Các sách Phúc âm có Thật?
Các sách Phúc âm có thật là lịch sử do các nhân chứng kể về Chúa Giê-xu, hay có thể nào câu chuyện đã thay đổi theo năm tháng? Liệu chúng ta có phải chỉ tin vào các tường thuật của Tân Ước về Chúa Giê-xu, hay có bằng chứng cho sự đáng tin cậy của chúng?
Phát thanh viên ABC News quá cố Peter Jenning từng ở tại Israel để truyền hình một chương trình TV đặc biệt về Chúa Giê-xu Christ. Chương trình của ông, “Cuộc tìm kiếm Giê-xu” tìm hiểu câu hỏi liệu Chúa Giê-xu theo như trong Kinh Thánh Tân Ước có chính xác về mặt lịch sử.
Jennings đưa ra các ý kiến về các tường thuật Tân Ước từ giáo sư trường DePaul John Dominic Crossan, ba đồng nghiệp của ông Crossan từ Hội Nghiên cứu Giê-xu và hai học giả Kinh Thánh khác. (Hội Nghiên cứu Giê-xu là một nhóm các học giả tranh luận về những lời lẽ và hành động được ghi lại của Chúa Giê-xu và dùng các hạt màu đỏ, hồng, xám hoặc đen để bỏ phiếu chỉ định mức độ đáng tin cậy của các tuyên bố trong các sách Phúc âm theo như họ tin.)[1]
Một số nhận xét của họ rất đáng kinh ngạc. Trên kênh truyền hình toàn quốc, Tiến sĩ Crossan không chỉ tỏ ý nghi ngờ về hơn 80 phần trăm những lời lẽ của Chúa Giê-xu mà còn chối bỏ tuyên ngôn của Chúa Giê-xu về thần tính của Ngài, các phép lạ và sự sống lại của Ngài. Jennings rõ ràng cảm thấy hiếu kỳ về hình ảnh của Chúa Giê-xu do Crossan nêu lên.
Việc tìm kiếm lịch sử Kinh Thánh thật luôn là tin tức hấp dẫn, cho nên hàng năm báo Time và Newsweek tiếp tục có các bài nổi bật tìm kiếm về Ma-ri, Chúa Giê-xu, Môi-se hoặc Áp-ra-ham. Hoặc – ai biết được? – có thể năm nay câu chuyện sẽ là “Bob: Chuyện Chưa Từng kể về Sứ đồ thứ 13 bị Thất lạc”
Chúng có tính giải trí, và vì vậy các cuộc khảo cứu không bao giờ chấm dứt hay mang lại câu trả lời, vì chúng sẽ loại trừ các chương trình trong tương lai. Thay vào đó, những người có các quan điểm cấp tiến khác nhau được gom lại như trong một tập của chương trình Người sống sót, điều này làm vấn đề càng thêm rối rắm thay vì làm sáng rõ bất kỳ điều gì.
Nhưng tường thuật của Jenning đã tập trung vào một vấn đề mà người ta nên suy nghĩ thật nghiêm túc. Crossan ngụ ý nói rằng các tường thuật gốc về Chúa Giê-xu được tô vẽ thêm do truyền miệng và mãi sau khi các sư đồ qua đời mới được ghi chép lại. Vì vậy hầu hết là không đáng tin cậy và không cho chúng ta một bức tranh chính xác về Chúa Giê-xu thật sự là ai. Làm sao chúng ta biết đâu là thật?
Diễn giải Sai?
Vậy thì các bằng chứng cho thấy gì? Chúng ta bắt đầu với hai câu hỏi đơn giản: Các văn bản gốc của Tân Ước được viết khi nào? Và ai đã viết chúng?
Tầm quan trọng của hai câu hỏi này rất hiển nhiên: Nếu các tường thuật về Chúa Giê-xu được viết sau khi các nhân chứng qua đời, không ai có thể kiểm chứng tính chính xác của chúng cả. Nhưng nếu các tường thuật Tân Ước được viết trong khi các sứ đồ ban đầu vẫn còn sống, thì có thể xác nhận sự chân thật của chúng. Phi-e-rơ có thể nói khi có kẻ mượn danh ông, “Này, tôi không viết điều đó.” Và Ma-thi-ơ, Mác, Lu-ca hoặc Giăng có thể trả lời cho các câu hỏi hay thách thức dành cho các tường thuật về Chúa Giê-xu.
Các tác giả Tân Ước nói rằng họ đưa ra tường thuật về Chúa Giê-xu từ chính các nhân chứng. Sứ đồ Phi-e-rơ nói điều này trong một thư tín: Vả, khi chúng tôi đã làm cho anh em biết quyền phép và sự đến của Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta, thì chẳng phải là theo những chuyện khéo đặt để, bèn là chính mắt chúng tôi đã ngó thấy sự oai nghiêm Ngài.” (II Phi-e-rơ 1: 16)
Một phần lớn Tân Ước là các thư tín của Phao-lô gửi đến các hội thánh và các cá nhân còn mới mẻ. Các thư tín của Phao-lô, được xác định niên đại vào giữa các năm 40 đến 60 (12 đến 33 năm sau Đấng Christ), mang lại các lời chứng có sớm nhất về đời sống và sự dạy dỗ của Chúa Giê-xu. Will Durant đã viết về tầm quan trọng lịch sử của các thư tín Phao-lô, “Chứng cứ Cơ Đốc cho Đấng Christ bắt đầu từ những thư tín đề tên Thánh Phao-lô. … Không một ai đặt nghi vấn về sự tồn tại của Phao-lô, hoặc việc ông nhiều lần gặp gỡ Phi-e-rơ, Gia-cơ và Giăng; và Phao-lô từng ngưỡng mộ rằng những người này nhận biết Đấng Christ bằng xương bằng thịt.”[2]
Nhưng có Thật vậy không?
Trong các sách, tạp chí và phim tài liệu trên TV, Hội Nghiên cứu Giê-xu cho rằng các sách Phúc Âm có thể mãi đến năm 130 đến 150 Sau Công Nguyên mới được viết bởi các tác giả vô danh. Nếu thời gian viết về sau như thế là đúng, thì chúng ra đời khoảng 100 năm sau khi Chúa Giê-xu chịu chết (các học giả xác định niên đại cho sự chết của Chúa Giê-xu là khoảng năm 30 và 33 Sau Công Nguyên.) Và do tất cả các nhân chứng đều đã qua đời, các sách Phúc Âm chỉ có thể được viết bởi các tác giả vô danh lừa đảo mà thôi.
Vậy thì, chúng ta có bằng chứng gì về thời điểm các tường thuật Tân Ước về Chúa Giê-xu được viết ra? Các học giả đều đồng ý rằng các sách Phúc Âm được viết bởi các sứ đồ trong thế kỷ đầu tiên. Họ viện dẫn nhiều lý do mà chúng ta sẽ xem xét sau trong bài viết này. Tuy nhiên, tạm thời hãy lưu ý ba loại bằng chứng chính có vẻ như chắc chắn chứng minh cho kết luận của họ:
- các văn bản từ những người theo tà giáo như Marcion và nhóm Valentinus trích dẫn các sách, chủ đề và phân đoạn trong Tân Ước (Xem “Nụ cười của Mona Lisa” [http://jesustruths.org/wwrj/2-da-vinci-conspiracy/])
- nhiều văn bản có nguồn gốc Cơ Đốc cổ xưa, như Clement từ Rome, Ignatius, và Polycarp
- các bản sao chép nhiều phần trong các sách Phúc Âm được được xác định niên đại theo phương pháp carbon sớm nhất là 117 sau Công Nguyên
Nhà khảo cổ Kinh Thánh William Albright kết luận trên nền tảng những nghiên cứu của ông rằng tất cả các sách Tân Ước được viết khi phần lớn các sứ đồ đều còn sống. Ông viết, “Chúng ta có thể nhấn mạnh rằng không còn bằng chứng chắc chắn nào cho việc định ngày bất kỳ sách nào sau năm 80 Sau Công Nguyên, tròn hai thế hệ trước thời gian giữa năm 130 và 150 Sau Công Nguyên theo như một số nhà phê bình Tân Ước cấp tiến ngày nay đưa ra.”[4] Ở phần khác, Albright định ngày của toàn bộ Tân Ước là “khoảng giữa năm 50 và 75 Sau Công Nguyên.”[5]
Học giả hoài nghi nổi tiếng John A. T. Robinson định ngày của Tân Ước sớm hơn đa số các học giả bảo thủ nhất. Trong quyển Tái Xác định Niên đại cho Tân Ước Robinson khẳng định rằng đa số Tân Ước được viết khoảng giữa năm 50 và 75 Sau Công Nguyên. Điều này thể hiện các văn kiện được viết sớm nhất là vào 7 năm sau khi Đấng Christ sống.[6] Nếu đúng vậy, bất kỳ lỗi lịch sử nào sẽ bị vạch ra ngay bởi các nhân chứng và kẻ thù của Cơ Đốc Giáo.
Vậy chúng ta hãy xem xét chuỗi các manh mối nối kết các văn bản gốc với bản Tân Ước của chúng ta ngày nay.
Ai lại cần Nhà in Kinko’s?
Các văn bản gốc của các sứ đồ rất được tôn trọng. Các hội thánh học, chia sẻ và giữ gìn chúng cẩn thận và cất giữ như các kho tàng được chôn giấu vậy.
Nhưng, thật không may, việc tịch thu của La Mã, 2.000 năm đã trôi qua và định luật nhiệt động thứ hai đã gây nhiều tổn thất. Vậy thì ngày nay, chúng ta còn lại gì từ các văn bản gốc? Không còn gì cả. Những bản thảo đầu tiên đã mất (mặt dù hàng tuần các học giả Kinh Thánh, chắc chắn là xem chương trình Đi tìm Cổ vật hy vọng chúng sẽ xuất hiện).
Tuy vậy không chỉ Tân Ước chịu số phận như vậy;ngày nay không có một tài liệu tương tự nào còn tồn tại. Các sử gia sẽ không bị làm khó bởi việc thiếu các bản thảo gốc nếu họ có các bản sao đáng tin cậy để xem xét. Nhưng liệu có các bản sao gốc của Tân Ước không, và nếu có, chúng có sát với bản gốc?
Khi số các hội thánh nhân lên, hàng trăm bản sao được làm ra thật cẩn thận dưới sự giám sát của các lãnh đạo hội thánh. Mỗi thư tín được chép lại tỉ mỉ trên giấy da hoặc giấy chỉ thảo. Và như vậy, ngày nay, các học giả có thể nghiên cứu các bản sao còn sót lại (và bản sao của bản sao, và bản sao của bản sao của bản sao – bạn cũng đoán được), để quyết định sự xác thực và thu được nội dung gần nhất với các tài liệu gốc.
Thật vậy, các học giả nghiên cứu văn học cổ đã tạo ra ngành khoa học phê bình văn bản để giám định các tài liệu như là tác phẩm Odyssey , so sánh chúng với những tài liệu cổ khác để xác định sự chính xác của chúng. Gần đây, sử gia quân đội Charles Sanders bổ sung cho việc phê bình văn bản bằng cách tạo ra một thử thách ba phần trong đó không chỉ xem xét sự xác thực của bản sao mà còn cả độ đáng tin cậy của tác giả của chúng. Các thử thách của ông gồm:
- Thử thách thư mục
- Thử thách bằng chứng nội tại
- Thử thách bằng chứng ngoại lai[7]
Chúng ta hãy xem điều gì xảy ra khi áp dụng các thử thách này cho những bản Tân Ước cổ viết tay.
Thử thách Thư mục
Thử thách này so sánh một tài liệu với tài liệu lịch sử cổ khác trong cùng giai đoạn. Đặt ra các câu hỏi:
- Có bao nhiêu bản sao của tài liệu gốc hiện còn sót lại?
- Khoảng cách thời gian giữa văn bản gốc và các bản sao sớm nhất là bao xa?
- Tài liệu này tốt đến đâu so với tài liệu lịch sử cổ khác?
Thử tưởng tượng nếu chúng ta chỉ có hai hoặc ba bản sao của bản Tân Ước viết tay gốc. Như vậy có quá ít mẫu để chúng ta có thể đối chứng sự chính xác của chúng. Mặt khác, nếu chúng ta có hàng trăm hay thậm chí hàng ngàn, chúng ta có thể dễ dàng loại ra lỗi của những tài liệu sao chép không chính xác.
Như vậy, Tân Ước này tốt đến đâu so với tài liệu cổ khác khi xét về cả số lượng bản sao và khoảng thời gian từ khi có các bản gốc? Hiện có hơn 5.000 bản Tân Ước viết tay bằng ngôn ngữ Hy Lạp cổ. Khi tính số bản dịch sang các ngôn ngữ khác, có đến 24.000-tính từ thế kỷ thứ 2 đến thứ 4.
So với văn kiện lịch sử cổ được ghi chép tốt thứ hai là Illiad của Homer, với 643 bản sao.[8] Và nên nhớ rằng đa số các tài liệu lịch sử cổ có ít bản thảo còn sót lại hơn tác phẩm này (thường là ít hơn 10). Học giả Tân Ước Bruce Metzger nhận xét, “Khi so sánh với những số liệu này [của các bản thảo cổ khác], nhà phê bình văn bản Tân Ước phải xấu hổ trước sự phong phú của các tài liệu.”[9]
Khoảng cách Thời gian
Không chỉ số lượng bản thảo quan trọng, nhưng khoảng cách thời gian giữa khi bản gốc được viết và ngày của bản sao cũng vậy. Trong suốt hơn một ngàn năm sao chép, không thể đoán trước một tài liệu có thể biến đổi đến độ nào-Nhưng hơn một trăm năm, thì đó là chuyện khác.
Nhà phê bình người Đức Ferdinand Christian Baur (1792–1860) từng phản bác rằng sách Phúc Âm Giăng đến năm 160 Sau Công Nguyên mới được viết; do vậy, Giăng không thể là tác giả. Điều này, nếu đúng, không chỉ làm giảm giá trị sách Giăng mà còn khiến người ta hoài nghi về cả Tân Ước nữa. Nhưng sau đó, khi người ta phát hiện một loạt các trích đoạn Tân Ước viết tay trên giấy chỉ thảo được chôn giấu ở Ai Cập, trong số đó có sách Phúc âm Giăng (cụ thể là, P52: Giăng 18:31-33) được định niên đại vào khoảng 25 năm sau khi Giăng viết bản gốc.
Metzger giải thích, “Cũng giống như Robinson Crusoe, khi nhìn thấy chỉ một dấu chân trên cát, đã kết luận rằng có một con người khác, có hai chân, cũng có mặt trên hòn đảo với ông ta, vậy thì P52 [nhãn tên của trích đoạn] chứng minh cho sự tồn tại và việc sử dụng Phúc Âm thứ Tư này trong vòng nửa đầu thế kỷ thứ hai ở một thôn quê dọc sông Nile cách xa khỏi nơi mà nó thường được viết nên (Ê-phê-sô thuộc vùng Tiểu Á).”[10] Hết khám phá này đến khám phá khác, ngành khảo cổ đã đào lên được nhiều bản sao của các phẩn chính của Tân Ước có niên đại được xác định là trong vòng 150 năm sau bản gốc.[11]
Đa số các tài liệu cổ xưa có khoảng cách thời gian là từ 400 đến 1.400 năm. Ví dụ, Thơ văn của Aristotle được viết vào khoảng năm 343 Trước Công Nguyên, nhưng bản sao sớm nhất có niên đại được xác định là 1100 Sau Công Nguyên, với chỉ năm bản sao còn sót lại. Và dầu vậy không ai cố tìm xem Plato trong lịch sự thật ra là ai, nói rằng ông ta thật ra là lính cứu hỏa chứ không phải một triết gia.
Thật vậy, có một bản sao Kinh Thánh gần như hoàn hảo, gọi là Codex Vaticanus, được viết chỉ khoảng 250 đến 300 năm sau văn bản gốc của các sứ đồ. Bản sao Kinh Thánh hoàn chỉnh cổ xưa nhất viết bằng lối chữ hoa cổ được đặt tên, Codex Sinaiticus, hiện đang ở trong Bảo tàng Anh Quốc.
Cũng như Codex Vaticanus, nó có niên đại được xác định từ thế kỷ thứ tư. Vaticanus và Sinaiticus, trở lại với lịch sử Cơ Đốc Giáo ban đầu, cũng giống như những bản thảo Kinh Thánh cổ khác ở chỗ chúng chỉ khác nhau ở mức tối thiểu và cho chúng ta một cái nhìn tốt về nội dung của tài liệu gốc ban đầu.
Ngay cả học giả phê bình John A. T. Robinson cũng thừa nhận, “Sự phong phú của các bản thảo, và hơn hết là các khoảng thời gian sát nhau giữa khi tác phẩm được viết ra và các bản sao sớm nhất còn sót lại, khiến chúng trở nên văn kiện được chứng minh tốt nhất trong số bất kỳ văn bản cổ nào trên trên thế giới.”[12] Giáo sư luật John Warwick Montgomery khẳng định, “Việc hoài nghi văn bản có được từ các sách Tân Ước cũng có nghĩa là để cho tất vả cách văn thư cổ điển cổ chìm vào quên lãng, vì không có một tài liệu cổ xưa nào lại được chứng thực về thư mục tốt như Tân Ước.”[13]
Điều quan trọng là đây: Nếu các bản ghi chép Tân Ước được làm ra và lưu hành rất gần với khi các sự kiện thật diễn ra, thì các mô tả về Chúa Giê-xu trong đó có nhiều khả năng là chính xác. Nhưng bằng chứng ngoại lai không phải là cách duy nhất để trả lời cho câu hỏi về độ đáng tin cậy, các học giả cũng dùng bằng chứng nội tại để trả lời cho câu hỏi này.
Khám phá Codex Sinaiticus
Năm 1844 học giả người Đức Constantine Tischendorf đang tìm kiếm các bản thảo Tân Ước. Một cách tình cờ, ông để ý thấy một cái giỏ đầy những tờ giấy cũ kỹ trong thư viện của tu viện St. Catherine ở Núi Sinai. Học giả người Đức vô cùng vui sướng và kinh ngạc. Ông chưa từng nhìn thấy những bản thảo tiếng Hy Lạp xưa đến vậy. Tischendorf hỏi người thủ thư về chúng và hết sức lo sợ khi biết rằng những trang giấy này đã bị vứt đi để dùng làm chất đốt. Hai giỏ đầy những trang giấy này đã bị đốt cháy rồi!
Sự nhiệt tình của Tischendorf làm cho những tu sĩ ở đây thấy phiền phức, và họ không cho ông xem thêm bất cứ bản thảo nào khác. Tuy nhiên, họ cho phép Tischendorf lấy đi 43 trang mà ông đã tìm thấy.
Mười lăm năm sau, Tischendorf quay trở lại tu viện Sinai, lần này với sự giúp đỡ của Hoàng đế Nga Alexander II. Khi ông đến nơi, một tu sĩ đưa Tischendorf vào phòng và lấy ra một bản thảo được bọc trong vải và cất trên kệ cùng với ly tách chén dĩa. Tischendorf ngay lập tức nhận ra đây là phần còn sót lại quý giá của những bản thảo mà ông nhìn thấy trước đó.
Tu viện đồng ý giao bản thảo cho Hoàng đế Nga với tư cách là người bảo hộ của Hội thánh Hy Lạp. Năm 1933 Liên Bang Nga bán bản thảo cho Bảo tàng Anh với giá £100.000.
Codex Sinaiticus là một trong những bản thảo Tân Ước hoàn chỉnh xưa nhất mà chúng ta có được, và là trong những bản quan trọng nhất. Nhiều người phỏng đoán rằng nó là một trong số 50 quyển Kinh Thánh mà hoàng đế Constantine ra lệnh cho Eusebius chuẩn bị vào đầu thế kỷ thứ tư. Codex Sinaiticus đã giúp ích rất nhiều cho các học giả trong việc kiểm chứng tính chính xác của Tân Ước
Thử thách Bằng chứng Nội tại
Cũng giống như các thám tử giỏi, các sử gia kiểm chứng độ đáng tin cậy bằng cách xem xét các manh mối nội tại. Những manh mối này tỏ ra động cơ của các tác giả và sự sẵn lòng tiết lộ các chi tiết và nhiều đặc điểm khác có thể kiểm chứng được. Những manh mối nội tại quan trọng mà những học giả này sử dụng để kiểm tra độ đáng tin cậy là như sau:
- tính nhất quán của các tường thuật bởi nhân chứng
- các chi tiết về tên, địa điểm và sự kiện
- các thư tín gửi cho các cá nhân hay nhóm nhỏ
- các đặc điểm khiến các tác giả thấy xấu hổ
- sự có mặt của các nội dung không liên quan hay lạc đề
- thiếu các nội dung liên quan [14]
Chúng ta hãy lấy ví dụ từ bộ phim Ánh đèn Đêm thứ Sáu. Nó tự xưng là được dựa trên các sự kiện lịch sử, nhưng cũng giống như nhiều bộ phim có hơi hướng dựa trên các sự kiện có thật khác, nó khiến bạn không ngừng tự hỏi, “Mọi chuyện có thật sự diễn ra như thế hay không?” Vậy thì, làm sao bạn có thể xác định độ đáng tin cậy về mặt lịch sử của nó?
Một manh mối chính là sự có mặt của các chi tiết không liên quan. Giả sử trong bộ phim huấn luyện viên, không có lý do rõ ràng nào, nhận một cuộc gọi thông báo rằng mẹ ông ta bị ung thư não. Sự kiện này không có liên quan gì đến cốt truyện và không bao giờ được nhắc lại một lần nào nữa. Lý giải duy nhất cho sự có mặt của chi tiết không liên quan này là nó thật sự đã diễn ra và đạo diễn mong muốn mô tả chính xác với lịch sử.
Một ví dụ khác, trong cùng bộ phim này. Theo dõi mạch phim, chúng ta muốn đội Permian Panthers giành được giải vô địch tiểu bang. Nhưng họ không thắng. Điều này có vẻ làm lệch hướng của bộ phim, và ngay lập tức chúng ta biết có tình tiết này vì trên thực tế đội Permian đã thua. Sự có mặt của các nội dung lạc đề cũng là một manh mối cho thấy sự chính xác về mặt lịch sử.
Sau cùng, việc sử dụng chính các thành phố và địa danh như Houston Astrodome khiến chúng ta xem các yếu tố trong truyện này là lịch sử, vì chúng rất dễ hư cấu hoặc làm giả.
Đó chỉ là vài ví dụ về việc làm thế nào bằng chứng nội tại có thể hướng chúng ta đến gần hay đi xa khỏi kết luận rằng một văn bản đáng tin cậy về mặt lịch sử hay không. Chúng ta sẽ xem sơ qua bằng chứng nội tại về lịch sử của Tân Ước.Nhiều khía cạnh của Tân Ước giúp chúng ta xác định độ đáng tin cậy của nó dựa vào chính nội dung và chất lượng của nó.
Tính nhất quán
Các tài liệu giả mạo hoặc bỏ đi các tường thuật có nhân chứng hoặc không nhất quán. Như vậy những nội dung trái ngược với nhau trong các Phúc Âm sẽ chứng minh rằng chúng có nhiều lỗi. Nhưng đồng thời, nếu mỗi sách Phúc âm nói y như nhau, điều này cũng gây nghi vấn rằng có âm mưu phía sau. Giống như thể có nhiều kẻ đồng phạm thông đồng với nhau đưa ra các chi tiết theo đúng âm mưu của mình. Quá nhất quán cũng đáng ngờ như thiếu nhất quán.
Những nhân chứng của một tội ác hay tai nạn thường nói đúng các sự kiện lớn nhưng nhìn nhận từ nhiều quan điểm khác nhau. Tương tự, bốn sách Phúc âm mô tả các sự kiện trong cuộc đời Chúa Giê-xu từ nhiều quan điểm khác nhau. Tuy thế, dù từ quan điểm nào, các học giả Kinh Thánh phải kinh ngạc trước tính nhất quán trong các tường thuật của họ và sự mô tả rõ ràng về Chúa Giê-xu và sự dạy dỗ của Ngài mà họ cùng đưa ra trong các tường thuật bổ khuyết cho nhau.
Các Chi tiết
Các sử gia yêu thích các chi tiết trong một tài liệu vì chúng giúp họ dễ dàng kiểm chứng độ đáng tin cậy. Các thư tín của Phao-lô đầy các chi tiết. Và các sách Phúc Âm cũng có rất nhiều. Ví dụ, cả sách Phúc âm và Sách Công vụ của Lu-ca đều được viết cho một người quý tộc là Thê-ô-phi-lơ, một người hẳn nhiên là nổi tiếng vào thời kỳ này.
Nếu những văn bản này chỉ do các sứ đồ sáng chế ra, các tên giả, nơi chốn và sự kiện giả sẽ nhanh chóng bị những kẻ thù của họ, các lãnh đạo Do Thái và La Mã phát hiện. Việc này cũng giống như sự kiện Watergate trong thế kỷ đầu tiên. Tuy nhiên nhiều chi tiết của Tân Ước đã được chứng minh là đúng bởi nhiều lần kiểm chứng độc lập. Sử gia cổ điển Colin Hemer, ví dụ, “xác định 84 dữ kiện trong 16 đoạn cuối của sách Công vụ đã chứng chứng minh bởi nghiên cứu Khảo cổ.”[15]
Trong vài thế kỷ trước, các học giả Kinh Thánh hoài nghi đã tấn công cả quyền tác giả và niên đại được xác định của sách Lu-ca, khẳng định sách được viết vào thế kỷ thứ hai bởi một tác giả vô danh. Sử gia Sir William Ramsey đã tin rằng họ đúng, và ông bắt đầu nghiên cứu. Sau khi nghiên cứu sâu rộng, nhà khảo cổ đã thay đổi quan điểm. Tuy nhiên, sau đó ông công nhận, “Lu-ca là một sử gia hàng đầu… Tác giả này nên được xếp ngang hàng với các sử gia vĩ đại nhất… Lịch sử trong sách Lu-ca có độ đáng tin cậy tuyệt đối.”[16]
Sách Công vụ ghi chép lại các hành trình truyền giáo của Phao-lô, liệt kê các nơi ông đến thăm, những người ông gặp gỡ, những thông điệp mà ông chuyển tải, và sự bắt bớ mà ông gánh chịu. Có thể nào tất cả những chi tiết là giả? Sử gia La Mã A. N. Sherwin-White viết, “Đối với sách Công vụ, có sự khẳng định rất rõ về tính chính xác theo lịch sử. …Bất kỳ nỗ lực nào nhằm chối bỏ tính chính xác lịch sử của nó thật vớ vẩn. Các sử gia La Mã từ lâu đã xem đó là hiển nhiên.”[17]
Từ các tường thuật trong các sách Phúc âm đến các thư tín của Phao-lô, các tác giả Tân Ước mô tả các chi tiết rất rõ ràng, thậm chí trích dẫn tên của những cá nhân sống ở thời đó. Các sử gia có thể kiểm chứng được ít nhất ba mươi tên trong số đó.[18]
Thư tín đến các Nhóm Nhỏ
Phần lớn các tài liệu giả mạo là từ các tài liệu mang tính phổ thông và bao quát, như bài viết tạp chí này (không có gì phải nghi ngờ việc có rất nhiều đồ giả đã lưu hành trong chợ đen) Chuyên gia lịch sử Louis Gottschalk ghi nhận rằng các thư tín cá nhân nhắm đến một nhóm nhỏ người đọc có nhiều khả năng là đáng tin cậy hơn.[19] Các tài liệu Tân Ước thuộc nhóm nào?
À, một số trong đó rõ ràng là nhằm mục đích lưu hành rộng rãi. Tuy vậy, phần lớn Tân Ước có các thư tín cá nhân được viết cho những nhóm nhỏ và các cá nhân. Ít nhất là những tài liệu này không được xem là ứng cử viên sáng giá cho việc làm giả.
Các Chi tiết gây Xấu hổ
Phần lớn các tác giả không muốn khiến mình phải xấu hổ trước nhiều người. Các sử gia vì vậy đã quan sát thấy rằng những tài liệu có các tiết lộ khiến các tác giả phải xấu hổ thường là đáng tin. Các tác giả Tân Ước nói gì về chính mình?
Thật đáng ngạc nhiên, các tác giả Tân Ước mô tả bản thân như những người thường là kém khôn ngoan, hèn nhát và thiếu đức tin. Ví dụ, thử cân nhắc việc Phi-e-rơ ba lần chối Chúa Giê-xu hoặc việc các sứ đồ tranh nhau xem ai là người vĩ đại nhất – cả hai câu chuyện đều được thuật trong các sách Phúc Âm. Do sự tôn trọng dành cho các sứ đồ là vô cùng quan trọng trong hội thánh ban đầu, việc đưa vào những chi tiết kiểu như vậy không hay chút nào trừ phi các sứ đồ đang thuật lại sự thật.[20]
Trong sách Câu chuyện của Nền Văn minh, Will Duran viết về các sứ đồ, “Những người này không tuýp người thường được chọn để thay đổi cả thế giới. Các sách Phúc âm phân biệt các đặc điểm của họ cách thực tế, và phô bày các khuyết điểm của họ cách thành thật.”[21]
Các Nội dung Lạc đề hay Không Liên quan
Các sách Phúc Âm cho chúng ta biết ngôi mộ trống của Chúa Giê-xu là do một người phụ nữ phát hiện ra, mặc dù tại Israel, lời chứng của phụ nữ thường bị xem là gần như chẳng có giá trị gì và không được tính trên tòa án. Mẹ và gia đình của Giê-xu được thuật lại là đã nói rằng họ tin rằng Ngài đã loạn trí. Những lời lẽ cuối cùng của Chúa Giê-xu trên thập tự giá là “Đức Chúa Trời tôi ơi! Đức Chúa Trời tôi ơi! Sao Ngài lìa bỏ tôi?” Và còn nhiều danh sách các sự kiện được ghi lại trong Tân Ước có nội dung đi ngược với dự tính của tác giả trừ phi họ thật sự dự định chuyển tải chính xác những thông tin về cuộc đời và sự dạy dỗ của Chúa Giê-xu Christ.
Thiếu Tài liệu Thích hợp
Điều ngược đời (hay có lẽ là hợp lô-gic) ít có vấn đề lớn mà hội thánh đầu tiên đương đầu – truyền giáo cho dân ngoại, các ân tứ Thánh Linh, phép báp-têm, sự lãnh đạo- được đề cập trực tiếp trong những lời do chính Chúa Giê-xu nói. Nếu các môn đồ của Ngài chỉ đơn thuần tạo ra các nội dung nhằm khiến hội thánh phát triển, thì chúng ta không thể lý giải vì sao họ không bịa ra những hướng dẫn từ Chúa Giê-xu cho các vấn đề này. Trong một trường hợp, sứ đồ Phao-lô nói thẳng về một số vấn để, “Về điều này, tôi chẳng có lời Chúa truyền.”
Thử nghiệm các Bằng chứng Ngoại lai
Cách thứ ba và cuối cùng để kiểm chứng độ đáng tin cậy của một tài liệu là thử thách bằng chứng ngoại lai bằng cách đặt câu hỏi, “Liệu các văn kiện lịch sử ngoài Tân Ước có khẳng định độ đáng tin cậy của nó hay không?” Vậy thì, các sử gia phi Cơ Đốc nói gì về Chúa Giê-xu?
“Nhìn chung, có ít nhất mười bảy tài liệu phi Cơ Đốc ghi chép lại hơn năm mươi chi tiết về đời sống, sự dạy dỗ, sự chết và sống lại của Chúa Giê-xu, cộng với các chi tiết về hội thánh ban đầu.”[22] Điều này thật đáng kinh ngạc, khi xét đến việc chúng ta thiếu thông tin lịch sử từ giai đoạn này. Chúa Giê-xu được nhắc đến bởi nhiều nguồn hơn là các cuộc chinh phục của Caesar trong cùng một giai đoạn. Điều còn đáng kinh ngạc hơn nữa là những thông tin khẳng định các chi tiết trong Tân Ước được xác định niên đại từ 20 đến 150 năm sau Đấng Christ, “có mặt khá sớm xét theo các tiêu chuẩn của các văn kiện lịch sử cổ.”[23]
Độ đáng tin cậy của Tân Ước càng được chứng minh hơn với 36.000 tài liệu liên quan đến Kinh Thánh Cơ Đốc bên ngoài (các lời trích dẫn từ các lãnh đạo hội thánh trong vòng ba thế kỷ đầu tiên) được xác định niên đại sớm nhất là trong vòng mười năm sau văn bản Tân Ước sau cùng).[24] Nếu tất cả các bản sao của Tân Ước bị thất lạc, bạn vẫn có thể tái tạo nó từ những thư tín và văn kiện này chỉ sót lại vài câu mà thôi. [25]
Giáo sư danh dự Đại học Boston Howard Clark Kee kết luận, “Kết quả của việc xem xét các nguồn ngoài Tân Ước cho thấy… theo hiểu biết của chúng ta về Chúa Giê-xu khẳng định sự tồn tại trong lịch sử, những quyền năng phi thường của Ngài, sự tận tụy của các môn đồ Ngài, sự tiếp tục tồn tại của phong trào này sau khi Ngài chịu chết… và sự thâm nhập của Cơ Đốc Giáo …tại chính La Mã vào cuối thế kỷ thứ nhất.”[26]
Thử thách bằng chứng ngoại lai vì vậy làm vững thêm các bằng chứng được cung cấp bởi những thử thách khác. Bất chấp sự phỏng đoán của số ít những người hoài nghi cấp tiến, mô tả của Tân Ước về Chúa Giê-xu Christ thật gần như không tì vết. Mặc dù có một số người bất đồng như Hội Nghiên cứu Giê-xu , sự đồng tình của các chuyên gia, cho dù họ theo tôn giáo nào, khẳng định rằng Tân Ước mà chúng ta đọc ngày nay ghi nhận sát với những lời lẽ và sự kiện trong cuộc đời Chúa Giê-xu.
Clark Pinnock, giáo sư dịch thuật tại Cao Đẳng Thần học McMaster, tóm tắt khá hay khi nói rằng, “Không có một tài liệu từ thế giới cổ xưa nào lại được chứng kiến bởi nhiều lời chứng từ văn kiện và lịch sử đến vậy.” …Một [người] thành thật không thể phủ nhận một nguồn tài liệu như vậy. Chủ nghĩa hoài nghi về độ đáng tin về mặt lịch sử của Cơ Đốc Giáo không có nền tảng hợp lý.”[27]
Liệu Chúa Giê-xu có Thật sự Sống lại Từ Cõi Chết?
Câu hỏi lớn nhất của thời đại chúng ta là “Chúa Giê-xu Christ thật sự là ai?” Liệu Ngài có phải chỉ là một người phi thường, hay Ngài chính là Đức Chúa Trời trong thân thể con người, như Phao-lô, Giăng và các môn đồ khác đã tin?
Những nhân chứng về Chúa Giê-xu Christ thật sự đã nói và hành động như thể họ tin rằng Ngài đã sống lại từ cõi chết với thân thể thật sau khi chịu đóng đinh trên thập tự giá. Nếu họ sai lầm thì Cơ Đốc Giáo đã được tạo dựng trên nền tảng sự gian dối. Nhưng nếu họ đúng, một phép lạ như vậy có thể chứng minh tất cả những gì Chúa Giê-xu nói về Đức Chúa Trời, về chính Ngài và về chúng ta là thật.
Nhưng liệu chúng ta có phải chỉ tin vào sự sống lại của Chúa Giê-xu Christ bởi đức tin mà thôi, hay thật sự có những bằng chứng lịch sử rõ ràng? Nhiều người hoài nghi bắt đầu nghiên cứu các ghi chép trong lịch sử để chứng minh rằng sự tường thuật về việc Chúa sống lại là không có thật. Họ đã khám phá được gì?
Nhấp vào đây để xem xét bằng chứng về tin tuyệt vời nhất từng được loan ra—sự sống lại của Chúa Giê-xu Christ! [http://jesustruths.org/wwrj/6-jesus-rise-dead/]
Chúa Giê-xu có Nói Điều gì Xảy ra Sau khi Chúng ta Qua đời?
Nếu Chúa Giê-xu đã thật sự sống lại từ cõi chết, vậy Ngài hẳn phải biết thế giới bên kia có những gì. Chúa Giê-xu đã nói gì về ý nghĩa của đời sống và tương lai của chúng ta? Liệu có nhiều cách để đến với Đức Chúa Trời hay Chúa Giê-xu là con đường duy nhất? Bắt đầu đọc những câu trả lời đáng kinh ngạc trong “Vì sao chọn Giê-xu?”
Nhấp vào đây để đọc “Vì sao chọn Giê-xu?” và khám phá Chúa Giê-xu đã nói gì về cuộc sống sau khi chết đi.[http://jesustruths.org/wwrj/7-jesus-relevant-today/]
Chúa Giê-xu Có thể Mang lại Ý nghĩa cho Đời sống không?
“Vì sao chọn Giê-xu?” xem xét câu hỏi liệu ngày nay Chúa Giê-xu có còn thích hợp. Chúa Giê-xu có thể trả lời cho những câu hỏi lớn cho đời sống không: “Tôi là ai?” “Vì sao Tôi ở đây?” Và “Tôi đi về đâu?” Các thánh đường và thập giá chết khiến nhiều người tin rằng Ngài không thể, và rằng Chúa Giê-xu đã bỏ mặc chúng ta tự đối phó với một thế giới hỗn loạn. Nhưng Chúa Giê-xu đã đưa những tuyên bố về đời sống và mục đích sống của chúng ta trên đất đáng để xem xét trước khi chúng ta kết luận rằng Ngài không quan tâm hay không có quyền năng. Bài viết này xem xét bí ẩn vì sao Chúa Giê-xu lại đến thế gian.
Nhấp vào đây để khám phá làm cách nào Chúa Giê-xu có thể mang lại ý nghĩa cho Đời sống. [http://jesustruths.org/wwrj/7-jesus-relevant-today/]
Endnotes – Are the Gospels Reliable?
- According to jesusseminar.org, “The Jesus Seminar was organized under the auspices of the Westar Institute to renew the quest of the historical Jesus. At the close of debate on each agenda item, Fellows of the Seminar vote, using colored beads to indicate the degree of authenticity of Jesus’ words or deeds.”
- Will Durant, Caesar and Christ, vol. 3 of The Story of Civilization (New York: Simon & Schuster, 1972), 555.
- Josh McDowall, The New Evidence That Demands A Verdict (Nashville: Thomas Nelson Publishers, 1999), 38.
- William F. Albright, Recent Discoveries in Biblical Lands (New York: Funk & Wagnalls, 1955), 136.
- William F. Albright, “Toward a More Conservative View,” Christianity Today, January 18, 1993, 3.
- John A. T. Robinson, Redating the New Testament, quoted in Norman L. Geisler and Frank Turek, I Don’t Have Enough Faith to Be an Atheist(Wheaton, IL: Crossway, 2004), 243.
- McDowell, 33-68.
- McDowell, 34.
- Bruce M. Metzger, The Text of the New Testament (New York: Oxford University Press, 1992), 34.
- McDowell, 38.
- Metzger, 39.
- Metzger, 36-41.
- John A. T. Robinson, Can We Trust the New Testament? (Grand Rapids: Eerdmans, 1977), 36.
- Quoted in McDowell, 36.
- J. P. Moreland, Scaling the Secular City (Grand Rapids: Baker, 2000), 134-157.
- Quoted in Geisler and Turek, 256.
- Quoted in McDowell, 61.
- Quoted in McDowell, 64.
- Geisler and Turek, 269.
- J. P. Moreland, 136-137.
- Geisler and Turek, 276.
- Durant, 563.
- Gary R. Habermas, “Why I Believe the New Testament is Historically Reliable,” Why I am a Christian, eds Norman L. Geisler & Paul K. Hoffman (Grand Rapids, MI: Baker, 2001), 150.
- Ibid.
- Ibid.
- Metzger, 86.
- Quoted in McDowell, 135.
- Quoted in Josh McDowell, The Resurrection Factor (San Bernardino, CA: Here’s Life Publishers, 1981), 9.