 700 năm trước Đấng Christ, Đức Chúa Trời đã tiết lộ thông qua tiên tri Ê-sai rằng Ngài sẽ là Đấng cứu chuộc chúng ta. Đức Chúa trời viếng thăm loài người qua hình hài một con trẻ. Ê-sai viết
“Vì có một con trẻ sanh cho chúng ta, tức là một con trai ban cho chúng ta; quyền cai trị sẽ nấy trên vai Ngài. Ngài sẽ được xưng là …Đức Chúa Trời quyền năng, là Cha Đời đời, là Chúa Bình an.” (Ê-sai 9:6, NASB)
Những nhà lãnh đạo Do Thái biết lời tiên tri này đã được viết bảy thế kỷ trước Chúa Giê-xu, nhưng không tưởng tượng được rằng Đức Chúa Trời sẽ trở nên như một con người.
Tuy nhiên, phần sau trong sách Ê-sai chúng ta đọc thấy rằng Đấng được gọi là “Đức Chúa Trời quyền năng” sẽ chịu khổ và bị đóng đinh vì tội lỗi chúng ta.
“Nhưng người đã vì tội lỗi chúng ta mà bị vết , vì sự gian ác chúng ta mà bị thương….Chúng ta … ai theo đường nấy; Nhưng Đức Giê-hô-va đã làm cho tội lỗi của hết thảy chúng ta đều chất trên người..” (Ê-sai 53:5-6, NLT)
Bảy thế kỷ sau khi Ê-sai viết là những lời tiên tri của mình, Chúa Giê-xu Christ đã được sanh ra. Chúa Giê-xu khiến những lãnh đạo tôn giáo Do Thái kinh ngạc với tuyên bố rằng mình chính là Đấng Mê-si-a được tiên tri Ê-sai nhắc đến, Đấng chịu chết vì tội lỗi chúng ta và đưa chúng ta đến với Đức Chúa Trời. Tuyên bố xưng nhận là Đức Chúa Trời khiến những lãnh đạo tôn giáo Do Thái nổi giận, dẫn đến việc Chúa Giê-xu chịu đóng đinh và hành hình trên thập tự giá. Nhưng Ngài làm điều đó vì tất cả chúng ta.
Sự Công bình của Đức Chúa Trời được Thỏa mãn
Sứ đồ Phao-lô, ban đầu là kẻ thù của Cơ Đốc Nhân, tiết lộ điều bí ẩn tuyệt diệu về Đấng trên thập giá thật sự là ai, và vì sao Ngài sẵn lòng chịu chết.
“Ngài vốn có hình Đức Chúa Trời, song chẳng coi sự bình đẳng mình với Đức Chúa Trời là sự nên nắm giữ; chính Ngài đã tự bỏ mình đi, lấy hình tôi tớ và trở nên giống như loài người; Ngài đã hiện ra như một người, tự hạ mình xuống, vâng phục cho đến chết, thậm chí chết trên cây thập tự.” (Phi-líp 2:5-8, J. B. Phillips)
Là Đức Chúa Trời, Chúa Giê-xu đã sống một đời sống vô tội, khiến Ngài đạt tiêu chuẩn để có thể chết thay cho chúng ta. Tuy nhiên, vì chỉ một người hoàn hảo mới có thể thay thế cho chúng ta, Đức Chúa Trời đã trở nên một con người. Điều bí ẩn của Chúa Giê-xu là ở chỗ Ngài vừa hoàn toàn là Đức Chúa Trời vừa hoàn toàn là con người. Là con người, Ngài cảm nhận sự đau đớn, trải qua đói khát, và sau cùng chịu chết trên thập tự giá của người La Mã.
Tác giả và học giả Kinh Thánh, A.W. Tozer, giải thích,
“Ngài [Giê-xu] chắc chắn là người giống như Môi-se hay Phao-lô… Đấng vừa là Đức Chúa Trời vừa là người, đã tranh đấu thay cho chúng ta và chiến thắng, chấp nhận món nợ của chúng ta như của chính Ngài và trả hết nợ, gánh lấy tội lỗi của chúng ta và chịu chết vì tội đó và sống lại để khiến chúng ta được tự do. Đây chính là Đấng Christ thật, và không thể chấp nhận một điều gì kém hơn.” 9
Điều khó hiểu là Chúa Giê-xu đã trả thay nợ tội của chúng ta như thế nào. Có lẽ một ẩn dụ về tòa án sẽ làm rõ việc Chúa Giê-xu giải quyết tình trạng tiến thoái lưỡng nan giữa tình thương và sự công bình hoàn hảo của Đức Chúa Trời.
Thử tưởng tượng bước vào một tòa án, mang tội danh giết người (bạn gặp rắc rối to). Khi bước đến băng ghế, bạn nhận ra thẩm phán chính là cha mình. Biết rằng cha thương mình, bạn ngay lập tức kêu nài, “Cha ơi, xin hãy thả cho con được tự do!” Ông đáp, “Cha thương con, nhưng cha là thẩm phán. Cha không thể đơn giản thả con ra là được.”
Ông bị dằn xé giữa hai bên. Sau cùng ông gõ búa và tuyên bố bạn có tội. Không thể bỏ qua luật pháp, ít nhất là thẩm phán không thể làm vậy. Nhưng vì ông yêu thương bạn, ông bước xuống băng ghế, cởi bỏ áo choàng, và tỏ ý chịu thay hình phạt cho bạn. Và thật vậy, ông thay chỗ bạn trên ghế điện.
Đây chính là hình ảnh được Tân Ước vẽ nên. Đức Chúa Trời bước vào lịch sử con người, qua bản thể là Chúa Giê-xu, và bước lên ghế điện (hiểu là: thập giá) thay cho chúng ta, vì chúng ta.
Là Đấng tạo dựng lên mọi vật (xem Giăng 1:1-14), Chúa Giê-xu không phải là một bên thứ ba đứng ra chịu đòn, nhận tội thay chúng ta, nhưng Ngài chính là Đức Chúa Trời. Nói trắng ra, Đức Chúa Trời có hai lựa chọn: phán xử tội của chúng ta hoặc chính Ngài nhận lấy hình phạt. Qua Đấng Christ, Ngài đã chọn điều thứ hai.
Cụm từ trong Kinh Thánh mô tả sự tha thứ nhưng không của Đức Chúa Trời thông qua sự hy sinh của Đấng Christ là ân điển. Trong khi sự nhân từ cứu chúng ta khỏi điều chúng ta đáng phải nhận, ân điển của Đức Chúa Trời ban cho chúng ta điều ta không xứng đáng. Sứ đồ Phao-lô giảng giải,
“Nhưng Đức Chúa Trời tỏ lòng yêu thương Ngài đối với chúng ta, khi chúng ta còn là người có tội, thì Đấng Christ vì chúng ta chịu chết. Vả, họa mới có kẻ chịu chết vì người nghĩa; dễ thường cũng có kẻ bằng lòng chết vì người lành. Nhưng Đức Chúa Trời tỏ lòng yêu thương Ngài đối với chúng ta, khi chúng ta còn là người có tội, thì Đấng Christ vì chúng ta chịu chết. (Rô-ma 5:6-8, NCV)
Nhưng vẫn còn thiếu một yếu tố. Mỗi người chúng ta phải tự mình tiếp nhận món quà nhưng không mà Chúa Giê-xu ban cho. Ngài không ép buộc chúng ta phải nhận.
Chúng ta có quyền Lựa chọn
Chúng ta liên tục đưa ra những sự lựa chọn-mặc đồ gì, ăn món gì, nghề nghiệp, kết hôn với ai, v.v. Trong mối quan hệ với Đức Chúa Trời cũng như vậy. Tác giả Ravi Zacharias viết:
“Thông điệp của Chúa Giê-xu tỏ ra rằng từng cá nhân… không sẵn biết Đức Chúa Trời sẵn có từ khi sinh ra, nhưng là một sự lựa chọn có cân nhắc để mời Ngài cai quản đời sống của chính mình.” 10
Trong lịch sử loài người, Chúa Giê-xu là Đấng duy nhất chiến thắng sự chết. Vì vậy, Ngài là Đấng duy nhất đáng để chúng ta tin theo. Chúa Giê-xu đã nói sự sống đời đời là món quà nhưng không chỉ có được qua chính mình Ngài.
Tuy nhiên, cũng như bất kỳ món quà nào khác, món quà sự sống đời đời của Thượng Đế không thuộc về chúng ta trừ phi chúng ta tiếp nhận nó. Tất cả những gì còn lại là sự lựa chọn của chúng ta. Ta đang cân nhắc cả cõi đời đời. Chúng ta có thể lựa chọn một trong ba sự lựa chọn khác nhau:
- chúng ta có thể mặc kệ Ngài,
- chúng ta có thể từ chối Ngài, HOẶC
- chúng ta có thể tiếp nhận Ngài.
Mặc kệ Chúa Giê-xu
Lý do khiến nhiều người sống và mặc kệ Thượng Đế là vì họ quá bận rộn với những kế hoạch của chính mình. Chuck Colson đã như vậy. Lúc 39 tuổi, Colson làm ở văn phòng cạnh bên tổng thống Hoa Kỳ. Ông là “người đàn ông cứng rắn” đưa ra những quyết định khó khăn ở Nhà Trắng Nixon. Tuy vậy, năm 1972, scandal Watergate hủy hoại thanh danh của ông và thế giới của ông sụp đổ.
Sau này ông viết:
“Tôi đã chỉ quan tâm đến bản thân. Tôi đã… thành công và tôi không công nhận sự phù trợ của Thượng Đế, không bao giờ cảm ơn Ngài dù chỉ một lần về bất kỳ những quà tặng mà Ngài đã ban. Tôi chưa từng nghĩ về một điều gì “vô cùng cao trọng hơn” chính bản thân mình, hoặc nếu tôi có lúc thoáng nghĩ đến quyền năng vô hạn của Thượng Đế, tôi chưa từng liên hệ với Ngài. 11
Nhiều người có thể đồng cảm với Colson. Ta dễ bị cuốn theo nhịp sống hối hả và có ít hoặc không có thời gian cho Chúa. Tuy nhiên mặc kệ lời kêu gọi tha thứ nhân từ của Đức Chúa Trời cũng có hậu quả tệ hại như là từ chối thẳng thừng. Nợ tội của chúng ta vẫn chưa được trả. Bạn sẵn lòng chấp nhận rủi ro đó hay sao?
Chối bỏ Chúa Giê-xu
Người ta đưa ra nhiều lý do để chối bỏ sự tha thứ trọn vẹn của Đấng Christ.
Tuy nhiên, Ravi Zacharias, người tranh luận với nhiều người trí thức tại hàng trăm khuôn viên trường đại học, tin rằng lý do căn cơ nhất khiến đa số người ta chối bỏ Thượng Đế là đạo đức. Họ không muốn bất kỳ ai, kể cả Thượng Đế, can dự vào đời sống mình. Ông viết:
“Một người chối bỏ Đức Chúa Trời không phải bởi những yêu cầu của lý trí hay bởi thiếu bằng chứng. Một người chối bỏ Thượng Đế là vì sự chống đối về mặt đạo đức khiến họ từ chối không thừa nhận nhu cầu có Thượng Đế trong đời. 12
Chúa Giê-xu không ép buộc bạn tiếp nhận Ngài. Tuy nhiên, chối bỏ Ngài sau hết sẽ khiến bạn đời đời xa cách sự tha thứ và ân điển tuyệt vời của Ngài. C. S. Lewis là một người hoài nghi đã quyết định rằng giá đó quá đắt.
Tiếp nhận Chúa Giê-xu
Mong muốn được tự do về mặt đạo đức khiến học giả Oxford lỗi lạc, Lewis, tránh xa Thượng Đế trong hầu hết những năm tháng đại học. Sau khi cuộc tìm kiếm lẽ thật hướng ông đến với Đức Chúa Trời, Lesis giải thích làm thể nào việc tiếp nhận Đấng Christ không chỉ liên quan đến việc đồng ý về mặt lý trí với những dữ kiện. Ông viết:
“Con người tội lỗi không chỉ là một tạo vật không hoàn hảo cần được cải thiện: anh ta là một kẻ nổi loạn phải hạ vũ khí. Hạ vũ khí, đầu hàng, nói rằng mình xin lỗi,… đó là những gì các Cơ Đốc Nhân gọi là sự ăn năn. 13
Sự ăn năn đã xảy đến với Colson. Sau khi âm mưu Watergate bị vạch trần, Colson bắt đầu đọc quyển Cơ Đốc Giáo Đơn thuần của Lewis, do bạn ông tặng. Là một luật sư được đào tạo, ông lấy một tập giấy và bắt đầu ghi lại những lập luận của Lewis. Colson nhớ lại:
“Tôi biết đã đến lúc… Liệu tôi có thể tiếp nhận Chúa Giê-xu Christ mà không e ngại? Giống như thể có một cách cửa ở phía trước tôi. Không thể nào né qua một bên được. Tôi phải bước xuyên qua, hoặc tôi phải ở ngoài. Nói “có lẽ” hay “tôi cần thêm thời gian” chỉ là nói đùa.
“Và vậy là một buổi sáng sớm thứ Sáu, khi tôi ngồi một mình tĩnh lặng trước bãi biển mà tôi yêu thích, những lời lẽ mà tôi cũng không chắc mình có thể hiểu rõ hay thốt lên vang lên một cách tự nhiên từ môi miệng tôi: ‘Lạy Chúa Giê-xu, con tin Ngài. Con tiếp nhận Ngài. Xin bước vào đời sống con. Con xin dâng thời con cho Chúa.” 14
Colson khám phá thấy rằng những câu hỏi của ông, “Tôi là ai?” “Vì sao Tôi ở đây?” và “Tôi sẽ đi đâu?” đã được Chúa Giê-xu trả lời.
Tình bạn và món quà sự sống đời đời của Thượng Đế hoàn toàn ban cho nhưng không-và chúng ta chỉ phải nhận vì Ngài đã trả hết nợ tội của chúng ta rồi. Nhưng chúng ta phải tiếp nhận lời mời đó.
Nhấp vào đây để xem trang 10 trên 10 bài “Vì sao chọn Giê-xu?”
Hiện có phải là thời điểm thích hợp trong đời để bạn sẵn lòng tiếp nhận lời mời gọi nhưng không của Thượng Đế? Có lẽ cũng như Josh McDowell, Chuck Colson, và nhiều người khác, cuộc sống của bạn cũng trống trải. Đức Chúa Trời có thể lấp đầy khoảng trống đó và thay đổi bạn trong phút chốc. Ngài tạo dựng nên bạn để có một cuộc sống tràn đầy ý nghĩa và mục đích. Chúa Giê-xu phán, “Còn ta đã đến, hầu cho chiên được sự sống và được sự sống dư dật.” (Giăng 10:10b)
Nếu bạn đặt lòng tin nơi Chúa Giê-xu Christ, Đức Chúa Trời sẽ tha thứ cho tất cả mọi tội lỗi của bạn- trong quá khứ, hiện tại, và tương lai- và khiến bạn trở nên con Ngài. Khi bạn là con yêu thương của Ngài, Ngài ban cho bạn mục đích và ý nghĩa trong đời sống trên đất và lời hứa về sự sống đời đời với Ngài. Lời Chúa dạy, “Nhưng hễ ai đã nhận Ngài, thì Ngài ban cho quyền phép trở nên con cái Đức Chúa Trời, là ban cho những kẻ tin danh Ngài,” (Giăng 1:12)
Bạn có thể mời Chúa Giê-xu vào cuộc đời mình ngay bây giờ bằng cách xưng nhận tội của mình với Ngài và mời Ngài làm Chúa làm Chủ đời mình. Trong Khải huyền 3:20, Chúa Giê-xu phán,
“Này! ta đứng ngoài cửa nếu ai nghe tiếng ta mà mở cửa cho, mà gõ; nếu ai nghe tiếng ta mà mở cửa cho, thì ta sẽ vào cùng người ấy, ăn bữa tối với người, và người với ta.” (Khải huyền 3:20, NIV)
Chúa sẽ lắng nghe bạn. Ngài biết rõ tấm lòng bạn và không bận tâm đến lời lẽ của bạn nhiều bằng việc thái độ trong lòng bạn ra sao. Dưới đây là một bài cầu nguyện được gợi ý:
“Kính lạy Chúa, con muốn biết chính mình Chúa và sống đời đời với Ngài. Cảm ơn,
Chúa Giê-xu, đã chết trên thập tự giá vì tội lỗi của con. Con mở cửa cuộc đời con và mời Ngài làm Chúa làm Chủ của con. Xin điều khiển cuộc đời con và thay đổi con và khiến con trở nên người mà Ngài mong muốn con trở thành.”
Những lời lẽ đơn giản này có thể hiện khát khao trong lòng bạn? Nếu có, chỉ đơn giản thưa với Đức Chúa Trời, cầu nguyện với những lời được gợi ý ở trên bằng tiếng mẹ đẻ của mình.
Một khi bạn tiếp nhận Ngài vào đời sống, Chúa Giê-xu sẽ tha thứ tội lỗi, trở nên người bạn thân nhất, và đưa bạn bước vào sự hiện diện của Đức Chúa Trời. Phao-lô giải thích,
“Còn anh em ngày trước vốn xa cách Đức Chúa Trời, và là thù nghịch cùng Ngài bởi ý tưởng và việc ác mình, nhưng bây giờ Đức Chúa Trời đã nhờ sự chết của Con Ngài chịu lấy trong thân thể của xác thịt mà khiến anh em hòa thuận, đặng làm cho anh em đứng trước mặt Ngài cách thánh sạch không vết, không chỗ trách được.” (Cô-lô-se 1:21b-22a, NLT)
Nhấp vào đây để biết Chúa Giê-xu thay đổi đời sống như thế nào
Chúa Giê-xu Thay đổi Đời sống
Sau khi Josh cam kết theo Đấng Christ, ông giải thích làm sao Chúa Giê-xu đã giúp cất đi sự bồn chồn và bất an của mình. Cuộc đời ông thay đổi.
“Vài tháng sau khi tôi quyết định theo Đấng Christ, tôi dần có một sự bình an trong tâm trí. Đừng hiểu lầm. Tôi không nói là không có mâu thuẫn gì. Điều tôi tìm được trong mối quan hệ với Chúa Giê-xu không phải là việc không có mâu thuẫn mà là khả năng đương đầu với chúng. Tôi sẽ không đổi điều đó lấy bất kỳ thứ gì trên đời.” 15
Josh đã khám phá được rằng Chúa Giê-xu Christ trả lời cho tất cả những câu hỏi lớn trong đời: “Tôi là ai?” “Vì sao Tôi ở đây?” Và, “Sau khi qua đời, tôi sẽ đi về đâu?”
Là con của Đức Chúa Trời, bạn là một người mới trong Đấng Christ, và không có điều gì bạn làm hay suy nghĩ có thể khiến cho bạn đánh mất phần thừa kế đời đời của mình. Tuy nhiên, sẽ có lúc chịu cám dỗ, nghi ngờ và thậm chí là thất bại. Chúng ta thảy đều làm Chúa thất vọng nhiều lần, nhưng Ngài hứa sẽ hoàn toàn tha thứ và thanh tẩy chúng ta. (1 Giăng 1:9)
Chúa Giê-xu không bao giờ từ bỏ bạn, và khi bạn để Ngài trở nên một phần trong cuộc đời mình, bạn sẽ cảm nhận được sự tha thứ, sự bình an, mục đích và quyền năng của Ngài.
- Sự tha thứ: Chúa Giê-xu tha thứ cho mọi tội lỗi của bạn (1 Giăng 1:9)
- Sự bình an: Chúa Giê-xu ban sự bình an của Ngài cho bạn (Giăng 14:27)
- Mục đích: Chúa Giê-xu ban cho bạn mục đích sống (Giê-rê-mi 29:11)
- Quyền năng: Chúa Giê-xu ban quyền năng cho bạn qua Đức Thánh Linh (Công vụ 1:8)
Điều quan trọng là phải nhớ rằng tình yêu thương của Chúa Giê-xu không dựa trên việc bạn tốt đến đâu hay cảm nhận ra sao. Không phải lúc nào bạn cũng luôn cảm nhận sự hứng khởi bạn cảm nhận khi mời Chúa Giê-xu vào cuộc đời mình —nhưng Ngài vẫn luôn ở bên.
Tình yêu Hy sinh
Lãnh đạo thanh niên Samantha Tidball kể lại việc làm thể nào, khi cô còn là thiếu niên, cô đã hẹn hò với một số chàng trai và hết lần này đến lần khác thấy chán sau vài tuần hò hẹn. Cô nhận thấy rằng mình có sự hứng khởi khi theo đuổi nhau – một điều không thể duy trì lâu được. Và cô nói điều đó cũng tương tự khi cô mới bắt đầu mối quan hệ với Đức Chúa Trời.
Khi sự hào hứng ban đầu không còn, Samantha cảm thấy trống trải trong lòng và tiếp tục tìm kiếm sự chú ý từ nơi khác. Cô biết Đức Chúa Trời yêu thương mình, nhưng cô không phải luôn cảm nhận được tình thương của Ngài. Cô viết trong một bài trên blog,
“Tôi học biết rằng mình không thể ép buộc cảm xúc Nhưng tôi có thể suy nghĩ về những gì mình biết và tin rằng Đức Chúa Trời thật sự yêu thương tôi. Tôi phải tin rằng Chúa Giê-xu thật sự nghiêm túc khi phán trong I Giăng 4:9-10 rằng, “ Lòng Đức Chúa Trời yêu chúng ta đã bày tỏ ra trong điều nầy: Đức Chúa Trời đã sai Con một Ngài đến thế gian, đặng chúng ta nhờ Con được sống. Nầy sự yêu thương ở tại đây: ấy chẳng phải chúng ta đã yêu Đức Chúa Trời, nhưng Ngài đã yêu chúng ta, và sai Con Ngài làm của lễ chuộc tội chúng ta.”
Nếu Chúa Giê-xu đã chết vì bạn và tôi, thì điều đó nói sao về giá trị của chúng ta? Chúa Giê-xu phán, “Chẳng có sự yêu thương nào lớn hơn là vì bạn hữu mà phó sự sống mình.” (Giăng 15:13) Hiển nhiên, Thượng Đế yêu thương chúng ta nhiều đến mức chịu chết vì chúng ta; không có hành động yêu thương nào lớn hơn thế.”
Một Động cơ Mới
Sứ đồ Phao-lô đã lý giải thể nào tình thương của Chúa Giê-xu thúc đẩy chúng ta sống hoàn toàn cho Ngài. Vì tình yêu thương của Đấng Christ cảm động chúng tôi, và chúng tôi tưởng rằng nếu có một người chết vì mọi người, thì mọi người đều chết, lại Ngài đã chết vì mọi người, hầu cho những kẻ còn sống không vì chính mình mà sống nữa, nhưng sống vì Đấng đã chết và sống lại cho mình.” (II Cô-rinh-tô 5:14-15, NIV)
Sống cho Chúa Giê-xu giống như chạy marathon đường dài hơn là chạy nước rút. Đó là một hành trình trọn đời, qua năm tháng, sẽ khiến bạn trở nên giống như Ngài hơn. Cách tốt nhất để lớn lên trong Đấng Christ và làm vui lòng Chúa là thiết lập những thói quen sau trong cuộc sống hàng ngày của bạn. Nếu bạn đã sẵn sàng để bắt đầu đời sống mới này trong Đấng Christ, chúng tôi khuyến khích bạn đọc, ôn và học thuộc những lời hứa tuyệt diệu của Ngài, được ban trong Lời Ngài là Kinh Thánh.
- Dành thời gian với Chúa Giê-xu trong Lời Ngài hằng ngày.
- Dành thời gian trò chuyện với Ngài trong sự cầu nguyện trong suốt cả ngày.
- Học cách tin cậy và vâng lời Ngài hằng ngày.
- Thờ phượng Ngài với những người khác trong một hội thánh đặt trọng tâm vào Đấng Christ và tin vào Kinh Thánh.
- Chia sẻ tình yêu và ân điển của Ngài với những người khác qua lời nói và hành động.
Cầu xin Chúa chúc phước cho bạn trong cả hành trình!
“Chúng ta cũng nên quăng hết gánh nặng và tội lỗi dễ vấn vương ta, lấy lòng nhịn nhục theo đòi cuộc chạy đua đã bày ra cho ta, nhìn xem Đức Chúa Jêsus, là cội rễ và cuối cùng của đức tin.” (Hê-bơ-rơ 12:1-2, NLT)
Nếu bạn đã bắt đầu một mối liên hệ với Chúa Giê-xu Christ, chúng tôi khuyến khích bạn tìm hiểu thêm về Ngài bằng cách vào thăm trang web sau: Y-Jesus.com/Next. Nếu bạn có câu hỏi về Chúa Giê-xu Christ, và vì sao những người hoài nghi như Josh McDowell và C. S. Lewis lại chuyển sang tin nhận Ngài, hãy vào http://y-jesus.com.
Endnotes – Is Jesus Relevant Today?
- O: The Oprah Magazine, “Oprah talks to Madonna,” (January, 2004), 120.
- Quoted in Josh McDowell, The Resurrection Factor (San Bernardino, CA: Here’s Life Publ., 1981), 1.
- Quoted in William R. Bright, Jesus and the Intellectual (San Bernardino, CA: Here’s Life Publ., 1968), 33.
- Quoted in Rick Warren, The Purpose Driven Life (Grand Rapids, MI: Zondervan, 2002), 17.
- Quoted in Michka Assayas, Bono in Conversation (New York: Riverhead Books, 2005), 203.
- Soren Kierkegarrd, Philosophical Fragments, trans. Howard V. Hong and Edna H. Hong (Princeton, NJ: Princeton University Press, 1985), 26-28.
- C. S. Lewis, Mere Christianity (San Francisco: Harper, 2001), 160.
- Ray C. Stedman, God’s Loving Word (Grand Rapids, MI: Discovery House, 1993), 50.
- Quoted in Assayas, 204.
- R. C. Sproul, Reason to Believe (Grand Rapids, MI: Lamplighter, 1982), 44.
- New Testament, John 3:16
- Ibid., John 1:12
- Old Testament, Isaiah 59:2
- New Testament, Romans 5:8
- Assayas, Ibid.
- Ravi Zacharias, Jesus among Other Gods (Nashville: Word, 2000), 158.
- Martha T. Moore and Dennis Cauchon, “Delay Meant Death on 9/11,” USA Today, Sept. 3, 2002, 1A.
- Charles W. Colson, Born Again (Old Tappan, NJ: Chosen, 1976), 114.
- Ravi Zacharias, A Shattered Visage: The Real Face of Atheism (Grand Rapids, MI: Baker, 2004), 155.
- Lewis, 56.
- Colson, 129