Liệu Chúa Giê-xu có Sống lại Từ Cõi Chết?
Chúng ta ai cũng đều tự hỏi điều gì sẽ xảy ra sau khi chúng ta qua đời. Khi một người thân yêu qua đời, chúng ta mong muốn gặp lại người này khi đến lượt chúng ta. Liệu chúng ta sẽ có một buổi hội ngộ huy hoàng với những người chúng ta yêu thương hay sự chết là kết thúc của tất cả ý thức?
Chúa Giê-xu đã dạy rằng cuộc sống không chấm dứt khi cơ thể chúng ta chết đi. Ngài đã tuyên bố điều đáng kinh ngạc này: “Ta là sự sống lại và sự sống; kẻ nào tin ta thì sẽ sống, mặc dầu đã chết rồi.” Theo lời của những nhân chứng gần gũi nhất với Ngài, Chúa Giê-xu đã chứng minh quyền năng của Ngài trên sự chết bằng cách sống lại từ cõi chết sau khi bị đóng đinh và chôn trong ba ngày. Niềm tin này đã mang lại hy vọng cho Cơ Đốc Nhân trong vòng 2000 năm.
Nhưng nhiều người không có hy vọng gì về đời sống sau cõi chết. Nhà triết học vô thần Bertrand Russell viết, “Tôi tin rằng khi tôi chết, cơ thể tôi sẽ thối rữa, và không còn gì về bản thân tôi còn sót lại.”[1] Russell hẳn nhiên là không tin vào lời Chúa Giê-xu.
Những môn đồ của Chúa Giê-xu đã viết rằng Ngài đã sống lại và hiện ra sau khi bị đóng đinh trên thập tự giá và bị chôn. Họ công bố không chỉ thấy Ngài mà còn cùng cùng ăn với Ngài, động chạm Ngài, và trải qua 40 ngày cùng với Ngài.
Như vậy đây có thể nào đơn giản là một câu chuyện được thêu dệt theo thời gian, hay nó được đặt nền tảng trên bằng chứng rõ ràng? Câu trả lời cho câu hỏi này là nền tảng của Cơ Đốc Giáo. Vì nếu Chúa Giê-xu thật sống lại từ cõi chết, điều này chứng thực mọi điều Ngài phán về chính mình, về ý nghĩa của đời sống, và về số phận của chúng ta sau khi qua đời.
Nếu Chúa Giê-xu đã thật sống lại từ cõi chết, chỉ duy Ngài có câu trả lời cho câu hỏi sống để làm gì và điều gì chờ đón chúng ta khi qua đời. Mặt khác, nếu tường thuật về sự phục sinh của Chúa Giê-xu là không có thật, thì Cơ Đốc giáo được tạo dựng trên nền tảng một lời nói dối. Nhà thần học R. C. Sproul nói rằng:
Nhiều người hoài nghi đã thử phản bác sự phục sinh. Josh McDowell từng là một trong số những người hoài nghi đã dành hơn bảy trăm giờ đồng hồ nghiên cứu những chứng cứ về sự phục sinh. McDowell nói như sau về tầm quan trọng của sự phục sinh:
Tôi đã kết luận rằng hoặc sự sống lại của Chúa Giê-xu là một trong những vụ lừa đảo gian ác, xấu xa, vô nhân đạo nhất mà con người từng nghĩ ra, HOẶC đó là một sự thật tuyệt diệu trong lịch sử.[3] McDowell sau này viết trong tác phẩm kinh điển, Bằng chứng Đòi hỏi phải đưa ra Kết Luận, ghi nhận lại những gì ông khám phá được.
Vậy thì, sự sống lại của Chúa Giê-xu là một sự thật tuyệt diệu hay một tin đồn ác ý? Để tìm hiểu, chúng ta cần xem xét bằng chứng lịch sử và tự mình kết luận, Chúng ta hãy xem những người hoài nghi đã nghiên cứu về sự sống lại và tìm thấy gì.
Những người Nhạo báng và Hoài nghi
Thật đáng buồn là, không phải ai cũng xem xét các bằng chứng cách công tâm. Bertrand Russell thừa nhận rằng nhận định của ông ta về Chúa Giê-xu “không quan tâm” đến các dữ kiện lịch sử.[4] Sử gia Joseph Campbell, không hề trích dẫn bằng chứng nào, bình thản nói với khán giả đài truyền hình PBS rằng sự phục sinh của Chúa Giê-xu không phải là một sự kiện có thật. [5] Các học giả khác, ví dụ như John Dominic Crossan của Hội Nghiên cứu Giê-xu đồng ý với ông ta.[6] Không người nào trong số những người hoài nghi này đưa ra bằng chứng cho quan điểm của họ.
Những người hoài nghi thật, trái ngược với những người nhạo báng, quan tâm đến các bằng chứng. Trong một bài viết của chủ bút trên tạp chí Hoài nghi có tựa đề “Thế nào là một người Hoài nghi?”, có định nghĩa như sau: “Chủ nghĩa hoài nghi có nghĩa là… áp dụng lý trí vào bất kỳ và tất cả mọi ý tưởng – không bỏ sót một điều gì. Nói cách khác… những người hoài nghi xem xét một vấn đề theo cách không giới hạn khả năng hiện tượng đó có thể là thật hay tuyên ngôn đó có thể là thật đúng. Khi chúng ta nói mình là “người hoài nghi”, chúng ta ý muốn nói rằng chúng ta phải nhìn thấy bằng chứng thật thuyết phục trước khi tin.”[7]
Không như Russell và Crossan, nhiều người hoài nghi thật sự nghiên cứu bằng chứng về sự phục sinh của Chúa Giê-xu. Chúng ta sẽ nghe từ một số người trong số họ và xem thử họ phân tích bằng chứng cho câu hỏi có lẽ là quan trọng nhất trong lịch sử loài người như thế nào: Liệu Chúa Giê-xu có Thật sự Sống lại Từ Cõi Chết?
Lời Tiên tri về Chính mình
Từ trước khi chịu chết, Chúa Giê-xu đã nói với các môn đồ rằng Ngài sẽ bị phản bội, bị bắt, và đóng đinh trên thập tự giá và Ngài sẽ sống lại sau ba ngày. Kế hoạch mới thật kỳ lạ làm sao! Điều này có nghĩa gì? Chúa Giê-xu không phải một người thuộc ngành giải trí sẵn lòng biểu diễn khi được yêu cầu; thay vào đó, Ngài đã hứa rằng sự chết và sự sống lại của Ngài sẽ chứng minh cho người ta thấy (nếu họ cởi mở tư tưởng và tấm lòng) rằng Ngài thật sự là Đấng Mê-si-a.
Học giả Kinh Thánh Wilbur Smith nhận xét về Chúa Giê-xu:
Nói cách khác, do Chúa Giê-xu đã nói rõ với các môn đồ rằng Ngài sẽ sống lại từ cõi chết, nếu không giữ được lời hứa đó sẽ cho thấy Ngài là kẻ lừa đảo Nhưng hiện chúng ta đã nói trước quá xa rồi. Chúa Giê-xu đã chết như thế nào trước khi Ngài (nếu thật đã chết) sống lại?
Một Cái Chết Kinh khủng Và Rồi. . . ?
Bạn biết rằng những giờ phút cuối cùng của Chúa Giê-xu trên đất ra sao nếu bạn đã xem bộ phịm của diễn phim anh hùng/trái tim dũng cảm Mel Gibson Nếu bạn bỏ lỡ vài phần của phim Sự Khổ nạn của Đấng Christ do bạn che mắt lại (quay phim này với máy quay bị che bằng vải đỏ còn dễ hơn), chỉ cần xem phần cuối của bất kỳ sách Phúc Âm nào trong Tân Ước để biết mình đã bỏ lỡ những gì.
Như Chúa Giê-xu đã dự đoán, Ngài đã bị phản bội bởi một trong những môn đồ của Ngài, Giu-đa Ích-ca-ri-ốt, và đã bị bắt. Trong một phiên xử dưới Thống đốc La Mã, Bôn-xơ Phi-lát, Ngài bị buộc tội phản quốc và kết án chết trên thập tự giá bằng gỗ. Trước khi bị đóng đinh trên thập tự giá, Chúa Giê-xu đã bị đánh đập tàn nhẫn với roi cá đuối của người La Mã, loại roi được đính những mảnh xương và mảnh kim loại lóc thịt lộ xương Ngài bị đấm đá nhiều lần và bị người ta nhổ nước bọt.
Sau đó, những kẻ hành hình La Mã dùng búa gỗ đóng đinh thép vào cổ tay và chân Chúa Giê-xu. Sau cùng họ đóng cây thập tự vào lỗ được đào dưới đất, ở giữa hai thập tự khác mang hai tên cướp.
Chúa Giê-xu đã bị treo ở đó khoảng sáu giờ. Sau đó, vào lúc 3 giờ chiều – chính xác là thời điểm chiên con của Lễ Vượt Qua bị giết làm tế lễ chuộc tội (bạn có thấy hình ảnh mang tính biểu tượng chứ?) – Chúa Giê-xu kêu lên, “Mọi việc đã được trọn” (tiếng Ả-rập), và chết.[9] Thình lình trời trở nên tối tăm và có cơn động đất rúng động.[10]
Sự sầu thảm lớn lao làm tan nát mọi giấc mơ của những người vốn say mê sự thu hút và vui mừng sống động của Ngài. Cựu Chủ Tịch Tối Cao Pháp Viện Anh, Lord Haisham, ghi nhận, “Thảm kịch trên Thập tự giá không phải là ở chỗ họ đã đóng đinh một người đáng nhớ, đầy đạo đức và lẽ phải, sầu thảm và u ám… Họ đã đóng đinh một người trẻ tuổi, đầy sức sống và niềm vui, Ngài chính là Chúa Sự sống… một người vô cùng thu hút người ta phải đi theo vì họ thấy vui thích.”[11]
Phi-lát muốn xác nhận rằng Chúa Giê-xu đã chết trước khi cho phép người ta mang xác Chúa đi chôn. Như vậy, một người lính La Mã đâm vào sườn Chúa Giê-xu. Một hỗn hợp máu và nước chảy ra chỉ rõ rằng Ngài đã chết. “Người chết thường không chảy máu như bình thường, nhưng phần tiểu nhĩ bên phải của tim con người chứa máu lỏng sau khi chết, và túi ở bên ngoài chứa nhũ tương gọi là tràn dịch màng tim.”[12] Một khi quân lính xác nhận là Chúa đã chết, xác Chúa Giê-xu được đưa xuống khỏi thập tự và chôn ở phần mộ của Giô-sép ở A-ri-ma-thê. Những người lính La Mã sau đó đóng ấn cho ngôi mộ, và canh giữ liên tục 24 tiếng.
Trong khi đó, các môn đồ cũa Chúa vẫn kinh hãi. Tiến sĩ J. P. Moreland giải thích thể nào lòng họ tan nát và rối trí sau khi Chúa chịu chết trên thập giá. “Họ không còn tự tin rằng Chúa Giê-xu được Đức Chúa Trời sai đến. Họ cũng đã được dạy rằng Đức Chúa Trời sẽ không để cho Đấng Mê-si-a chịu chết. Cho nên họ giải tán. Phong trào Giê-xu chấm dứt giữa chừng.”[13]
Mọi hy vọng đều tiêu tan. Những nhà lãnh đạo Do Thái và La Mã đã thắng – hay ít ra thì có vẻ vậy.
Có gì đó đã Xảy ra
Nhưng câu chuyện chưa chấm dứt. Phong trào Giê-xu không biến mất (dĩ nhiên rồi), và thật vậy, Cơ Đốc Giáo hiện hữu là một tôn giáo lớn nhất thế giới. Vì vậy, chúng ta được biết những gì xảy ra sau khi xác Chúa được đưa xuống khỏi thập tự và đặt trong mộ.
Trong một bài viết trên New York Times, Peter Steinfels trích dẫn sự kiện đáng kinh ngạc diễn ra ba ngày sau khi Chúa Giê-xu chịu chết. “Rất nhanh chóng sau khi Chúa chịu chết, những môn đồ của Ngài bất chợt biến đổi từ một nhóm người hèn nhất và rối trí trở thành những người với sứ điệp về Chúa Giê-xu sống động và vương quốc gần đến của Ngài, rao giảng bất chấp tính mạng, và sau này thay đổi cả đế chế. Có gì đó đã xảy ra… Nhưng chính xác là gì?”[14] Đó là câu hỏi mà chúng ta phải trả lời thông qua việc xem xét các dữ kiện.
Chỉ có năm cách lý giải có lý cho sự phục sinh của Chúa Giê-xu, như được mô tả trong Tân Ước;
- Chúa Giê-xu không thật sự chết trên thập tự.
- “Sự phục sinh” là âm mưu giả dối
- Các môn đồ đã hoang tưởng.
- Tường thuật mang tính huyền thoại mà thôi.
- Điều đó thật sự đã xảy ra.
Chúng ta hãy xem xét lần lượt các lựa chọn này để xem điều nào phù hợp với các dữ kiện nhất.
Chúa Giê-xu liệu có chịu Chết?
“Marley đã chết chắc, không còn nghi ngờ gì nữa.” Tác phẩm Bài thánh ca Giáng sinh của Charles Dicken’s đã bắt đầu như vậy, tác giả không muốn ai nhầm lẫn về tính chất siêu nhiên trong diễn tiến câu chuyện của mình. Tương tự, trước khi chúng ta đóng vai thám tử trong phim CSI và liên kết các bằng chứng về sự sống lại, chúng ta phải thiết lập một điều rằng trên thực tế đã có một xác chết. Bởi lẽ, thỉnh thoảng báo chí vẫn đưa tin có vài “xác chết” trong nhà xác nhúc nhích và hồi phục trở lại. Có thể nào điều đó đã xảy đến với Chúa Giê-xu?
Nhiều người đề xuất rằng Chúa Giê-xu vẫn sống sót sau khi bị đóng đinh và sống lại nhờ bầu không khí mát và ẩm trong hầm mộ. Nhưng giả thiết đó không phù hợp với bằng chứng y khoa. Một bài viết trên Tập san Hội Y khoa Hoa Kỳ giải thích vì sao “giả thiết ngất đi” là không thể đạt được: “Rõ ràng, sức mạnh của bằng chứng lịch sử và y khoa chỉ ra rằng Chúa Giê-xu đã chết. Ngọn giáo, đâm vào sườn bên phải của Ngài, không chỉ xuyên qua phổi bên phải, nhưng cũng qua màng tim, tim và vì vậy đảm bảo rằng Ngài đã chết.”[15] Nhưng vẫn có sự hoài nghi trước kết luận này, vì chuyện đã xảy ra từ 2.000 năm trước rồi. Tối thiểu, chúng ta cần có một ý kiến thứ hai.
Một nơi có thể tìm thông tin là trong các tường thuật của những sử gia phi Cơ Đốc vào thời Chúa Giê-xu sống. Ba trong số các sử gia này đã nhắc đến sự chết của Chúa Giê-xu.
Lucian (c.120 – sau c.180 ) nhắc đến Chúa Giê-xu như một triết gia (nhà triết học) chịu đóng đinh trên thập tự.[16]
Josephus (c.37 – c.100 ) viết, “Vào thời này xuất hiện Giê-xu, một người khôn ngoan, vì ông là một người làm nên điều kỳ diệu. Khi Phi-lát xử Ngài phải chịu đóng đinh, những người lãnh đạo trong vòng chúng ta đã buộc tội Ngài, những người yêu mến Ngài vẫn không thôi yêu mến Ngài.”[17]
Tacitus (c. 56 – c.120) viết, “Christus, tên gọi có nguồn gốc từ đây, chịu hành hình khổ nạn… dưới tay thống đốc của chúng ta, Bôn-xơ Phi-lát.”[18]
Chuyện này cũng giống như xem văn thư lưu trữ và thấy rằng một ngày mùa xuân vào thế kỷ đầu tiên, Báo Jerusalem đăng tin trang nhất về một người tên Giê-xu đã bị đóng đinh và chịu chết. Không phải do công cuộc điều tra kém, và kết luận khá rõ ràng.
Thật vậy, không một tài liệu lịch sử nào có nguồn Cơ Đốc, La Mã, hay Do Thái bác bỏ việc Chúa Giê-xu chịu chết hay chôn. Ngay cả những học giả hoài nghi chối bỏ việc Chúa sống lại cũng đồng ý rằng Chúa Giê-xu đã chết. Người hoài nghi nổi tiếng James Tabor nói, “Tôi nghĩ rằng không có gì phải nghi ngờ việc Giê-xu đã bị hành hình trên thập giá của người La Mã, và Ngài thật sự đã chết.”[19] John Dominic Crossan, nhà đồng sáng lập của Hội Nghiên cứu Giê-xu nổi tiếng hoài nghi, đồng ý rằng Chúa Giê-xu thật đã sống và chết. Ông nói, “Việc Ngài chịu đóng đinh cũng chắc chắn như bất kỳ sự kiện lịch sử nào.”[20]
Khi xem xét các bằng chứng lịch sử và y khoa, chúng ta dường như có nền tảng chắc chắn để bác bỏ giả thiết đầu tiên trong năm lựa chọn của mình. Chúa Giê-xu chắc chắn đã chết, “không còn nghi ngờ gì nữa.”
Vấn đề Ngôi mộ Trống
Không sử gia nghiêm túc nào lại nghi ngờ rằng Chúa Giê-xu thật đã chết khi người ta đưa Ngài xuống khỏi thập tự giá. Tuy nhiên, nhiều người nghi vấn việc xác Chúa biến mất khỏi mộ. Sử gia người Anh Tiến sĩ Frank Morison ban đầu nghĩ rằng sự phục sinh hoặc là một huyền thoại hoặc là một vụ lừa đảo, và ông bắt đầu nghiên cứu để viết sách để bác bỏ nó.[21] Quyển sách này đã trở nên nổi tiếng nhưng không phải vì mục đích ban đầu của nó.
Morrison bắt đầu thử giải quyết vấn đề ngôi mộ trống. Ngôi mộ thuộc về một thành viên Tòa Công luận, tên Giô-sép A-ri-ma-thê. Ở Israel vào thời này, những người thuộc Tòa Công luận là vô cùng danh giá. Mọi người đều biết những người thuộc hội đồng này. Giô-sép hẳn phải là một người có thật. Bằng không, những lãnh đạo Do Thái đã vạch trần sự thật rằng câu này là lừa đảo nhằm bác bỏ sự phục sinh. Đồng thời, ngôi mộ của Giô-sép hẳn ở một địa điểm nổi tiếng và dễ nhận ra, cho nên bất kỳ ý tưởng về việc “lạc xác Chúa Giê-xu trong nghĩa địa” cần phải bị bác bỏ.
Morison tự hỏi vì sao những kẻ thù của Chúa Giê-xu lại cho phép “chuyện hoang đường về ngôi mộ trống” tiếp tục nếu điều đó không đúng sự thật. Việc khám phá xác Chúa Giê-xu cũng sẽ ngay lập tức chấm dứt toàn bộ kế hoạch này.
Và lịch sử cho thấy những người được cho là kẻ thù của Chúa Giê-xu đã buộc tội những môn đồ của Chúa đã lấy cắp xác Chúa, một lời buộc lội rõ ràng dựa trên niềm tin rằng đã có ngôi mộ trống.
Tiến sĩ Paul L. Maier, giáo sư lịch sử cổ đại ở Đại học Tây Michigan, nói đơn giản, “Nếu tất cả mọi bằng chứng được cân nhắc cẩn thận và công tâm, việc kết luận rằng ngôi mộ mà Chúa Giê-xu được chôn đã thật sự trống vào buổi sáng Phục sinh… thật ra là có lý. Và không có chút bằng chứng nào từng được đưa ra… để phản bác lại tuyên bố này.”[22]
Những lãnh đạo Do Thái thật kinh ngạc. Họ buộc tội các môn đồ đã trộm xác Chúa. Nhưng người La Mã đã phân công một toán lính canh được huấn luyện canh gác một suốt 24 giờ (từ bốn đến 16 lính). Josh McDowell ghi nhận rằng đây không phải là những người lính bình thường. “Khi toán lính không hoàn thành nghiệm vụ – nếu họ ngủ gục, rời khỏi vị trí, hoặc thất bại theo cách nào đi nữa – có các nguồn dữ kiện lịch sử để có thể quay lại và mô tả những gì đã xảy ra. Nhiều người trong số đó bị lột trần truồng, chôn sống trong ngọn lửa được châm bằng chính quần áo của họ hoặc bị đóng đinh ngược trên thập giá. Toán Lính canh La Mã được huấn luyện kỷ luật cao và họ sợ bị thất bại dù bất cứ cách nào.”[23]
Không thể nào có chuyện một người lại qua mặt lính canh La Mã và dịch chuyển tảng đá nặng hai tấn. Tuy nhiên hòn đá đã bị dời đi và không tìm thấy xác Chúa Giê-xu.
Nếu người ta tìm thấy xác Chúa ở nơi nào đó, những kẻ thù của Ngài sẽ vạch trần sự thật rằng sự phục sinh là lừa đảo. Tom Anderson, cựu chủ tịch Hội Luật sư Xét xử California, tóm tắt lại sức mạnh của lập luận này:
Như vậy, không có xác, có một ngôi mộ rõ ràng được biết là đã bị bỏ trống, Morison chấp nhận bằng chứng chắc chắn rằng xác Chúa đã biến mất khỏi mộ bằng cách nào đó.
Cướp mộ?
Khi Morrison tiếp tục điều tra, ông bắt đầu xem xét những động cơ của những môn đồ của Chúa Giê-xu. Có lẽ chuyện được cho là phục sinh thật ra là một cái xác bị lấy trộm. Nhưng nếu vậy, thì một người làm sao có thể lý giải cho tất cả những lần Chúa Giê-xu hiện ra sau khi sống lại như được thuật lại? Sử gia Paul Johnson, trong sách Lịch sử người Do Thái, viết, “Điều quan trọng không phải là hoàn cảnh chịu chết của Ngài, nhưng là việc có một nhóm người càng lúc càng đông đúc ở khắp nơi vững tin rằng Ngài đã sống lại.[25]
Thật sự đã có ngôi mộ trống. Nhưng không đơn giản là chỉ việc không có xác Chúa lại có thể khiến những người theo Chúa say mê (đặc biệt nếu như họ chính là những người đi trộm xác.) Một điều phi thường hẳn đã xảy ra, vì những môn đồ của Chúa thôi không than khóc nữa, thôi không trốn tránh, và bắt đầu công bố việc họ đã nhìn thấy Chúa sống lại mà không hề sợ hãi.
Mỗi nhân chứng thuật lại rằng Chúa Giê-xu đã bất ngờ xuất hiện bằng xương bằng thịt với các môn đồ, trước hết là với những người phụ nữ. Morison tự hỏi vì sao những người có mưu gian lại đưa phụ nữ vào trọng tâm kế hoạch. Trong thế kỷ đầu tiên, phụ nữ gần như không có quyền hạn, không thân thế hay địa vị gì. Nếu kế hoạch muốn thành công, Morison lý luận, những người âm mưu sẽ mô tả những người nam, không phải nữ, là những người đầu tiên nhìn thấy Chúa Giê-xu sống lại. Và tuy vậy chúng ta đã nghe thấy rằng những người phụ nữ đã rờ đụng Ngài, nói chuyện với Ngài, và là những người đầu tiên khám phá thấy ngôi mộ trống.
Sau đó, theo lời thuật của các nhân chứng, tất cả các môn đồ đã nhìn thấy Chúa Giê-xu hơn mười lần khác nhau. Họ viết rằng Ngài đã cho họ xem bàn tay và bàn chân và nói họ thử rờ đụng Ngài. Và Ngài cũng đã ăn với họ và sau đó hiện ra sống động với hơn 500 môn đồ vào một lần khác.
Học giả luật khoa John Warwick Montgomery nói, “Năm 56 Sau Công Nguyên, [Sứ đồ Phao-lô đã chép rằng hơn 500 người đã nhìn thấy Chúa Giê-xu sau khi sống lại và đa số vẫn còn sống. (1 Cô-rinh-tô 15:6.) Không thể tin nổi rằng những Cơ Đốc Nhân ban đầu có thể chế ra một câu chuyện như vậy và sau đó lại truyền giảng điều đó với những người vốn có thể dễ dàng bác bỏ đơn giản bằng cách chỉ ra xác Chúa Giê-xu.[26]
Các học giả Kinh Thánh Geislers và Turek đồng tình. “Nếu sự Phục sinh không xảy ra, vì sao Sứ đồ Phao-lô lại đưa ra một danh sách dài những người được cho là nhân chứng? Ông sẽ ngay lập tức mất uy tín trước những độc giả người Cô-rinh-tô khi nói dối trắng trợn như vậy.”[27]
Phi-e-rơ nói với một đám đông ở Sê-sa-rê vì sao ông và những môn đồ khác bị thuyết phục rằng Chúa Giê-xu đã sống lại.
Học giả Kinh Thánh người Anh Michael Green nhận định, “Sự xuất hiện của Chúa Giê-xu đã được xác nhận như bất kỳ cổ vật nào.[28]
Nhấp vào đây để xem trang 8 trên 10 của bài “Liệu Chúa Giê-xu có Sống lại Từ Cõi Chết?”
Nhất quán đến phút Cuối
Cứ như thể những tường thuật từ các nhân chứng không đủ để thách thức sự hoài nghi của Morison, ông cũng bối rối trước hành vi của các môn đồ. Sự thật lịch sử khiến các sử gian, nhà tâm lý học và những người hoài nghi đều bối rối đó là mười một người vốn dĩ hèn nhát bất thình lình sẵn sàng chịu sỉ nhục, tra tấn và chịu chết. Tất cả trong số đó chỉ trừ một người đã tử đạo. Họ có thể nào hành động đến mức đó chỉ vì một lời nói dối, khi biết rằng chính họ đã lấy trộm xác?
Những kẻ khủng bố Hồi giáo ngày 11 tháng Chín chứng minh rằng một số người sẵn lòng chết vì một lý tưởng sai lệch mà họ tin theo. Tuy nhiên sẵn lòng tử đạo vì một điều mình biết rõ là dối trá mới thật là điên rồ. Như Paul Little đã viết, “Người ta sẽ chịu chết vì những gì họ tin là đúng, nhưng có thể thật ra là sai. Tuy nhiên, họ không chịu chết vì điều họ biết rõ là dối trá.”[29] Các môn đồ hành động theo một cách thức nhất quán với một niềm tin chân thành rằng người lãnh đạo của họ vẫn sống.
Không ai có thể lý giải đầy đủ vì sao các môn đồ có thể sẵn sàng chịu chết vì điều họ biết rõ là dối trá. Nhưng ngay cả khi họ cùng nhau âm mưu nói dối về sự phục sinh của Chúa Giê-xu, làm sao họ có thể duy trì âm mưu này qua nhiều thập niên mà không một ai phản bội vì tiền hay địa vị? Moreland viết, “Những người nói dối vì tư lợi không gắn bó với nhau lâu dài, đặc biệt là khi có sự gian khổ làm suy giảm các lợi ích nhận được.”[30]
Chuck Colson, hàm ý nói đến scandal Watergate trong thời Tổng thống Nixon chỉ ra rằng thật khó để duy trì lâu dài một lời nói dối chung của cả nhóm.
Có điều gì đó đã xảy ra và thay đổi mọi điều về những người nam và nữ này. Morrison công nhận, “Bất kỳ ai xem xét vấn đề này trước sau gì cũng phải đối mặt với sự thật rằng điều này không thể lý giải được… Sự thật rằng… Nhóm nhỏ này đã có một niềm tin sâu sắc – một sự thay đổi chứng minh cho việc Chúa Giê-xu đã sống lại từ ngôi mộ.”[32]
Nhấp vào đây để xem trang 9 trên 10 của bài “Liệu Chúa Giê-xu có Sống lại Từ Cõi Chết?”
Các Môn đồ đã Hoang tưởng chăng?
Một số người vẫn tưởng mình nhìn thấy Evis mập béo tóc bạc chạy vào Dunkin Donuts. Và cũng có những người tin rằng tối qua họ đã ở bên những người ngoài hành tinh trên phi thuyền mẹ và phải là vật thí nghiệm bí mật. Đôi khi một số người nhất định có thể “nhìn thấy” những gì họ muốn, những điều không có thật. Và đó là lý do vì sao mà nhiều người tuyên bố rằng các môn đồ đau khổ vì việc Chúa chịu đóng đinh đến nỗi sự khao khát của họ muốn nhìn thấy Chúa Giê-xu đã tạo nên sự hoang tưởng dạng rộng. Có lý không?
Nhà tâm lý học Gary Collins, cựu Chủ tịch Hội Nhà tư vấn Tâm lý Hoa Kỳ, khi được hỏi về khả năng xảy ra của việc các môn đồ thay đổi hành vi đáng ngạc nhiên là do hoang tưởng? Collins nhận xét, “Hoang tưởng xảy ra với từng cá nhân. Theo bản chất của nó, chỉ một người có thể nhìn thấy một hoang tưởng nhất định vào một thời điểm nào đó. Chắc chắn không thể nào được cả một nhóm người nhìn thấy.”[33]
Việc hoang tưởng không có chút khả năng nào, theo nhà tâm lý học Thomas J. Thorburn. “Không thể tưởng tượng được việc… năm trăm người, tinh thần tương đối tỉnh táo… có thể cảm nhận mọi ấn tượng từ các giác quan – nhìn, nghe, động chạm – và tất cả những điều đó… những trải nghiệm của họ hoàn toàn dựa trên… sự hoang tưởng.”[34]
Hơn nữa, về mặt tâm lý học của hoang tưởng, một người cần phải ở trạng thái tâm thần khi họ mong muốn nhìn người đó đến mức tâm trí họ tự tạo nên hình ảnh người ấy. Hai lãnh đạo lớn của hội thánh ban đầu, Gia-cơ và Phao lô, cả hai đã công bố mạnh mẽ rằng họ đã nhìn thấy Christ Giê-xu đã sống lại, dù không hề mong đợi hay hy vọng được hân hạnh đó. Thật vậy, sứ đồ Phao-lô đã dẫn đầu những đợt bắt bớ Cơ Đốc Nhân đầu tiên, và không thể nào giải thích được – sự chuyển đổi đức tin của ông trừ việc ông làm chứng rằng chính Chúa Giê-xu đã hiện ra với ông, Đấng đã sống lại.
Lý thuyết về sự hoang tưởng, do đó, có vẻ là một ngõ cụt khác. Điều gì khác có thể lý giải cho sự sống lại?
Từ Lời dối thành ra Huyền thoại
Một số người hoài nghi không chịu thuyết phục cho rằng câu chuyện phục sinh là một huyền thoại bắt đầu từ một hoặc nhiều người nói dối hay nghĩ rằng học đã nhìn thấy Chúa Giê-xu sau khi sống lại. Qua thời gian, huyền thoại này càng phát triển và được thêu dệt thêm khi được truyền miệng.
Nghe qua thì có vẻ như là một giả thiết có lý. Nhưng có ba vấn đề lớn với lý thuyết này.
- Trước hết, những huyền thoại đơn giản là không thể phát triển nếu có nhiều nhân chứng còn sống để bác bỏ chúng. Một sử gia La Mã và Hy Lạp cổ, N. Sherwin-White, đã tranh cãi rằng tin tức về sự phục sinh lan truyền quá sớm và quá nhanh để có thể được cho là huyền thoại. [35]
- Thứ hai, các huyền thoại phát triển bởi truyền miệng và không có các tài liệu lịch sử đương thời có thể xác nhận được Tuy vậy các sách Phúc Âm đã được viết trong vòng ba thập kỷ sau sự phục sinh.[36]
- Thứ ba, lý thuyết huyền thoại không giải thích đầy đủ về ngôi mộ trống hoặc về đức tin kiên định được lịch sử xác nhận của các sứ đồ rằng Chúa Giê-xu đã sống lại.[37]
Do vậy, lý thuyết huyền thoại dường như không vững vàng mấy so với những nỗ lực khác nhằm lý giải cho tuyên ngôn kỳ diệu này. Hơn nữa, tường thuật về sự sống lại của Chúa Giê-xu thật sự đã thay đổi lịch sử, bắt đầu từ Đế chế La Mã. Làm thế nào một huyền thoại có thể tạo nên ảnh hưởng lớn như vậy trên lịch sử trong một thời gian ngắn như vậy?
Nhấp vào đây để xem trang 10 trên 10 của bài “Liệu Chúa Giê-xu có Sống lại Từ Cõi Chết?”
Vì sao Cơ Đốc Giáo Chiến thắng?
Morrison đã rất kinh ngạc trước dữ kiện rằng “một phong trào nhỏ nhoi không quan trọng lại có thể chiến thắng sự bắt bớ gian giảo của các tổ chức Do Thái, cũng như sức mạnh của La Mã. Vì sao nó lại đắc thắng, dù có vô vàn trở ngại?
Ông viết, “Trong vòng hai mươi năm, tuyên bố của những nông dân Ga-li-lê này đã phá rối hội thánh Do Thái… Trong dưới năm mươi năm nó bắt đầu đe dọa an ninh của Đế quốc La Mã. Khi đã nói hết những gì cần nói… chúng ta phải đối mặt với một điều bí ẩn lớn hơn hết thảy. Vì sao nó lại đắc thắng?[38]
Chắc chắn, nếu không có sự phục sinh, Cơ Đốc Giáo đã chết ngay thêm thập tự giá khi các môn đồ trốn chạy để giữ lấy mạng sống. Nhưng các sứ đồ vẫn tiếp tục thiết lập một phong trào Cơ Đốc phát triển.
J. N. D. Anderson viết, “Hãy nghĩ đến sự kỳ lạ về mặt tâm lý học khi tưởng tượng một nhóm nhỏ những kẻ hèn nhát thất bại đang núp trong phòng cao một ngày kia nhưng vài ngày sau lại biến đổi trở thành một nhóm người mà không một sự bắt bớ nào có thể làm họ câm nín – và sau rồi người ta lại tìm cách cho rằng sự biến đổi vượt trội này chỉ bắt nguồn từ một sự bịa đặt đáng thương mà thôi, điều này không mấy thuyết phục… Chuyện đó không có lý chút nào.”[39]
Một Kết luận đáng Ngạc nhiên
Sau khi loại bỏ các trường hợp chuyện hoang đường, hoang tưởng và khám nghiệm tử thi có sai sót, với bằng chứng không thể chối từ ngôi mộ trống, với số nhân chứng đông đảo nhìn thấy Chúa xuất hiện, và với sự biến đổi không thể lý giải được và ảnh hưởng trên cả thế giới của những người tuyên bố đã nhìn thấy Ngài, Morison đã bị thuyết phục rằng định kiến vốn có của ông đối với sự sống lại của Chúa Giê-xu là sai. Ông bắt đầu một quyển sách khácAi đã Dịch chuyển Tảng đá? – để mô tả chi tiết những kết luận mới của mình. Morrison đơn giản là lần theo dấu vết của các bằng chứng, từng manh mối một, cho đến khi sự thật về toàn bộ vụ việc trở nên rõ ràng đối với ông. Điều khiến ông ngạc nhiên là bằng chứng lại đưa đến niềm tin vào sự phục sinh.
Trong chương đầu tiên, “Quyển sách Bị Từ chối Viết,” người từng hoài nghi này giải thích thể nào bằng chứng đã thuyết phục ông rằng sự sống lại của Chúa Giê-xu là một sự kiện lịch sử có thật. “Cũng giống như một người vốn định đi vào rừng theo một lối mòn quen thuộc và phổ biến lại bất ngờ bước ra từ nơi mình chẳng hề dự định vậy.”[40]
Morrison không phải là người duy nhất như vậy. Vô số những người hoài nghi đã xem xét bằng chứng về việc Chúa phục sinh, và chấp nhận rằng đó là sự thật đáng kinh ngạc nhất trong lịch sử nhân loại. C. S. Lewis, người thậm chí từng nghi ngờ sự tồn tại của Chúa Giê-xu, cũng đã bị thuyết phục bởi bằng chứng về sự sống lại của Chúa Giê-xu. Ông viết, “Một điều hoàn toàn mới trong lịch sử Vũ trụ đã xảy ra.” Đấng Christ đã đắc thắng sự chết. Cánh cửa vốn bị đóng chặt lần đầu tiên đã được mở ra.” [41]
Chúng ta hãy xem xét thêm một người hoài nghi khác đã bị thuyết phục bởi bằng chứng.
Vị Giáo sư Kinh ngạc
Một trong những người lúc đầu nghĩ rằng sự phục sinh đơn giản là một chuyện hoang đường, nhưng sau đó thay đổi quan điểm như Morison, là một trong những học giả luật hàng đầu, Tiến sĩ Simon Greenleaf. Greenleaf đã giúp thiết lập Trường Luật Đại học Havard. Ông đã viết tam phẩm pháp lý tuyệt vời mang tên Luận án về Luật của Bằng Chứng, sách đã được gọi là “tác phẩm có thẩm quyền lớn nhất trong toàn thể các tác phẩm về quy trình thủ tục pháp lý.”[42] Hệ thống pháp lý Hoa Kỳ ngày nay vẫn dựa vào các quy tắc về bằng chứng do Greenleaf thiết lập.
Khi dạy ngành luật tại Harvard, Giáo sư Greenleaf tuyên bố với lớp học của mình rằng sự phục sinh của Chúa Giê-xu chỉ đơn giản là một huyền thoại. Là một người vô thần, ông nghĩ không thể có phép lạ. Trong một lần phản bác, ba sinh viên luật thách thức ông áp dụng các nguyên tắc nổi tiếng của ông cho tường thuật về sự phục sinh.
Sau khi bị thúc giục nhiều lần, Greenleaf chấp nhận thử thách của sinh viên và bắt đầu nghiên cứu bằng chứng. Tập trung tâm trí thiên tài về pháp lý của mình vào các dữ kiện trong lịch sử, Greenleaf thử chứng minh rằng tường thuật về sự phục sinh là sai.
Tuy nhiên Greenleaf càng nghiên cứu các dữ liệu lịch sử thì càng kinh ngạc trước bằng chứng vững chắc ủng hộ cho tuyên bố rằng Chúa Giê-xu thật sự đã sống lại từ ngôi mộ. Sự hoài nghi của Greenleaf đã bị thách thức bởi bởi một sự kiện đã làm thay đổi lịch sử con người.
Greenleaf không thể lý giải nhiều thay đổi kinh ngạc diễn ra ngay sau khi Chúa Giê-xu chịu chết, điều đáng kinh ngạc nhất là hành vi của các môn đồ. Không phải chỉ một hai môn đồ kiên quyết cho rằng Chúa Giê-xu đã sống lại; mà tất cả bọn họ đều như vậy. Áp dụng chính những nguyên tắc về bằng chứng của mình cho các dữ kiện, Greenleaf đã rút ra được kết luận của mình.
Chuyển đổi quan điểm một cách đáng kinh ngạc, Greenleaf chấp nhận rằng sự sống lại của Chúa Giê-xu là cách giải thích tốt nhất cho những sự kiện diễn ra ngay sau khi Ngài chịu đóng đinh. Đối với học giả pháp lý thông thái và người từng theo chủ nghĩa vô thần này, không thể nào có việc các môn đồ kiên quyết tin rằng Chúa Giê-xu đã sống lại nếu họ không thật sự nhìn thấy Đấng Christ.[43]
Trong sách Lời chứng của những Nhà truyền giáo của mình, Greenleaf ghi chép lại những bằng chứng khiến ông thay đổi chính kiến. Trong kết luận của mình ông thách thức những ai tìm kiếm lẽ thật về sự phục sinh hãy xem xét các bằng chứng cách công tâm.
Greenleaf bị thuyết phục bởi các bằng chứng đến mức ông trở thành một Cơ Đốc Nhân nghiêm túc. Ông tin rằng bất kỳ người không thiên vị nào khi thật lòng xem xét bằng chứng như trong tòa án cũng sẽ kết luận giống như ông – rằng Chúa Giê-xu Christ thật sự đã sống lại.[44]
Nhưng sự sống lại của Chúa Giê-xu đặt ra những câu hỏi sau: Việc Chúa Giê-xu đã đắc thắng sự chết có ảnh hưởng gì đến đời sống của tôi? Câu trả lời cho câu hỏi đó là tất cả những gì Cơ Đốc Giáo Tân Ước nhắm đến.
Chúa Giê-xu có Nói Điều gì Xảy ra Sau khi Chúng ta Qua đời?
Agar Iso chindan ham o’liklardan tirilsa edi, u faqat boshqa tarafdagi narsani bilishi kerak edi. Iso hayotning ma’nosi va kelajagimiz haqida nima degan?
Nhấp vào đây để đọc “Vì sao chọn Giê-xu?” và khám phá Chúa Giê-xu đã nói gì về cuộc sống sau khi chết đi. [http://jesustruths.org/wwrj/7-jesus-relevant-today/]
Chúa Giê-xu Có thể Mang lại Ý nghĩa cho Đời sống không?
Nhấp vào đây để khám khám xem Chúa Giê-xu có thể trả lời cho các câu hỏi lớn về ý nghĩa đời sống hay không:[http://jesustruths.org/wwrj/7-jesus-relevant-today/]
- “Tôi là ai?”
- “Vì sao Tôi ở đây?”
- “Sau khi qua đời, tôi sẽ đi về đâu?”
Endnotes – Did Jesus Rise from the Dead?
- Paul Edwards, “Great Minds: Bertrand Russell,” Free Inquiry, December 2004/January 2005, 46.
- R. C. Sproul, Reason to Believe (Grand Rapids, MI: Lamplighter, 1982), 44.
- Josh McDowell, The New Evidence That Demands a Verdict (San Bernardino, CA: Here’s Life, 1999), 203.
- Bertrand Russell, Why I Am Not a Christian (New York: Simon & Schuster, 1957), 16.
- Joseph Campbell, an interview with Bill Moyers, Joseph Campbell and the Power of Myth, PBS TV special, 1988.
- Michael J. Wilkins and J. P. Moreland, eds, Jesus Under Fire (Grand Rapids, MI: Zondervan, 1995), 2.
- “What Is a Skeptic?” editorial in Skeptic, vol 11, no. 2), 5.
- Wilbur M. Smith, A Great Certainty in This Hour of World Crises (Wheaton, ILL: Van Kampen Press, 1951), 10, 11
- The Aramaic word Jesus uttered, tetelestai, is an accounting term meaning “debt paid in full,” referring to the debt of our sins.
- Historian Will Durant reported, “About the middle of this first century a pagan named Thallus … argued that the abnormal darkness alleged to have accompanied the death of Christ was a purely natural phenomenon and coincidence; the argument took the existence of Christ for granted. The denial of that existence never seems to have occurred even to the bitterest gentile or Jewish opponents of nascent Christianity.” Will Durant, “Caesar and Christ,” vol. 3 of The Story of Civilization (New York: Simon & Schuster, 1972), 555.
- Lord Hailsham, The Door Wherein I Went (London: Collins, 1975), 54.
- Jim Bishop, The Day Jesus Died (New York: Harper Collins, 1977), 257.
- Quoted in J. P. Moreland interview, Lee Strobel, The Case for Christ(Grand Rapids, MI: Zondervan, 1998), 246.
- Peter Steinfels, “Jesus Died – And Then What Happened?” New York Times, April 3, 1988, E9.
- William D. Edwards, M.D., et al., “On the Physical Death of Jesus Christ,”Journal of the American Medical Association 255:11, March 21, 1986.
- Lucian, Peregrinus Proteus.
- Josephus, Flavius, Antiquities of the Jews, 18. 63, 64. [Although portions of Josephus’ comments about Jesus have been disputed, this reference to Pilate condemning him to the cross is deemed authentic by most scholars.]
- Tacitus, Annals, 15, 44. In Great Books of the Western World, ed. By Robert Maynard Hutchins, Vol. 15, The Annals and The Histories by Cornelius Tacitus (Chicago: William Benton, 1952).
- James D. Tabor, The Jesus Dynasty (New York: Simon & Schuster, 2006), 230.
- Gary R. Habermas and Michael R. Licona, The Case for the Resurrection of Jesus (Grand Rapids, MI: Kregel, 2004), 49.
- Frank Morison, Who Moved the Stone? (Grand Rapids, MI: Lamplighter, 1958), 9.
- Paul L. Maier, Independent Press Telegram, Long Beach, CA: April 21, 1973.
- Josh McDowell, The Resurrection Factor Part 3, Josh McDowell Ministries, 2009, http://www.bethinking.org/bible-jesus/intermediate/the-resurrection-factor-part-3.htm.
- Quoted in Josh McDowell, The Resurrection Factor (San Bernardino, CA: Here’s Life, 1981), 66.
- Paul Johnson, A History of the Jews (New York: Harper & Row, 1988), 130.
- John W. Montgomery, History and Christianity (Downers Grove, ILL: InterVarsity Press, 1971), 78.
- Norman L. Geisler and Frank Turek, I Don’t Have Enough Faith to Be an Atheist (Wheaton, IL: Crossway, 2004), 243.
- Michael Green, The Empty Cross of Jesus (Downers Grove, IL: InterVarsity, 1984), 97, quoted in John Ankerberg and John Weldon,Knowing the Truth about the Resurrection (Eugene, OR: Harvest House), 22.
- Paul Little, Know Why You Believe (Wheaton, IL: Victor, 1967), 44.
- J. P. Moreland, Scaling the Secular City, (Grand Rapids, MI: Baker Book House, 2000), 172.
- Charles Colson, “The Paradox of Power,” Power to Change,www.powertochange.ie/changed/index_Leaders.
- Morison, 104.
- Gary Collins quoted in Strobel, 238.
- Thomas James Thorburn, The Resurrection Narratives and Modern Criticism (London: Kegan Paul, Trench, Trubner & Co., Ltd., 1910.), 158, 159.
- Sherwin-White, Roman Society, 190.
- Habermas and Licona, 85.
- Habermas and Licona, 87.
- Morison, 115.
- J. N. D. Anderson, “The Resurrection of Jesus Christ,” Christianity Today,12. April, 1968.
- Morison, 9.
- 41. C. S. Lewis, God in the Dock (Grand Rapids, MI: Eerdmans, 2000 ), 159.
- Simon Greenleaf, The Testimony of the Evangelists Examined by the Rules of Evidence Administered in Courts of Justice (1874; reprint, Grand Rapids, MI: Kregel, 1995), back cover.
- Ibid., 32.
- Ibid., back cover.