Chúa Giê-xu có phải là Thượng Đế?
Bạn có từng gặp một người mà đi bất cứ đâu cũng trở thành trung tâm của sự chú ý? Anh ta có những đặc điểm bí ẩn, khó lý giải khiến anh ta khác hẳn những người khác. Chúa Giê-xu chính là một người như vậy hai ngàn năm trước. Nhưng tính cách của Chúa Giê-xu không chỉ thu hút những người lắng nghe Ngài. Những ai đã chứng kiến đời sống và lời nói của Ngài cho chúng ta biết rằng Ngài có gì đó khác hẳn những người khác.
Chứng thư của Chúa Giê-xu là chính Ngài. Ngài chưa từng viết một quyển sách, lãnh đạo quân đội, nắm giữ một vị trí chính trị, hay sở hữu tài sản. Ngài chủ yếu đi lại trong vòng 100 dặm quanh ngôi lành của mình, thu hút các đám đông gồm những người kinh ngạc trước những lời lẽ gây tranh cãi và những việc làm đáng ngạc nhiên của Ngài.
Nhưng sự vĩ đại của Chúa Giê-xu thật hiển nhiên với tất cả những ai từng nhìn thấy và lắng nghe Ngài. Và trong khi nhiều nhân vật vĩ đại dần bị lãng quên và chỉ còn có mặt trong sách lịch sử, Chúa Giê-xu vẫn là trọng tâm của hàng ngàn quyển sách và tạo nên sự tranh cãi vô song trên các phương tiện truyền thông. Và phần lớn những sự tranh cãi đó xoay quanh những tuyên ngôn mang tính cấp tiến của Chúa Giê-xu về chính Ngài – những tuyên ngôn gây kinh ngạc của cả môn đồ của Ngài và những kẻ chống đối Ngài.
Những tuyên ngôn đặc biệt của Chúa Giê-xu đã khiến Ngài bị chính quyền La Mã và những bậc lãnh đạo Do Thái xem như một sự đe dọa. Mặc dù Ngài là người ngoại cuộc không có chứng từ hay thế lực chính trị nào, trong vòng ba năm, Chúa Giê-xu đã thay đổi thế giới trong 20 thế kỷ tiếp theo. Những lãnh tụ đạo đức và tôn giáo khác đã để lại dấu ấn – nhưng không có gì giống như người con trai vô danh của một thợ mộc vùng Na-xa-rét.
Có điều gì ở Chúa Giê-xu mà lại tạo nên sự khác biệt đó? Ngài chỉ là một người vĩ đại, hay có gì hơn thế nữa?
Những câu hỏi này đi vào trọng tâm của việc Chúa Giê-xu là ai. Một số người tin rằng Ngài chỉ là một người thầy đạo đức vĩ đại, những người khác tin rằng Ngài chỉ là lãnh đạo của tôn giáo lớn nhất thế giới. Nhưng nhiều người tin rằng còn nhiều hơn thế. Cơ Đốc Nhân tin rằng Thượng Đế thật sự đã đến với chúng ta trong hình hài con người. Và họ tin rằng có các bằng chứng chứng minh cho điều đó.
Và sau khi xem xét cẩn thận về đời sống và lời nói của Chúa Giê-xu, cựu giáo sư trường Cambridge, từng là một người hoài nghi, C. S. Lewis, đã đi đến một kết luận bất ngờ về Ngài và điều này làm thay đổi định hướng cuộc đời ông. Vậy thì Chúa Giê-xu thật sự là ai? Nhiều người sẽ trả lời rằng Chúa Giê-xu là một người thầy đạo đức vĩ đại. Khi chúng ta tìm hiểu sâu hơn về thế giới của con người gây nhiều tranh cãi nhất thế giới này, chúng ta bắt đầu bằng câu hỏi: Chúa Giê-xu có phải chỉ là một người thầy đạo đức vĩ đại mà thôi?
Một Người thầy Đạo đức Vĩ đại
Ngay cả những người thuộc các tôn giáo khác cũng công nhận rằng Chúa Giê-xu là một người thầy đạo đức vĩ đại. Lãnh đạo người Ấn Độ, Mahatma Gandi, dùng những lời lẽ tôn trọng khi nói về đời sống công nghĩa và những lời lẽ sâu sắc của Chúa Giê-xu.[1]
Tương tự, học giả Do Thái Joseph Klausner viết, “Cả thế giới đều công nhận… rằng Đấng Chris dạy dỗ những chuẩn mực đạo đức thanh khiết và cao quý nhất… làm lu mờ những lời dạy dỗ và chuẩn mực đạo đức của những người xưa khôn ngoan bậc nhất.”[2]
Bài giảng trên Núi của Chúa Giê-xu được gọi là lời dạy cao quý nhất về đạo đức con người từng được ai đó thốt lên. Thật vậy, phần nhiều những gì chúng ta biết về “quyền bình đẳng” ngày hôm nay thật ra là kết quả của những lời giảng dạy của Chúa Giê-xu. Sử gia Will Durant, một người không theo Cơ Đốc Giáo, đã nói về Chúa Giê-xu rằng “Ngài đã sống và không ngừng nỗ lực cho “quyền bình đẳng”; trong thời hiện đại hẳn Ngài đã bị gửi đi Siberia. ‘Song ai lớn hơn hết trong các ngươi, thì sẽ làm đầy tớ các ngươi’- điều này đảo ngược lại mọi sự khôn ngoan chính trị, mọi lý lẽ thông thường.”[3]
Nhiều người, như Gandhi, đã cố gắng tách rời những lời dạy về đạo đức của Chúa Giê-xu khỏi những lời Ngài tuyên bố về chính mình, tin rằng Ngài chỉ đơn thuần là một người vĩ đại và dạy dỗ những triết lý đạo đức cao đẹp mà thôi. Đây chính là phương pháp của một trong những người sáng lập Hoa Kỳ, Tổng thống Thomas Jefferson, người đã cắt dán một bản Kinh Thánh Tân Ước, cắt bỏ những phần mà ông ta cho rằng có ý nói đến thần tính của Chúa Giê-xu, trong khi để lại những phân đoạn khác liên quan đến những lời dạy dỗ về đạo đức và luân thường đạo lý của Chúa Giê-xu.[4] Jefferson mang theo quyển Kinh Thánh Tân Ước được cắt dán của mình đi khắp nơi, tôn kính Chúa Giê-xu như một người thầy đạo đức có lẽ là vĩ đại nhất mọi thời đại.
Trên thực tế, những lời đáng nhớ của Jefferson trong Tuyên ngôn Độc lập có nguồn gốc từ những lời dạy của Chúa Giê-xu rằng mỗi con người đều vô cùng quan trọng và như nhau trước Thượng Đế, bất kể giới tính, chủng tộc hay giai cấp. Văn bản nổi tiếng này mở đầu, “Chúng tôi khẳng định một chân lý hiển nhiên rằng mọi người sinh ra đều bình đẳng, rằng tạo hóa đã ban cho họ những quyền tất yếu và bất khả xâm phạm…”
Nhưng có một điều mà Jefferson đã không trả lời được: Nếu Chúa Giê-xu nói dối rằng Ngài là Đức Chúa Trời thì Ngài không thể nào là một người thầy đạo đức cao quý cho được. Nhưng Chúa Giê-xu có thật đã xưng mình là Đức Chúa Trời? Trước khi chúng ta xem xét những gì Chúa Giê-xu đã tuyên bố, chúng ta cần xem xét khả năng rằng Ngài chỉ đơn thuần là một nhà lãnh đạo tôn giáo vĩ đại chứ?
Một Lãnh đạo Tôn giáo Vĩ đại?
Đáng ngạc nhiên thay, Chúa Giê-xu chưa từng xưng mình là một nhà lãnh đạo tôn giáo vĩ đại. Ngài chưa từng tham gia vào chính trị tôn giáo hay thúc đẩy một kế hoạch đầy tham vọng nào, và Ngài phục vụ chủ yếu hoàn toàn bên ngoài hệ thống tôn giáo hiện có.
Khi một người so sánh Chúa Giê-xu với các lãnh đạo tôn giáo vĩ đại khác, có một sự khác biệt nổi bật. Ravi Zacharias, người đã lớn lên trong nền văn hóa Hindu, đã học hỏi về các tôn giáo trên thế giới và quan sát thấy một sự khác biệt mang tính nền tảng giữa Chúa Giê-xu Christ và các nhà sáng lập những tôn giáo lớn khác.
“Tất cả những nhân vật này đều hình thành nên một triết lý, một phương thức sống. Ngươi không hướng về Đức Zoroaster, nhưng ngươi lắng nghe Đức Zoroaster. Đức Phật không giải cứu ngươi; nhưng Chân lý Phật sẽ dẫn dắt ngươi. Mohammad không biến đổi ngươi; nhưng vẻ đẹp của Kinh Koran thu hút ngươi. Ngược lại, Chúa Giê-xu không chỉ dạy dỗ hay phân tích sứ điệp của Ngài. Ngài chính là sứ điệp của mình.”[5]
Lẽ thật trong quan điểm của Zacharias được nhấn mạnh nhiều lần trong các sách Phúc âm khi sứ điệp dạy dỗ của Chúa Giê-xu đơn giản là “Hãy đến cùng ta” hoặc “Hãy theo ta” hay “Hãy vâng lời ta.” Đồng thời, Chúa Giê-xu cũng nêu rõ rằng mục đích chính của Ngài là tha thứ tội lỗi, một điều mà chỉ Đức Chúa Trời mới làm.
Trong quyển Các Tôn giáo Lớn trên Thế giới, Huston Smith ghi nhận, “Chỉ có hai nhân vật từng gây kinh ngạc cho những người đồng thời đến mức câu hỏi mà họ đưa ra không phải là ‘Người này là ai’ mà là ‘Người này là gì?’ Đó là Chúa Giê-xu và Đức Phật. Câu trả lời mà hai người này đưa ra hoàn toàn trái ngược nhau. Đức Phật nói cách không lập lờ rằng ông chỉ là người thường, không phải là thần linh – như thể ông thấy trước rằng người ta sau này sẽ tìm cách thờ phượng ông. Chúa Giê-xu, một mặt khác, xưng… Ngài là Thượng Đế.”[6]
Và điều đó dẫn chúng ta đến với câu hỏi rằng Chúa Giê-xu thật đã xưng nhận điều gì về chính mình, đặc biệt là, Chúa Giê-xu có xưng mình là thượng đế?
Chúa Giê-xu có Xưng mình là Thượng Đế?
Như vậy điều gì đã thuyết phục nhiều học giả tin rằng Chúa Giê-xu đã xưng mình là Thượng Đế? Tác giả John Piper giải thích rằng Chúa Giê-xu đã tuyên bố có những quyền năng chỉ thuộc về Đức Chúa Trời.
“… bạn bè và kẻ thù của Chúa Giê-xu hết lần này đến lần khác kinh ngạc trước những gì Ngài nói và làm. Ngài đi trên đường, thoạt trông cũng giống như bất kỳ người nào khác, rồi quay lại và nói những câu giống như, ‘trước khi chưa có Áp-ra-ham, đã có ta.’ Hoặc, ‘Ai đã thấy ta, tức là đã thấy Cha.’ Hoặc khi bị buộc tội phạm thượng, Ngài phán cách rất bình thản, ‘Con Người ở thế gian có quyền tha tội’. Với những người đã chết, Ngài đơn giản chỉ phán, ‘Hãy đứng dậy,’ hay ‘Hãy đi.” Và họ sẽ vâng theo. Với sóng gió trên biển cả Ngài phán, ‘Hãy yên đi lặng đi.’ Và với một ổ bánh mì Ngài phán thì nó hóa ra hàng ngàn bữa ăn. Và mọi việc liền diễn ra như vậy.”[7]
Nhưng Chúa Giê-xu có ý gì khi tuyên bố những điều như vậy? Có thể nào Chúa Giê-xu chỉ là một tiên tri giống như Môi-se hay Ê-li-sê, hay Đa-ni-ên? Ngay cả khi đọc các sách Phúc âm cách qua loa cũng cho ta thấy Chúa Giê-xu xưng mình là một Đấng cao hơn các tiên tri. Không một tiên tri nào khác tuyên bố như vậy về chính mình; trên thực tế, không một tiên tri nào khác đặt mình vào vị trí Đức Chúa Trời cả.
Một số người tranh cãi rằng Chúa Giê-xu chưa từng nói rõ rằng, “Ta là Đức Chúa Trời.” Đúng là Ngài chưa từng nói rõ từng câu từng chữ, “Ta là Đức Chúa Trời”. Tuy nhiên, Chúa Giê-xu cũng chưa từng nói rõ rằng, “Ta là người,” hay “Ta là tiên tri” Tuy nhiên, Chúa Giê-xu hẳn nhiên là con người, và các môn đồ của Ngài xem Ngài như một tiên tri như Môi-se hay Ê-li. Như vậy chúng ta không thể loại trừ thần tính của Chúa Giê-xu chỉ vì Ngài không nói chính xác những từ ngữ đó, không hơn gì việc chúng ta có thể nói rằng Ngài không phải là một tiên tri.
Thật vậy, những tuyên bố của Chúa Giê-xu về chính mình trái ngược với ý tưởng rằng Ngài đơn thuần là một người vĩ đại hoặc một tiên tri. Hơn một lần, Chúa Giê-xu đã tự xưng mình là Con Đức Chúa Trời. Khi được hỏi liệu ông có nghĩ việc Chúa Giê-xu là Con Đức Chúa Trời là hoang đường, ca sĩ chính của nhóm U2, Bono, đáp:
Trước khi chúng ta xem xét các tuyên bố của Chúa Giê-xu, điều quan trọng là chúng ta cần hiểu rằng Ngài phán như vậy trong ngữ cảnh là niềm tin Do Thái vào một Đức Chúa Trời duy nhất (thuyết độc thần). Không người Do Thái theo đạo nào lại tin rằng có nhiều hơn một Đức Chúa Trời. Và Chúa Giê-xu tin vào Đức Chúa Trời duy nhất đó, khi cầu nguyện với Cha là “Đức Chúa Trời có một và thật”.[9]
Nhưng cũng trong bài cầu nguyện đó, Chúa Giê-xu luôn nói rằng mình đã luôn hiện hữu cùng Cha. Và khi Phi-líp hỏi Chúa Giê-xu hãy chỉ Đức Chúa Cha cho họ, Chúa Giê-xu đáp, “Hỡi Phi-líp, ta ở cùng các ngươi đã lâu thay, mà ngươi chưa biết ta? Ai đã thấy ta, tức là đã thấy Cha.”[10] Như vậy câu hỏi đặt ra là: “Chúa Giê-xu có phải đã tuyên bố mình là Đức Chúa Trời theo nghĩa Hê-bơ-rơ tức Đấng đã tạo dựng nên vũ trụ?”
Chúa Giê-xu có Xưng mình là Đức Chúa Trời của Áp-ra-ham và Môi-se?
Chúa Giê-xu liên tục xưng danh theo nhiều cách khiến người nghe phải rối trí. Như Piper nhận định, Chúa Giê-xu có những tuyên ngôn can đảm như, “Trước khi chưa có Áp-ra-ham, đã có ta.”[11] Ngài phán với Ma-thê và những người quanh bà, “TA LÀ sự sống lại và sự sống; kẻ nào tin ta thì sẽ sống, mặc dầu đã chết rồi.”[12] Tương tự, Chúa Giê-xu cũng phán rằng, “TA LÀ sự sáng của thế gian,”[13] “Chẳng bởi ta thì không ai được đến cùng Cha”[14] hoặc, “TA LÀ lẽ thật.”[15] Những tuyên ngôn này và nhiều lời phán khác được khởi đầu bởi cụm từ chỉ danh thánh của Đức Chúa Trời , “TA LÀ” (ego eimi, cũng được dịch là “Đấng Tự Hữu Hằng Hữu”).[16] Nhưng Chúa Giê-xu đã có ý gì khi nói đến điều đó, và cụm từ “TA LÀ” có tầm quan trọng như thế nào ?
Một lần nữa, chúng ta phải trở lại với ngữ cảnh. Trong Kinh Thánh Hê-bơ-rơ, khi Môi-se hỏi danh xưng của Đức Chúa Trời ở bụi gai cháy, Ngài phán, “TA LÀ” (cũng được dịch là “Đấng Tự Hữu Hằng Hữu”) Ngài đã tỏ ra cho Môi-se biết rằng Ngài là Đức Chúa Trời một và thật, Đấng đứng ngoài thời gian và luôn hiện hữu. Thật đáng kinh ngạc, Chúa Giê-xu đã dùng những từ ngữ thánh đó để mô tả chính mình. Câu hỏi đặt ra là, “Tại sao?’
Từ thời Môi-se, không người Do Thái theo đạo nào lại xưng mình hay bất kỳ ai là “ĐẤNG TỰ HỮU HẰNG HỮU”. Do vậy, việc Chúa Giê-xu xưng mình là “Đấng Tự Hữu Hằng Hữu” khiến những nhà lãnh đạo Do Thái vô cùng tức giận. Một lần nọ, ví dụ, một số nhà lãnh đạo giải thích với Chúa Giê-xu vì sao họ tìm cách giết Ngài: “Ngươi là người, mà tự xưng là Đức Chúa Trời.”[17]
Việc Chúa Giê-xu dùng danh xưng của Đức Chúa Trời khiến những nhà lãnh đạo Do Thái vô cùng tức giận. Điều đáng nói ở đây là các học giả Cựu Ước này biết chính xác Ngài đang nói gì – Ngài xưng mình là Đức Chúa Trời, Đấng tạo dựng vũ trụ. Chỉ tuyên bố này thôi đã đủ để bị buộc tội lộng ngôn. Rõ ràng rằng chắc chắn phải giảng giải phân đoạn này là Chúa Giê-xu tự xưng là Đức Chúa Trời, không chỉ bởi lời Ngài nói, mà còn bởi phản ứng của họ trước những lời đó.
C. S. Lewis ban đầu xem Chúa Giê-xu như một huyền thoại. Nhưng thiên tài văn học này vốn biết rõ về các huyền thoại, kết luận rằng Chúa Giê-xu hẳn phải là một người thật. Hơn nữa, khi Lewis nghiên cứu bằng chứng về Chúa Giê-xu, ông bị thuyết phục rằng Chúa Giê-xu không chỉ là một người có thật, nhưng Ngài không giống với bất kỳ một người nào đã từng sống. Lewis viết,
“Điều thật đáng kinh ngạc là đây,’ Lewis viết: ‘Trong vòng những người Do Thái này bất thình lình có một người đàn ông tự đi ra xưng mình là Đức Chúa Trời. Ông ta cũng xưng mình có thể tha thứ tội. Ông là nói Mình luôn hiện hữu. Ông ta nói Mình sẽ trở lại để xét đoán thế gian vào những ngày sau rốt.”[18]
Đối với Lewis, những tuyên ngôn của Chúa Giê-xu quá cấp tiến và sâu xa để có thể được thốt lên bởi một người thầy hay một lãnh đạo tôn giáo thông thường. (Để tìm hiểu sâu hơn về tuyên bố về thần tính của Chúa Giê-xu, xem “Chúa Giê-xu có Xưng mình là Thượng Đế?”.
Loại Thượng Đế nào?
Một số người tranh luận rằng Chúa Giê-xu chỉ xưng mình có một phần của Thượng Đế mà thôi. Nhưng ý tưởng rằng tất cả chúng ta đều có một phần của Thượng Đế, và rằng trong tất cả chúng ta đều có hạt giống thần linh, đơn giản không thể là ý nghĩa của những lời nói và việc làm của Chúa Giê-xu. Những tư tưởng như vậy thuộc chủ nghĩa xét lại, xa lạ với sự dạy dỗ của Ngài, xa lạ với những gì Ngài đã tin, và xa lạ với cách các môn đồ hiểu những lời dạy của Ngài.
Chúa Giê-xu đã dạy rằng Ngài là Đức Chúa Trời theo đúng như cách mà dân Do Thái hiểu về Đức Chúa Trời và theo cách mà Kinh Thánh Do Thái mô tả Đức Chúa Trời, không phải nói cách thức mà trào lưu Tân Thế hệ hiểu về Thượng Đế. Chúa Giê-xu cũng như thính giả của Ngài cũng chưa từng biết đến phim Star Wars, và do vậy khi họ nói về Thượng Đế, họ không nói đến các thần lực trong vũ trụ. Việc định nghĩa lại xem Chúa Giê-xu có ý gì khi nói về khái niệm Thượng Đế đơn giản là sai lịch sử.
Lewis giải thích,
Hẳn nhiên có những người chấp nhận Chúa Giê-xu là một người thầy vĩ đại, nhưng từ chối gọi Ngài là Đức Chúa Trời. Là một nhà Thần luận, chúng ta thấy rằng Thomas Jefferson không gặp vấn đề gì trong việc chấp nhận những lời dạy của Chúa Giê-xu về đạo đức và luân thường đạo lý trong khi chối bỏ thần tính của Ngài.[20] Nhưng như chúng ta đã nói, và sẽ khám phá thêm, nếu Chúa Giê-xu không phải là Đấng Ngài xưng nhận, thì chúng ta phải xem xét những lựa chọn khác, không cái nào trong số đó cho thấy Ngài là một người thầy đạo đức vĩ đại cả. Lewis tranh luận, “Ở đây tôi muốn ngăn cản bất kỳ ai nói ra một điều ngu ngốc mà người ta thường nói về Ngài: ‘Tôi sẵn sàng chấp nhận Chúa Giê-xu là một người thầy vĩ đại, nhưng không chấp nhận Ngài là Đức Chúa Trời.’ Đó là điều mà chúng ta không được nói.”[21]
Trong khi đi tìm chân lý, Lewis đã biết rằng ông không thể dung hòa cả hai điều này khi nói đến danh tính của Chúa Giê-xu. Hoặc Chúa Giê-xu đúng như Ngài xưng nhận – là Thượng Đế trong hình hài con người – hoặc những tuyên ngôn của Ngài là giả dối. Và nếu chúng là giả, thì Chúa Giê-xu không thể là một người thầy đạo đức vĩ đại được. Ngài hoặc là cố ý nói dối hoặc là một kẻ rồ dại với phức cảm Thượng Đế.
Liệu Chúa Giê-xu có Nói Dối?
Ngay cả những nhà phê bình về Chúa Giê-xu gắt gao nhất cũng hiếm khi gọi Ngài là kẻ nói dối. Việc dán nhãn như vậy hẳn nhiên là không hợp với những lời dạy đạo đức và luân thường đạo lý cao quý của Chúa Giê-xu. Nhưng nếu Chúa Giê-xu không thật là Đấng Ngài tự xưng, chúng ta phải cân nhắc lựa chọn rằng Ngài đã cố ý lừa dối mọi người.
Một trong những tác phẩm nổi tiếng và có ảnh hưởng nhất mọi thời đại đã được viết bởi Niccolò Machiavelli năm 1532. Trong tác phẩm kinh điển, Quân vương, Machiavelli tôn cao quyền lực, sự thành công, hình tượng và hiểu qua lên trên sự trung thành, đức tin và sự thành thật. Theo Machiavelli, nói dối cũng không sao nếu nó giúp đạt được mục tiêu chính trị sau cùng.
Liệu Chúa Giê-xu có xây dựng toàn bộ chức vụ của mình trên một lời nói dối chỉ để đạt được quyền lực, danh vọng hoặc thành công? Thật vậy, những người Do Thái chống đối Chúa Giê-xu liên tục tìm cách vạch ra rằng Ngài là kẻ lừa đảo và giả dối. Họ vây quanh Ngài bằng các câu hỏi nhằm khiến Ngài va vấp và khiến Ngài tự mâu thuẫn với chính mình. Tuy nhiên Chúa Giê-xu đã đáp lại với sự nhất quán đáng lưu ý.
Câu hỏi mà chúng ta phải đối diện là: Điều gì có thể là động cơ khiến Chúa Giê-xu sống gian dối cả đời? Ngài đã dạy rằng Đức Chúa Trời chống lại sự gian dối và giả hình, như vậy Ngài không làm vậy để làm hài lòng Đức Chúa Trời. Ngài hẳng cũng không làm vậy vì lợi ích của các môn đồ, vì tất cả bọn họ chỉ trừ một người đã tử đạo thay vì chối bỏ Ngài (xem “Các Môn đồ có tin Chúa Giê-xu là Đức Chúa Trời?”). Và như vậy chúng ta chỉ còn hai cách giải thích hợp lý, cả hai đều có vấn đề.
Lợi ích
Nhiều ngươi nói dối vì lợi ích cá nhân. Thật vậy, động cơ của đa số lời nói dối là do cảm nhận được một lợi ích cá nhân nào đó. Chúa Giê-xu có thể đã mong muốn nhận được điều gì khi nói dối về danh tính của Ngài? Câu trả lời hiển nhiên nhất là quyền lực. Nếu người ta tin rằng Ngài là Thượng Đế, Ngài sẽ có được nhiều quyền lực. (Đó là lý do mà nhiều nhà lãnh đạo cổ xưa, như các Caesar, xưng mình có nguồn gốc từ thần linh.)
Vấn đề của cách lý giải này là Chúa Giê-xu đã tránh né mọi nỗ lực nhằm tôn Ngài lên một ngôi vị nào đó, thay vào đó lại quở trách những người lạm dụng quyền lực và sống cả đời chạy theo nó. Ngài cũng chọn việc tìm đến những người bị xa lánh (phường đĩ điếm và người bệnh phong), nhưng người không có quyền lực, tạo nên một mạng lưới những người không có chút ảnh hưởng nào. Theo một cách có thể được xem là kỳ lạ, tất cả những gì Chúa Giê-xu đã làm và nói đi ngược chiều với việc thâu tóm quyền lực.
Và có vẻ như là nếu động cơ của Chúa Giê-xu là quyền lực, Ngài sẽ tránh xa thập tự giá bằng mọi cách. Nhưng, trong nhiều trường hợp, Ngài đã phán với các môn đồ rằng thập giá chính là định mệnh và mục tiêu của mình. Làm sao việc chịu chết trên một thập tự giá La Mã lại đem lại quyền lực?
Cái chết, dĩ nhiên, khiến ta lưu ý vào đúng trọng tâm của mọi việc. Và trong khi nhiều người tử đạo đã chết vì điều mà họ tin tưởng, ít ai chịu chết vì một lời nói nối mà họ đã biết rõ. Dĩ nhiên là hy vọng đạt được tư lợi của Chúa Giê-xu sẽ chấm dứt tại thập tự giá. Tuy nhiên, đến những hơi thở cuối cùng, Ngài vẫn không rút lại tuyên bố là Con Độc sanh của Đức Chúa Trời. Học giả Tân Ước, J.I. Packer, chỉ ra rằng tên gọi này khẳng định thần tính cá nhân của Chúa Giê-xu.[22]
Một Di sản
Như vậy nếu Chúa Giê-xu không nói dối vì tư lợi, có lẽ những tuyên ngôn mang tính cấp tiến của Ngài đã được bịa đặt nhằm để lại một di sản nào đó. Nhưng viễn cảnh bị đánh đập tan nát và đóng đinh trên thập tự giá có thể nhanh chóng dập tắt lòng hăng say của bất kỳ ai mong muốn làm siêu sao.
Đây là một sự thật gây ám ảnh khác. Nếu Chúa Giê-xu chỉ đơn giản từ bỏ việc tuyên bố mình là Con Đức Chúa Trời, Ngài đã không bao giờ bị buộc tội. Chính tuyên ngôn là Con Đức Chúa Trời và việc Ngài từ chối rút lại những lời đó đã khiến Ngài bị đóng đinh.
Nếu việc gia tăng uy tín và danh tiếng trong lịch sử là động cơ khiến Chúa Giê-xu nói dối, người ta phải giải thích việc làm thể nào một người con trai người thợ mộc từ một ngôi làng nghèo xứ Giu-đê lại có thể tiên đoán được những sự kiện có thể làm bàn đạp đưa danh tiếng của anh ta ra khắp thế giới. Làm sao anh có thể biết rằng sứ điệp của mình sẽ sống mãi? Những môn đồ của Chúa Giê-xu đã trốn chạy và Phi-e-rơ đã chối bỏ Ngài. Không có một công thức nào cho việc khởi đầu một di sản tôn giáo cả.
Các sử gia có tin rằng Chúa Giê-xu đã nói dối? Các học giả đã xét nét từng lời dạy và đời sống của Chúa Giê-xu để xem có chứng cứ nào về sự sai lệch trong tư cách đạo đức của Ngài hay không. Thật vậy, ngay cả những người hoài nghi hăng hái nhất cũng kinh ngạc trước đạo đức thanh khiết của Chúa Giê-xu.
Theo sử gia Philip Schaff, không có bằng chứng nào, trong lịch sử hội thánh hay trong lịch sử phi Cơ Đốc rằng Chúa Giê-xu đã nói dối về bất cứ điều gì. Schaff tranh luận, “Làm thể nào, nói theo logic, suy nghĩ thông thường, và theo kinh nghiệm, một người gian dối, ích kỷ, tội lỗi lại có thể sáng tạo ra, và liên tục duy trì từ đầu đến cuối, một tư cách cao quý và thanh khiết nhất trong lịch sử theo một cách thành thật và thực tế hoàn hảo nhất?”[23]
Sự lựa chọn rằng Ngài nói dối cứ như thể đi ngược lại với tất cả những gì Chúa Giê-xu đã dạy, đã sống và đã khiến Chúa chịu chết. Với đa số học giả, điều này hoàn toàn vô lý. Tuy nhiên, để báo bỏ những tuyên bố của Chúa Giê-xu, ta phải có một cách giải thích nào đó. Và nếu những tuyên ngôn của Chúa Giê-xu không có thật, và Ngài cũng không nói dối, thì lựa chọn duy nhất còn sót lại đó là Ngài đã tự lừa dối mình.
Liệu Chúa Giê-xu có Tự Lừa dối Mình?
Albert Schweitzer, người nhận giải Nobel năm 1952 cho các nổ lực nhân đạo của mình, có quan điểm riêng về Chúa Giê-xu. Schweitzer kết luận rằng sự rồ dại là nguyên do của việc Chúa Giê-xu xưng mình là Đức Chúa Trời. Nói cách khác, Chúa Giê-xu tuyên bố sai nhưng không cố ý nói dối. Theo lý thuyết này, Chúa Giê-xu đã tự lừa dối mình đến mức tin rằng Ngài chính là Đấng Mê-si-a.
Lewis đã cẩn thận nghiên cứu lựa chọn này. Ông suy luận rằng nếu các tuyên ngôn của Chúa không đúng sự thật, thì Ngài hẳn là người điên rồ. Lewis lý luận rằng một người tự xưng là Đức Chúa Trời không thể là một người thầy đạo đức vĩ đại được. “Anh ta hoặc là kẻ điên rồ-ở mức độ tương đương với người xưng mình là một quả trứng luộc- hoặc không thì là một Con quỷ từ Địa ngục.”[24]
Phần lớn những ai học hỏi về cuộc đời và lời nói của Chúa Giê-xu công nhận rằng Ngài hoàn toàn có lý trí. Mặc dù cuộc đời của nhà triết học nổi danh ngươi Pháp Jean-Jacques Rousseau (1712–78) toàn những việc làm trái đạo đức và sự hoại nghi cá nhân, ông đã công nhận nhân cách vượt trội và lý trí của Chúa Giê-xu và nói, “Khi Plato mô tả về người công bình theo như tưởng tượng… Ông ta diễn tả chính tư cách của Đấng Christ. …Nếu cuộc đời và cái chết của Socrates là của một triết gia, thì cuộc đời và cái chết của Chúa Giê-xu là của Thượng Đế.”[25]
Bono kết luận rằng không thể dán nhãn Chúa Giê-xu là một “tên điên”.
Như vậy, hoặc Giê-xu là người nói dối hay là kẻ điên, hoặc Ngài là Con Đức Chúa Trời? Liệu Jefferson có đúng khi dán nhãn Chúa Giê-xu là “người thầy đạo đức tốt duy nhất” trong khi chối bỏ thần tính của Ngài? Điều thú vị là, thính giả của Chúa Giê-xu- cả tín đồ và kẻ thù của Ngài- không bao giờ chỉ xem Ngài như một người thầy đạo đức mà thôi. Chúa Giê-xu đã tác động đến những người gặp gỡ Ngài theo ba cách: căm ghét, hoảng sợ, hoặc tôn thờ.
Những tuyên ngôn của Chúa Giê-xu buộc chúng ta phải lựa chọn. Như Lewis đã nói, chúng ta không thể đặt Ngài vào hạng mục của một nhà lãnh đạo tôn giáo vĩ đại hay một người thầy đạo đức tốt mà thôi. Người từng hoài nghi này thách thức chúng ta phải quyết định về Chúa Giê-xu, khi nói,
Trong tác phẩm Cơ Đốc Giáo Đơn thuần, Lewis khám phá các lựa chọn khác nhau về danh tính của Chúa Giê-xu, kết luận rằng Ngài chính như những gì Ngài xưng nhận. Việc nghiên cứu cẩn thận về cuộc đời và lời nói của Chúa Giê-xu khiến thiên tài văn học vĩ đại này từ bỏ thuyết vô thần trước đây của mình và trở nên một Cơ Đốc Nhân đầy cam kết.
Câu hỏi lớn nhất của thời đại chúng ta là “Chúa Giê-xu Christ thật sự là ai?” Bono, Lewis, và vô số những người khác đã kết luận rằng Thượng Đế đã viếng thăm vũ trụ của chúng ta dưới hình hài con người. Nhưng nếu đó là sự thật, thì chúng ta sẽ trông mong rằng ngày nay Ngài vẫn sống. Và đó chính là điều các môn đồ Ngài tin.
Liệu Chúa Giê-xu có Thật sự Sống lại Từ Cõi Chết?
Những nhân chứng về Chúa Giê-xu Christ thật sự đã nói và hành động như thể họ tin rằng Ngài đã sống lại từ cõi chết với thân thể thật sau khi chịu đóng đinh trên thập tự giá. Nếu họ sai lầm thì Cơ Đốc Giáo đã được tạo dựng trên nền tảng sự gian dối. Nhưng nếu họ đúng, một phép lạ như vậy có thể chứng minh tất cả những gì Chúa Giê-xu nói về Đức Chúa Trời, về chính Ngài và về chúng ta là thật.
Nhưng liệu chúng ta có phải chỉ tin vào sự sống lại của Chúa Giê-xu Christ bởi đức tin mà thôi, hay thật sự có những bằng chứng lịch sử rõ ràng? Nhiều người hoài nghi bắt đầu nghiên cứu các ghi chép trong lịch sử để chứng minh rằng sự tường thuật về việc Chúa sống lại là không có thật. Họ đã khám phá được gì?
Nhấp vào đây để xem xét bằng chứng về tin tuyệt vời nhất từng được loan ra—sự sống lại của Chúa Giê-xuChrist!
[http://jesustruths.org/wwrj/6-jesus-rise-dead/]
Chúa Giê-xu có Nói Điều gì Xảy ra Sau khi Chúng ta Qua đời?
Nếu Chúa Giê-xu đã thật sự sống lại từ cõi chết, vậy Ngài hẳn phải biết thế giới bên kia có những gì. Chúa Giê-xu đã nói gì về ý nghĩa của đời sống và tương lai của chúng ta? Liệu có nhiều cách để đến với Đức Chúa Trời hay Chúa Giê-xu là con đường duy nhất? Bắt đầu đọc những câu trả lời đáng kinh ngạc trong “Vì sao chọn Giê-xu?”
Nhấp vào đây để đọc “Vì sao chọn Giê-xu?” và khám Chúa Giê-xu đã nói gì về cuộc sống sau khi chết đi.[http://jesustruths.org/wwrj/7-jesus-relevant-today/]
Chúa Giê-xu Có thể Mang lại Ý nghĩa cho Đời sống không?
Chúa Giê-xu có thể trả lời cho những câu hỏi lớn cho đời sống không: “Tôi là ai?” “Vì sao Tôi ở đây?” Và “Tôi đi về đâu?” Nhưng Chúa Giê-xu đã đưa những tuyên bố về đời sống và mục đích sống của chúng ta trên đất đáng để xem xét trước khi chúng ta kết luận rằng Ngài không quan tâm hay không có quyền năng. Bài viết này, “Vì sao chọn Giê-xu,” xem xét bí ẩn liên quan đến lý do vì sao Chúa Giê-xu đến thế gian, và điều đó có ý nghĩa gì với chúng ta. Nhấp vào đây để khám phá làm cách nào Chúa Giê-xu có thể mang lại ý nghĩa cho Đời sống. [http://jesustruths.org/wwrj/7-jesus-relevant-today/]
Endnotes – Is Jesus God?
- Quoted in Robert Elsberg, ed., A Critique of Gandhi on Christianity (New York: Orbis Books, 1991), 26 & 27.
- Joseph Klausner, Jesus of Nazareth (New York: The Macmillan Co., 1946), 43, 44.
- Will Durant, The Story of Philosophy (New York: Washington Square, 1961), 428.
- inda Kulman and Jay Tolson, “The Jesus Code,” U. S. News & World Report, December 22, 2003, 1.
- Ravi Zacharias, Jesus among Other Gods (Nashville, TN: Word, 2000), 89.
- Peter Kreeft and Ronald K. Tacelli, Handbook of Christian Apologetics (Downers Grove, IL: InterVarsity, 1994), 150.
- John Piper, The Pleasures of God (Sisters, OR: Multnomah, 2000), 35.
- Bono, quoted in, Timothy Keller, The Reason for God (New York: Penguin Group Publishers, 2008), 229.
- John 17:3.
- John 14:9
- John 8:58.
- John 11:25
- John 8:12
- John 14:6
- Ibid.
- For the meaning of “ego eimi.” See, http://www.y-jesus.com/jesus_believe_god_2.php
- John 10:33
- C. S. Lewis, Mere Christianity (San Francisco: Harper, 2001), 51.
- Lewis, Ibid.
- A Deist is someone who believes in a standoffish God—a deity who created the world and then lets it run according to pre-established laws. Deism was a fad among intellectuals around the time of America’s independence, and Jefferson bought into it.
- Lewis, 52.
- J. I. Packer, Knowing God (Downers Grove, IL: InterVarsity, 1993), 57.
- Philip Schaff, The Person of Christ: The Miracle of History (1913), 94, 95.
- Lewis, 52.
- Schaff, 98, 99.
- Bono, Ibid.
- Lewis, 52.