Liệu đã có một Âm mưu Da Vinci?
Không thể chỉ phớt lờ Mật mã Da Vinci và xem như đó là một cốt truyện hư cấu. Tiền đề câu chuyện, rằng nhân vật Giê-xu Christ đã được hư cấu lại ra nhằm phục vụ các mục đích chính trị, tấn công vào chính nền tảng của Cơ Đốc Giáo. Tác giả của sách, Dan Brown, đã tuyên bố trên TV toàn quốc rằng, mặc dù cốt truyện là hư cấu, ông tin rằng tường thuật của truyện về danh tính của Giê-xu là thật. Vậy thì sự thật là gì? Chúng ta hãy cùng xem xét.
- Liệu Chúa Giê-xu có bí mật kết hôn với Ma-ri Ma-đơ-len?
- Có phải thần tính của Chúa Giê-xu là do Constantine và nhà thờ hư cấu nên?
- Liệu có các tài liệu gốc đã bị hủy về Giê-xu?
- Liệu các bản thảo được phát hiện gần đây có nói sự thật về Chúa Giê-xu?
Liệu đã có một âm mưu lớn dẫn đến sự hư cấu nên nhân vật Giê-xu? Theo sách và bộ phim Mật mã Da Vinci, những điều đó đã xảy ra. Sách này nhiều lần khẳng định âm mưu về Chúa Giê-xu. Ví dụ, trong sách có viết:
Liệu sự khẳng định đáng kinh ngạc này từ quyển sách bán chạy nhất của Dan Brown có thật? Hoặc liệu tiền đề phía sau nó chỉ là một yếu tố từ một tiểu thuyết âm mưu hay-ngang hàng với niềm tin rằng người ngoài hành tinh đã hạ cánh bắt buộc ở Roswell, New Mexico, hay đã có một xạ thủ thứ hai trên ngọn đồi xanh ở Dallas khi JFK bị ám sát?
Dù thế nào, thì câu chuyện cũng rất thuyết phục. Không có gì lạ khi sách của Brown đã trở thành một trong những câu chuyện bán chạy nhất trong cả thập kỷ.
Âm mưu về Giê-xu?
Sách Mật mã Da Vinci bắt đầu với vụ ám sát Jacques Sauniere nhà giám tuyển của một bảo tàng tại Pháp. Một giáo sư đại học Havard uyên bác và một chuyên gia mật mã người Pháp xinh đẹp được ủy nhiệm giải mã một thông điệp được nhà giám tuyển để lại trước khi mất. Thông điệp này tiết lộ một âm mưu sâu xa nhất trong lịch sử loài người: sự che đậy thông điệp thật sự của Giê-xu Christ bởi một nhánh bí mật của Nhà thờ Công giáo La Mã có tên gọi là Opus Dei.
Trước khi mất, nhà giám tuyển đã có bằng chứng có thể bác bỏ thần tính của Đấng Christ. Mặc dù (theo cốt truyện) nhà thờ đã cố gắng che dấu bằng chứng này qua nhiều thế kỷ, các nhà tư tưởng và nghệ sĩ đã gieo rắc manh mối khắp nơi: trong các bức tranh như Mona Lisa và Tiệc tối Cuối cùng của Da Vinci, trong kiến trúc của các thánh đường, thậm chí là trong hoạt hình Disney. Các tuyên bố chính của sách là:
- Hoàng Đế La Mã Constantine âm như thần tánh hóa Giê-xu Christ.
- Constantine đích thân lựa chọn các sách trong Tân Ước.
- Các sách phúc âm thuộc phái Trí huệ bị đàn ông cấm để đàn áp phụ nữ
- Giê-xu và Ma-ri Ma-đơ-len đã bí mật kết hôn và có một đứa con.
- Hàng ngàn tài liệu bí mật bác bỏ các điểm chính yếu của Cơ Đốc Giáo.
Brown tiết lộ âm mưu của ông thông qua nhân vật chuyên gia được hư cấu, sử gia hoàng tộc Anh Sir Leigh Teabing. Được giới thiệu như một học giả thông thái, Teabing tiết lộ với chuyên gia mật mã Sophie Neveu rằng tại Công đồng Nicaea vào năm 325 Sau Công nguyên “nhiều khía cạnh của Cơ Đốc Giáo đã được bàn thảo và bầu chọn,” bao gồm thần tính của Chúa Giê-xu.
Như vậy, theo Teabing, Giê-xu không được xem như Thượng Đế cho đến Công đồng Nicaea năm 325 Sau Công Nguyên, khi các tài liệu thật về Giê-xu đã được cho là bị cấm và hủy. Vì vậy, theo thuyết này, toàn bộ nền tảng của Cơ Đốc Giáo dựa trên sự gian dối.
Mật mã Da Vinci có câu chuyện mang tính thuyết phục cao, thu hút bình phẩm của nhiều người đọc như là “Nếu nó không có thật thì đã không được xuất bản.” Một người khác lại nói “sẽ không bao giờ đặt chân vào nhà thờ nữa”. Một người bình phẩm sách ca ngợi rằng sách có “nghiên cứu chính xác”.[3] Một tác phẩm hư cấu khá thuyết phục.
Chúng ta hãy tạm chấp nhận rằng đề xuất của Teabing có thể là thật. Trong trường hợp đó, tại sao, Công đồng Nicae lại quyết định nâng tầm Giê-xu lên ngang với Thượng Đế?
“Tất cả chỉ nhắm tới quyền lực,” Teabing tiếp tục. “Đấng Christ Mê-si-a có tầm quan trọng lớn với sự vận hành của Nhà thờ và chính quyền. Nhiều học giả tuyên bố rằng Hội thánh ban đầu thật đã cướp mất Chúa Giê-xu khỏi các môn đồ ban đầu của Ngài, hoán đổi thông điệp mang tính con người của Ngài, mặc cho nó một tấm áo thần thánh không thể xâm phạm, và dùng nó để mở mang quyền lực của mình.[4]
Theo nhiều cách thì Mật mã Da Vinci chính là thuyết âm mưu lớn nhất. Nếu các khẳng định của Brown là chính xác, thì chúng ta đã bị lừa dối bởi nhà thờ, bởi lịch sử, và bởi Kinh Thánh. Có lẽ bởi cả những người mà chúng ta tin tưởng nhất: cha mẹ và thầy cô chúng ta. Và tất cả chỉ nhằm đạt được quyền lực.
Mặc dù Mật mã Da Vinci là hư cấu, nó đặt phần nhiều tiền đề trên các sự kiện có thật (Công đồng Nicaea), người thật (Constantine và Arius), và các tài liệu thật (các sách phúc âm thuộc phái Trí huệ). Nếu chúng ta muốn tìm hiểu sâu xa âm mưu này, dự án của chúng ta phải bàn luận về các lời cáo buộc của Brown và phân biệt đâu là sự thật và đâu là hư cấu.
Constantine và Cơ Đốc Giáo
Trong những thế kỷ trước triều đại của Constantine ở Đế Quốc La Mã, Cơ Đốc Nhân bị bắt bớ dữ dội. Nhưng sau đó, người ta thuật lại rằng khi bị bủa vây trong chiến tranh, Constantine đã nhìn thấy hình ảnh một thập tự giá chói sáng trên bầu trời với dòng chữ “Chiến thắng bởi dấu này.” Ông hành quân ra trận dưới dấu hiệu thập tự và giành quyền cai trị đế quốc.
Cuộc cải đạo sang Cơ Đốc Giáo rõ ràng của Constantine là một bước ngoặc trong lịch sử hội thánh. La Mã trở thành một đế quốc Cơ Đốc. Lần đầu tiên trong vòng gần 300 năm, việc làm một Cơ Đốc Nhân là khá an toàn, và thậm chí là khá tuyệt.
Cơ Đốc Nhân không còn bị bắt bớ do đức tin của họ nữa. Constantine sau đó cố thống nhất các Đế quốc ở phía Tây và phía Đông của mình, khi đó bị chia rẽ nặng nề do sự ly giáo, các tiểu phái và giáo phái, tập trung phần lớn quanh các vấn đề liên quan đến danh tính của Chúa Giê-xu Christ.
Có một vài yếu tố có thật trong Mật mã Da Vinci, và vài yếu tố có thật là điều bắt buộc để tạo ra bất kỳ thuyết âm mưu nào. Nhưng cốt truyện của sách khiến Constantine thành một kẻ chủ mưu. Vậy chúng ta hãy xem xét một câu hỏi trọng tâm mà thuyết của Brown đặt ra: Constantine có tạo nên giáo lý về thần tính của Chúa Giê-xu trong Cơ Đốc Giáo hay không?
Thần tánh hóa Giê-xu
Để trả lời cho sự cáo buộc của Brown, trước tiên chúng ta phải xác định xem nhìn chung những Cơ Đốc Nhân tin vào điều gì trước khi Constantine tập họp công đồng tại Nicaea.
Cơ Đốc Nhân đã thờ phượng Chúa Giê-xu như Thượng Đế từ thế kỷ thứ nhất. Nhưng vào thế kỷ thứ tư, một lãnh đạo của hội thánh từ phía đông, Arius, lập một chiến dịch nhằm bênh vực cho học thuyết Thượng Đế chỉ có một thể duy nhất. Ông dạy rằng Chúa Giê-xu là một tạo vật đặc biệt, cao quý hơn các thiên sứ, nhưng không phải Đức Chúa Trời. Athanasius và đa số các lãnh đạo hội thánh, mặt khác, tin rằng Chúa Giê-xu là Thượng Đế trong thân thể con người.
Constantine muốn giải quyết sự tranh cãi này, hy vọng rằng sẽ mang lại hòa bình cho đế quốc, thống nhất hai phía đông tây. Vì vậy, năm 325 Sau Công Nguyên, ông đã tụ họp hơn 300 giám mục tại Nicaea (ngày nay là một phần của Thổ Nhĩ Kỳ) từ khắp thế giới Cơ Đốc. Câu hỏi quan trọng là, hội thánh ban đầu có tin rằng Chúa Giê-xu là Đấng Sáng Tạo hay chỉ là một tạo vật – Con của Đức Chúa Trời hay là con của một người thợ mộc? Như vậy, các sứ đồ dạy điều gì về Chúa Giê-xu? Ngay từ những tuyên bố đầu tiên được ghi nhận, họ đã xem Ngài là Thượng Đế. Khoảng 30 năm sau khi Chúa Giê-xu chịu chết và sống lại, Phao-lô viết thư cho người Phi-líp rằng Chúa Giê-xu là Đức Chúa Trời trong thân thể con người (Phi-líp 2:6-7, bản dịch NLT). Và Giăng, một nhân chứng gần gũi, khẳng định thần tính của Chúa Giê xu thông qua phân đoạn sau:
Phân đoạn này là từ Giăng 1, đã được khám phá trong một bản thảo cổ xưa, và được định ngày bằng phương pháp carbon vào khoảng 175-225 Sau Công Nguyên. Do vậy Chúa Giê-xu rõ ràng đã được nói đến như là Đức Chúa Trời trong hơn một trăm năm từ trước khi Constantine tụ hợp Công đồng Nicaea. Vậy chúng ta có thể thấy rằng các chứng cớ trong bản thảo cổ trái ngược với tuyên bố của Mật Mã Da Vinci rằng thần tính của Chúa Giê-xu là một sáng tạo có từ thế kỷ thứ tư. Nhưng lịch sử nói gì với chúng ta về Công đồng Nicaea? Brown khẳng định trong sách của mình, thông qua Teabing, rằng đa số các giám mục tại Nicea bác bỏ niềm tin của Arius rằng Giê-xu chỉ là một “tiên tri người phàm” và chọn giáo lý về thần tính của Giê-xu với “kết quả bầu chọn khá sát sao”. Đúng hay sai?
Trên thực tế, có sự thắng phiếu lớn: chỉ hai trong số 318 giám mục không đồng ý. Trong khi Arius tin rằng chỉ có Đức Chúa Cha là Đức Chúa Trời, và Chúa Giê-xu là tạo vật đỉnh cao của Ngài, công đồng đã kết luận rằng Chúa Giê-xu và Đức Chúa Cha đều có thần tính như nhau.
Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con và Đức Thánh Linh được cho là những bản thể tách biệt, đồng tồn tại, đồng vĩnh hằng, nhưng là một Đức Chúa Trời thống nhất. Giáo lý về Thượng Đế nhất thể trong ba Bản thể được biết đến với tên Thánh điều Nicene, và nó là cốt lõi trọng tâm của Đức tin Cơ Đốc. Sự thật là Arius rất có tài thuyết phục và có ảnh hưởng đáng kể. Việc thắng phiếu lớn xảy ra sau khi có sự tranh luận đáng kể. Nhưng sau cùng công đồng nhất loạt tuyên bố rằng Arius là tà giáo, vì những gì ông ta dạy trái ngược với những gì các sứ đồ dạy về thần tính của Chúa Giê-xu.
Lịch sử cũng khẳng định rằng trước đông người Chúa đã tha thứ cho các môn đồ khi họ thờ phượng Ngài. Và, như chúng ta đã thấy, Phao-lô và các sứ đồ khác rõ rằng dạy rằng Chúa Giê-xu là Thượng Đế và đáng được thờ phượng.
Từ những ngày đầu tiên của hội thánh Cơ Đốc, Chúa Giê-xu đã được xem là vượt xa một người bình thường, và đa số các môn đồ của Ngài thờ phượng Ngài như Thượng Đế – Đấng Sáng tạo vũ trụ. Vậy thì, làm thế nào Constantine lại sáng tạo ra giáo lý về thần tính của Chúa Giê-xu cho được nếu hội thánh vốn đã xem Ngài là Thượng Đế trong suốt hơn 200 năm? Mật mã Da Vinci không bàn về vấn đề này.
Tấn công vào Kinh điển
Mật mã Da Vinci cũng tuyên bố rằng Constantine trấn áp tất cả những tài liệu về Giê-xu ngoại trừ những gì hiện có trong kinh điển Tân Ước của chúng ta ngày nay (được công nhận bởi hội thánh là các tường thuật do nhân chứng là các sứ đồ). Sách cũng khẳng định thêm rằng các tường thuật trong Tân Ước đã bị sửa đổi bởi Constantine và các giám mục để sáng tạo lại nhân vật Giê-xu. Một yếu tố quan trọng khác của Mật mã Da Vinci là việc Bốn sách Phúc âm Tân Ước đã được tuyển chọn lại từ tổng cộng “hơn 80 sách phúc âm”, đa số đã bị Constantine che giấu.[5]
Có hai vấn đề chính ở đây, và chúng ta cần bàn về cả hai. Điều đầu tiên là liệu Constantine có chỉnh sửa hay thiên vị khi chọn các sách trong Tân Ước. Điều thứ hai là liệu ông ta có cấm các tài liệu mà đáng ra phải có mặt trong Kinh Thánh.
Về vấn đề thứ nhất, các thư tín và tài liệu được viết từ các lãnh đạo hội thánh cũng như những kẻ theo tà giáo trong thế kỷ thứ hai đều khẳng định việc sử dụng các sách Tân Ước cách rộng rãi. Gần 200 năm trước khi Constantine tụ họp Công Đồng Nicaea, người theo tà giáo Marcio đã liệt kê 11 trong số 27 sách Tân Ước là các tác phẩm của chính các sứ đồ.
Và vào cùng khoảng thời gian đó, một người theo tà giáo khác, Valentius, nhắc đến nhiều chủ đề và phân đoạn Kinh Thánh Tân Ước. Do hai người theo tà giáo này là kẻ chống nghịch với các nhà lãnh đạo trong hội thánh ban đầu, họ không viết những gì mà các giám mục mong muốn. Tuy nhiên, cũng như hội thánh đầu tiên, họ cũng đề cập đến cùng các sách Tân Ước như chúng ta đọc ngày hôm nay.
Vậy thì, nếu Kinh Thánh Tân Ước đã được sử dụng rộng rãi từ 200 năm trước Constantine và Công đồng Nicaea, làm thể nào hoàng đế này lại sáng tạo ra hay chỉnh sửa nó được? Đến lúc này hội thánh đã lan rộng và có hàng trăm ngàn nếu không muốn nói là hàng triệu tín đồ, tất cả đều đã quen thuộc với các tường thuật của Tân Ước.
Trong sách Sự lừa dối Da Vinci, phân tích sách Mật mã Da Vinci, Tiến sĩ Erwin Lutzer nhận xét:
Mặc dù kinh điển chính thức đến nhiều năm sau mới được hoàn thành, Kinh Thánh Tân Ước ngày nay đã được cho là chân thật từ hơn 2 thế kỷ trước Nicaea.
Nhấp vào đây để xem trang 6 trên 10 bài “Liệu đã có một Âm mưu Da Vinci? “
Điều này đưa chúng ta đến với vấn đề thứ hai; tại sao các sách phúc âm thuộc phái Trí huệ lại bị hủy và loại khỏi Tân Ước? Trong sách, Teabing khẳng định rằng các tác phẩm thuộc phái Trí huệ bị loại khỏi 50 quyển Kinh Thánh được cấp phép do Constantine ủy nhiệm tại Công đồng. Ông hào hứng nói với Neveu:
Các sách phúc âm thuộc phái Trí huệ có phải là lịch sử thật sự về Chúa Giê-xu Christ? Chúng ta hãy cùng nghiên cứu sâu hơn xem liệu chúng ta có thể tách biệt sự thật khỏi hư cấu hay không.
Những “người theo phái Trí huệ” bí ẩn
Các sách phúc âm Khả thi được cho là thuộc về một nhóm người được biết là (ngạc nhiên quá) những người theo phái Trí huệ. Tên này bắt nguồn từ từ gnosis trong tiếng Hy Lạp, có nghĩa là “tri thức”. Những người này nghĩ rằng họ có một tri thức đặc biệt, bí ẩn mà người thường không được biết.
Trong 52 sách, chỉ năm sách thật sự được nêu là sách phúc âm. Như chúng ta sẽ thấy, những sách được gọi là phúc âm này rất khác với các sách Phúc âm Tân Ước, Ma-thi-ơ, Mác, Lu-ca, và Giăng.
Khi Cơ Đốc Giáo lan rộng, những người theo phái Trí huệ thêm một số giáo lý và yếu tố Cơ Đốc Giáo vào những niềm tin của họ, biến đổi thuyết Trí huệ thành một Cơ Đốc Giáo giả tạo. Có lẽ họ làm vậy để tăng số người theo đạo và dùng Chúa Giê-xu làm điển hình cho mục tiêu của mình Tuy nhiên, để hệ thống tư tưởng của họ hòa hợp với Cơ Đốc Giáo, Chúa Giê-xu cần phải được sáng tạo lại, loại bỏ hoàn toàn cả nhân tính và thần tính tuyệt đối của Ngài.
Trong sách Lịch sử Cơ Đốc Giáo Oxford, John McManners viết về sự tổng hợp giữa Cơ Đốc Giáo và các niềm tin thần thoại của những người theo thuyết Trí huệ.
Các Bình phẩm Ban đầu
Trái ngược với sự khẳng định của Brown, Constantine không phải là người gọi những niềm tin của thuyết Trí huệ là Tà giáo, mà chính là các sứ đồ. Một hình thức giảm nhẹ của loại triết học này đã phát triển ngay từ thế kỷ thứ nhất chỉ vài thập kỷ sau khi Chúa Giê-xu chịu chết. Các sứ đồ, trong những lời giảng dạy và văn bản, đã bỏ nhiều công sức bác bỏ những niềm tin này như những điều đi ngược lại với lẽ thật về Chúa Giê-xu, Đấng mà họ đã tận mắt chứng kiến.
Ví dụ, hãy thử xem sứ đồ Giăng đã viết gì vào cuối thế kỷ thứ nhất.
Vâng theo sự giảng dạy của các sứ đồ, các nhà lãnh đạo hội thánh đầu tiên đã đồng lòng bác bỏ thuyết Trí huệ như là một tà giáo. Giáo phụ Irenaeus, viết vào 140 năm trước Công đồng Nicaea, khẳng định rằng những người theo thuyết Trí huệ bị hội thánh kết tội là tà giáo. Ông cũng bác bỏ “các sách phúc âm” của họ. Tuy nhiên, khi nhắc đến các bốn sách Phúc âm Tân Ước, ông nói, “Không thể nào có nhiều hơn hay ít hơn số sách Phúc âm hiện có” [9]
Thần học gia Cơ Đốc Origen đã viết như sau trong đầu thế kỷ thứ ba, hơn một trăm năm trước Nicaea:
Đây chính là lời lẽ của một nhà lãnh đạo hội thánh ban đầu rất được tôn trọng. Những người theo thuyết Trí huệ bị cho là là một tà giáo phi Cơ Đốc rất lâu từ trước Công đồng Nicaea. Nhưng còn có nhiều bằng chứng thách thức các tuyên bố mà Mật mã Da Vinci đưa ra.
Ai là người mang thành kiến giới tính?
Brown đề xuất rằng một trong những động lực của việc Constantine được cho là đã cấm các văn bản Trí huệ là do mong muốn trấn áp nữ giới trong hội thánh. Điều mỉa mai là chính sách Phúc Âm Trí huệ của Thô-ma mới hạ thấp phụ nữ. Sách kết luận rằng (được cho là đang trích lời Phi-e-rơ) với một tuyên bố gây kinh ngạc” “Hãy để Ma-ri rời khỏi chúng ta, vì phụ nữ không đáng được sống” [11]. Sau đó Chúa Giê-xu được cho là đã nói với Phi-e-rơ rằng Ngài sẽ biến Ma-ri thành người nam để bà có thể vào nước thiên đàng. Ý nói: phụ nữ thấp kém hơn. Với những quan điểm được bày ra như vậy, thật khó tưởng tượng rằng các văn bản Trí huệ có thể là tuyên ngôn ủng hộ giải phóng phụ nữ.
Theo cách đối lập hoàn toàn, Chúa Giê-xu trong các sách Phúc âm trong Kinh Thánh luôn đối xử với phụ nữ cách đường hoàng và tôn trọng. Các câu gốc mang tính cách mạng như câu này được tìm thấy trong Tân Ước đã là nền tảng cho việc nâng cao vị thế của người phụ nữ:
Các Tác giả Bí ẩn
Khi nói đến các sách phúc âm Trí huệ, hầu như sách nào cũng mang tên một nhân vật trong Tân Ước: Phúc âm theo Phi-líp, Phúc âm theo Phi-e-rơ, Phúc âm theo Ma-ri, Phúc âm theo Giu-đa, và v.v. (Nghe gần giống như đang điểm danh trong một trường học thuộc giáo xứ.) Đây là những sách mà những thuyết âm mưu giống như Mật mã Da Vinci căn cứ trên. Nhưng liệu chúng có được viết bởi những tác giả được ngụ ý?
Các sách phúc âm Trí huệ được định ngày vào khoảng 110 đến 330 năm sau Đấng Christ, và không học giả đáng tin cậy nào lại tin rằng bất kỳ sách nào lại được viết bởi tác giả mà chúng mang tên. Trong tác phẩm The Nag Hammadi Library đồ sộ của James M. Robinson, chúng ta được biết rằng các sách phúc âm Trí huệ được biết bởi “các tác giả phần lớn là không có liên quan và vô danh.”[12] Tiến sĩ Darrell L. Bock, giáo sư Tân Ước học tại Học viện Thần học Dallas, đã viết,
Học giả Tân Ước Norman Geisler đã bình phẩm về hai văn bản Trí huệ, Phúc âm theo Phi-e-rơ và sách Công vụ của Giăng. (Không nên nhầm lẫn những văn bản Trí huệ này với các sách trong Tân Ước được viết bởi Giăng và Phi-e-rơ)
Những sách phúc âm Trí huệ không phải là các tường thuật lịch sử về cuộc đời Chúa Giê-xu nhưng đa phần là các câu nói bí truyền, phủ tấm màn bí mật, bỏ ra ngoài các chi tiết lịch sử như các tên tuổi, nơi chốn và sự kiện. Hoàn toàn đối lập với các sách Phúc âm Tân Ước, trong đó chứa đựng vô vàn các chi tiết lịch sử về cuộc đời, chức vụ và lời lẽ của Chúa Giê-xu.
Bà Giê-xu
Phần hấp dẫn nhất trong âm mưu Da Vinci chính là sự khẳng định rằng Chúa Giê-xu và Ma-ri Ma-đơ-len đã bí mật kết hôn và có một đứa con, để kế tục dòng dõi của Ngài. Thêm vào đó, tử cung của Ma-ri Ma-đơ-len, mang dòng dõi của Giê-xu, được giới thiệu trong sách như là Chén Thánh huyền thoại, một bí mật được giữ kín bởi một tổ chức Công Giáo mang tên Tu Viện Sion. Sir Isaac Newton, Botticelli, Victor Hugo, và Leonardo Da Vinci đều được nhắc đến như các thành viên.
Tình cảm tâm lý. Scandal. Bí ẩn. Những ý hay cho một thuyết âm mưu. Nhưng có thật vậy không? Chúng ta hãy xem các học giả nói gì.
Một bài viết trên tạp chí Newsweek, tóm tắt lại ý kiến của các học giả hàng đầu, kết luận rằng thuyết cho rằng Chúa Giê-xu và Ma-ri Ma-đơ-len đã bí mật kết hôn không có căn cứ lịch sử.[15] Đề xuất được nêu trong Mật Mã Da Vinci được xây dựng chủ yếu trên duy một câu trong sách Phúc âm theo Phi-líp trong đó chỉ ra rằng Giê-xu và Ma-ri là bầu bạn. Trong sách, Teabing cố gắng chứng minh rằng từ ngữ bầu bạn (koinonos) có thể chỉ vợ chồng.[16] Nhưng lý thuyết của Teabing không được các học giả chấp thuận.
Cũng có một câu trong sách Phúc âm theo Phi-líp nói rằng Chúa Giê-xu hôn Ma-ri. Chào thăm bằng hữu bằng một cái hôn là một thông thường ở thế kỷ thứ nhất, và không có ám chỉ gì về tình dục. Nhưng ngay cả nếu như sự diễn giải của Mật Mã Da Vinci là chính xác, thì không có tài liệu lịch sử nào khác khẳng định lý thuyết của nó. Và do sách Phúc âm của Phi-líp là một tài liệu giả được viết 150-220 năm sau Đấng Christ bởi một tác giả vô danh, tuyên bố của nó về Chúa Giê-xu không đáng tin cậy về mặt lịch sử.
Có lẽ những người theo thuyết Trí huệ cho rằng Kinh Thánh Tân ước í1t kể chuyện tình cảm tâm lý và quyết định làm cho nó hấp dẫn hơn. Cho dù lý do là gì, câu gốc tách biệt và lạc lõng này được viết hai thế kỷ sau Đấng Christ không phải căn cứ tốt cho một thuyết âm mưu. Có lẽ là một câu chuyện thú vị, nhưng sai lệch lịch sử.
Về phần Chén thánh và Tu viện Sion, tường thuật hư cấu của Brown một lần nữa bẻ cong lịch sử. Chén Thánh huyền thoại được cho là chén mà Chúa Giê-xu dùng vào bữa tiệc tối cuối cùng của Ngài, và không có liên quan gì đến Ma-ri Ma-đơ-len. Và Leonardo da Vinci không bao giờ có thể biết gì về Tu viện Sion, vì nơi này mãi đến năm 1956 mới được thành lập, 437 năm sau khi ông qua đời. Một lần nữa, truyện hư cấu thú vị, nhưng sai lệch lịch sử.
Các Tài liệu Bí mật
Nhưng còn lời tiết lộ của Teabing rằng “hàng ngàn tài liệu bí mật” để chứng minh rằng Cơ Đốc Giáo là một sự lừa đảo thì sao? Đó có thể là sự thật?
Nếu có những tài liệu như vậy, các học giả chống lại Cơ Đốc Giáo có lẽ sẽ tận dụng cơ hội ngay. Việc các văn bản giả mạo đã bị bác bỏ bởi hội thánh ban đầu do có các quan điểm tà giáo không hề bí mật, và đã được biết đến hàng thế kỷ nay. Không có gì phải ngạc nhiên cả. Chúng chưa từng được xem là một phần của những văn bản thật sự được chấp bút bởi các sứ đồ.
Và nếu Brown (Teabing) nhắc đến các Phúc âm ngụy kinh, hoặc các Phúc âm thơ ấu, chuyện đó cũng chẳng có gì là bí mật. Chúng không phải bí mật, cũng không thể bác bỏ Cơ Đốc Giáo. Học giả Tân Ước Raymond Brown đã nói về các sách phúc âm Trí huệ,
Không giống như các sách phúc âm Trí huệ, tác giả không rõ là ai và không phải là các nhân chứng, Tân Ước mà chúng ta có ngày hôm nay đã vượt qua rất nhiều thử thách về tính xác thực. (http://jesustruths.org/wwrj/6-jesus-rise-dead/) Sự đối lập này là một cú đòn giáng mạnh vào những người ủng hộ các thuyết âm mưu. Sử gia Tân Ước F. F. Bruce viết:
Học giả Tân Ước Bruce Metzer tiết lộ lý do vì sao sách Phúc âm Thô-ma không được hội thánh ban đầu chấp nhận:
Kết luận của Lịch sử
Như vậy, chúng ta kết luận thế nào về các học thuyết âm mưu khác nhau về Chúa Giê-xu Christ? Karen King, giáo sư về lịch sử hội thánh ở Harvard, đã viết nhiều sách về các sách phúc âm Trí huệ, bao gồm sách Phúc âm của Ma-ri Ma-đơ-len và Thuyết Trí huệ là gì? King, mặc dù là một người ủng hộ các giáo lý Trí huệ, kết luận, “Những tư tưởng về thuyết âm mưu… đều là những ý tưởng ngoài lề không có nền tảng lịch sử nào.” [20]
Mặc dù thiếu bằng chứng lịch sử, các thuyết âm mưu vẫn giúp bán hàng triệu quyển sách và lập kỷ lục phòng vé. Các học giả trong những ngành liên quan, một số Cơ Đốc Nhân và một số người không theo tôn giáo nào, đã bác bỏ các tuyên bố của Mật mã Da Vinci. Tuy nhiên, những người dễ lay động vẫn tự hỏi; liệu rốt cục thì có thể đó là thật hay chăng?
Ký giả truyền hình từng đạt giải thưởng Frank Sesno đã hỏi một nhóm các học giả lịch sử về sự say mê của nhiều người đối với các thuyết âm mưu. Giáo sư Stanley Kutler từ Đại học Wisconsin đáp, “Chúng ta đều yêu thích những điều bí ẩn-nhưng chúng ta còn thích các âm mưu nhiều hơn.”[21]
Như vậy, nếu bạn muốn đọc một thuyết âm mưu hay về Chúa Giê-xu, tiểu thuyết của Dan Brown, Mật mã Da Vinci, có thể phù hợp với bạn. Nhưng nếu bạn muốn đọc các tường thuật có thật về Chúa Giê-xu, thì Ma-thi-ơ, Mác, Lu-ca và Giăng sẽ đưa bạn trở lại với những gì mà các nhân chứng đã nhìn thấy, nghe và ghi lại. Bạn muốn tin bên nào hơn?
Liệu Chúa Giê-xu có Thật sự Sống lại Từ Cõi Chết?
Câu hỏi lớn nhất của thời đại chúng ta là “Chúa Giê-xu Christ thật sự là ai?” Liệu Ngài có phải chỉ là một người phi thường, hay Ngài chính là Đức Chúa Trời trong thân thể con người, như Phao-lô, Giăng và các môn đồ khác đã tin?
Những nhân chứng về Chúa Giê-xu Christ thật sự đã nói và hành động như thể họ tin rằng Ngài đã sống lại từ cõi chết với thân thể thật sau khi chịu đóng đinh trên thập tự giá. Nếu họ sai lầm thì Cơ Đốc Giáo đã được tạo dựng trên nền tảng sự gian dối. Nhưng nếu họ đúng, một phép lạ như vậy có thể chứng minh tất cả những gì Chúa Giê-xu nói về Đức Chúa Trời, về chính Ngài và về chúng ta là thật.
Nhưng liệu chúng ta có phải chỉ tin vào sự sống lại của Chúa Giê-xu Christ bởi đức tin mà thôi, hay thật sự có những bằng chứng lịch sử rõ ràng? Nhiều người hoài nghi bắt đầu nghiên cứu các ghi chép trong lịch sử để chứng minh rằng sự tường thuật về việc Chúa sống lại là không có thật. Họ đã khám phá được gì?
Nhấp vào đây để xem xét bằng chứng về tin tuyệt vời nhất từng được loan ra—sự sống lại của Chúa Giê-xuChrist! [http://jesustruths.org/wwrj/6-jesus-rise-dead/]
Chúa Giê-xu có Nói Điều gì Xảy ra Sau khi Chúng ta Qua đời?
Nếu Chúa Giê-xu đã thật sự sống lại từ cõi chết, vậy Ngài hẳn phải biết thế giới bên kia có những gì. Chúa Giê-xu đã nói gì về ý nghĩa của đời sống và tương lai của chúng ta? Liệu có nhiều cách để đến với Đức Chúa Trời hay Chúa Giê-xu là con đường duy nhất? Bắt đầu đọc những câu trả lời đáng kinh ngạc trong “Vì sao chọn Giê-xu?
để đọc “Vì sao chọn Giê-xu?” và khám Chúa Giê-xu đã nói gì về cuộc sống sau khi chết đi.
[http://jesustruths.org/wwrj/7-jesus-relevant-today/]
Chúa Giê-xu Có thể Mang lại Ý nghĩa cho Đời sống không?
“Vì sao chọn Giê-xu?” xem xét câu hỏi liệu ngày nay Chúa Giê-xu có còn thích hợp. Chúa Giê-xu có thể trả lời cho những câu hỏi lớn cho đời sống không: “Tôi là ai?” “Vì sao Tôi ở đây?” Và “Tôi đi về đâu?” Các thánh đường và thập giá chết khiến nhiều người tin rằng Ngài không thể, và rằng Chúa Giê-xu đã bỏ mặc chúng ta tự đối phó với một thế giới hỗn loạn. Nhưng Chúa Giê-xu đã đưa những tuyên bố về đời sống và mục đích sống của chúng ta trên đất đáng để xem xét trước khi chúng ta kết luận rằng Ngài không quan tâm hay không có quyền năng. Bài viết này xem xét bí ẩn vì sao Chúa Giê-xu lại đến thế gian.
Nhấp vào đây để khám phá làm cách nào Chúa Giê-xu có thể mang lại ý nghĩa cho Đời sống.[http://jesustruths.org/wwrj/7-jesus-relevant-today/]
Endnotes – Was There a Da Vinci Conspiracy?
- Dan Brown, The Da Vinci Code (New York: Doubleday, 2003), 234.
- Brown, 233.
- Quoted in Erwin Lutzer, The Da Vinci Deception (Wheaton, IL: Tyndale, 2004), xix.
- Brown, 233.
- Brown, 231.
- Lutzer, 71.
- Brown, 234.
- John McManners, ed., The Oxford History of Christianity (New York: Oxford University Press, 2002), 28.
- Darrell L. Bock, Breaking the Da Vinci Code (Nashville: Nelson, 2004), 114.
- Bock, 119-120.
- Quoted in James M. Robinson, ed., The Nag Hammadi Library: The Definitive Translation of the Gnostic Scriptures (HarperCollins, 1990), 138.
- Ibid.,13.
- Bock, 64.
- Norman Geisler and Ron Brooks, When Skeptics Ask (Grand Rapids, MI: Baker, 1998), 156.
- Barbara Kantrowitz and Anne Underwood, “Decoding ‘The Da Vinci Code,’ “Newsweek, December 8, 2003, 54.
- Quoted in Robinson, 126.
- Quoted in Lee Strobel, The Case for Christ (Grand Rapids, MI: Zondervan. 1998), 68.
- Quoted in Lutzer, 32.
- Quoted in Josh McDowell, The New Evidence that Demands a Verdict (San Bernardino, CA: Here’s Life, 1999, 37.)
- Linda Kulman and Jay Tolson, “Jesus in America,” U. S. News & World Report, December 22, 2003, 2.
- Stanley Kutler, interview with Frank Sesno, “The Guilty Men: An Historical Review,” History Channel, April 6, 2004.