Giê-xu có phải là Nhân vật Có Thật?
Chúa Giê-xu Christ thật sự tồn tại, hay Cơ Đốc Giáo chỉ là một huyền thoại được tạo nên dựa trên một nhân vật giả tưởng như Harry Potter?
Gần hai ngàn năm trước đa số mọi người trên thế giới đều cho rằng Giê-xu là một nhân vật có thật với nhân cách, tài lãnh đạo vượt trội và có quyền năng trên thiên nhiên. Nhưng ngày nay một số người lại cho rằng Ngài chưa từng tồn tại.
Lý luận chống lại sự tồn lại của Chúa Giê-xu, hay còn gọi là học thuyết Đấng Christ huyền thoại, có mặt thế kỷ mười bảy sau khi Chúa Giê-xu được cho là từng dạo bước trên vùng đồi núi xứ Giu-đê.
Ellen Johnson, trưởng hội Người vô thần Hoa Kỳ, đã tóm tắt quan điểm Đấng Christ trong huyền thoại trên chương trình TV CNN Larry King Live:
Người dẫn chương trình vô cùng kinh ngạc, đáp: “Vậy anh không tin rằng Giê-xu Christ từng tồn tại?”
Trong những năm đầu là người vô thần, học giả văn học tại Oxford C. S. Lewis cũng cho rằng Giê-xu chỉ là huyền thoại, rằng mọi tôn giáo chỉ do người ta sáng tạo nên .[2]
Nhiều năm sau, Lewis ngồi bên lò sưởi trong phòng ký túc xá Oxford với một người bạn mà ông gọi là “người vô thần cứng rắn nhất trong tất cả những người vô thần mà tôi từng biết.” Bất chợt người bạn của ông thốt lên “Chứng cứ lịch sử về các sách Phúc âm thật sự tốt một cách đáng ngạc nhiên… Cứ như thể chúng đã thật sự diễn ra vậy.”[3]
Lewis rất kinh ngạc. Lời nhận xét của bạn ông là bằng chứng cho việc Chúa Giê-xu đã thúc đẩy Lewis tự mình tìm kiếm lẽ thật. Ông đã viết về hành trình tìm kiếm lẽ thật về Chúa Giê-xu của mình trong tác phẩm kinh điển của ông mang tên Cơ Đốc Giáo Đơn thuần.
Vậy thì bạn của Lewis đã phát hiện thấy những chứng cứ nào về Giê-xu Christ?
Lịch sử Cổ đại Lên tiếng
Chúng ta hãy bắt đầu từ một câu hỏi mang tính nền tảng hơn: Làm thế nào để phân biệt một nhân vật huyền thoại và một nhân vật có thật? Ví dụ, có bằng chứng gì thuyết phục các sử gia rằng Alexander Đại Đế là một nhân vật có thật? Và thật có bằng chứng như vậy về Giê-xu?
Cả Alexander và Giê-xu đều được miêu tả là những nhà lãnh đạo lôi cuốn. Cả hai đầu có những sự nghiệp ngắn ngủi, qua đời khi vừa hơn ba mươi tuổi. Giê-xu được cho là một người mang lại hòa bình và chinh phục bằng tình yêu thương; Alexander là một người đàn ông của chiến tranh và cai trị bằng lưỡi gươm.
Trong năm 336 trước Công Nguyên, Alexander Đại Đế trở thành vua xứ Macedonia. Là một thiên tài quân sự, nhà lãnh đạo lịch lãm, cao ngạo này càn quét các làng mạc, thành phố và vương quốc vùng Hy Lạp-Ba Tư cho đến khi ông thống trị toàn vùng. Người ta thuật lại rằng ông đã khóc khi không còn xứ sở nào để chinh phục nữa.
Lịch sử về Alexander được rút ra từ năm nguồn gốc cổ đại được viết trong 300 năm hoặc hơn sau khi ông qua đời.[4] Không có tường thuật với nhân chứng thật nào rằng Alexander thật sự tồn tại.
Tuy nhiên, các sử gia tin rằng Alexander đã thật sự tồn tại, chủ yếu vì các tường thuật về cuộc đời của ông được xác nhận bởi khảo cổ học và ảnh hưởng của ông trên lịch sử.
Tương tự, để xác định xem Giê-xu có phải là một nhân vật có thật hay không, chúng ta cần có bằng chứng về sự tồn tại của Ngài trong các lĩnh vực sau:
- Khảo cổ học
- Các tường thuật cổ không có nguồn gốc Cơ Đốc
- Các tường thuật cổ có nguồn gốc Cơ Đốc
- Các bản thảo Kinh Thánh Tân Ước cổ
- Ảnh hưởng trên lịch sử
Khảo cổ học
Thời gian đã chôn vùi nhiều bí ẩn về Giê-xu mà chỉ gần đây mới được đưa ra ánh sáng.
Có lẽ những khám phá quan trọng nhất là các bản thảo cổ được khai quật trong khoản thế kỷ 18 và 20. Chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về các bản thảo này ở một phần sau.
Các nhà khảo cổ đã khám phá nhiều địa điểm và cổ vật tương đồng với các tường thuật trong Kinh Thánh Tân Ước về Chúa Giê-xu. Malcolm Muggeridge là một ký giả người Anh, người đã cho rằng Giê-xu là một huyền thoại cho đến khi ông nhìn thấy những bằng chứng như vậy trên chương trình truyền hình BBC về Israel.
Sau khi tường thuật tại chính những nơi được nhắc đến trong Kinh Thánh Tân Ước có liên quan đến Giê-xu, Muggeridge viết, “Tôi bị bắt phục bởi sự chắc chắn về sự giáng sinh, công tác và việc chịu Đóng đinh trên thập tự giá của Chúa Giê-xu… Tôi thật sự nhận biết rằng đã có một người tên là Giê-xu….”[5]
Tuy nhiên, trước thế kỷ 20 không có bằng chứng cụ thể nào về sự tồn tại của thống đốc La Mã Bôn-xơ Phi-lát và thầy tế lễ thượng phẩm Giô-sép Cai-pha. Cả hai đều là những nhân vật chủ đạo trong cuộc tra khảo dẫn đến việc đóng đinh Đấng Christ. Những người hoài nghi đã trích dẫn sự thiếu hụt chứng cứ rõ ràng này như một vũ khí bênh vực cho học thuyết Đấng Christ trong huyền thoại của họ.
Tuy nhiên, năm 1961 các nhà khảo cổ đã khám phá được một khối đá vôi có khắc dòng chữ “Bôn-xơ Phi-lát thống đốc xứ Giu-đê” và trong năm 1990 các nhà khảo cổ khám phá được một bình đựng hài cốt (hộp xương) khắc tên Cai-pha. Nó đã được xác nhận là chân thật “không còn phải nghi ngờ gì nữa.”[6]
Ngoài ra, cho đến năm 2009, không có bằng chứng cụ thể nào cho thấy xứ Na-xa-rét, quê quán của Chúa Giê-xu thật sự tồn tại trong thời Ngài. Những người hoài nghi như Rene Salm đã cho rằng việc thiếu chứng cứ về xứ Na-xa-rét trong thế kỷ thứ nhất là một đòn chí mạng với Cơ Đốc Giáo. Trong bài Huyền thoại Na-xa-rét Salm đã viết năm 2016, “Hỡi những người tư duy tự do, hãy ăn mừng…” Cơ Đốc Giáo như chúng ta biết cuối cùng cũng sắp chấm dứt!”[7]
Tuy nhiên, vào ngày 21 tháng Mười Hai, 2009, các nhà khảo cổ thông báo đã khám phá được các mảnh gốm vỡ từ Na-xa-rét, xác nhận rằng ngôi làng nhỏ bé này đã tồn tại trong thời Đấng Christ (xem “http://jesustruths.org/more/jrn-jesus-from-nazareth/”).
Mặc dù các khám phá khảo cổ này không chứng minh rằng Chúa Giê-xu đã sống ở đó, chúng bổ trợ cho tường thuật của các sách Phúc Âm về cuộc đời của Ngài. Các sử gia đã ghi nhận rằng bằng chứng quan trọng từ khảo cổ học xác nhận thay vì bác bỏ các tường thuật về Giê-xu.”[8]
Các Tường thuật Cổ không có nguồn gốc Cơ đốc
Những người hoài nghi như Ellen Johnson trích dẫn việc “thiếu dữ kiện lịch sử phi tôn giáo” về Chúa Giê-xu như bằng chứng cho việc Ngài không tồn tại.
Tuy nhiên ít có tài liệu về bất kỳ ai sống vào thời Đấng Christ. Đa số các tài liệu lịch sử cổ đã bị hủy qua nhiều thế kỷ, do chiến tranh, lửa và cướp phá, hoặc đơn giản là do thời tiết và hư hỏng.
Theo E. M. Blaiklock, người đã phân loại đa số các văn bản không có nguồn gốc Cơ Đốc trong Đế Chế La Mã, “gần như không có thứ gì sót lại từ thời Đấng Christ”, thậm chí cho các lãnh đạo thế tục vĩ đại như Julius Caesar.[9] Tuy vậy không sử gia nào đặt câu hỏi về sự tồn tại của Caesar.
Và bởi Ngài không phải là một lãnh đạo chính trị hay tôn giáo nổi bật, Darrell Bock ghi nhận, “Điều quan trọng và đáng kinh ngạc là Chúa Giê-xu xuất hiện trong tất cả các nguồn tài liệu mà chúng tôi có.”[10]
Như vậy, những nguồn mà Bock nói đến chỉ những ai? Những sử gia cổ đại nào viết về Chúa Giê-xu mà không hề có kế hoạch truyền bá Cơ Đốc Giáo? Trước hết, chúng ta hãy xem xét những kẻ thù của Chúa Giê-xu.
Các sử gia Do Thái: Người Do Thái được nhiều nhất khi chối bỏ sự tồn tại của Chúa Giê-xu. Nhưng họ luôn cho rằng Ngài có thật. “Nhiều văn bản Do Thái nhắc đến Giê-xu như một nhân vật có thật mà họ chống đối.[11]
Sử gia Do Thái nổi tiếng Flavius Josephus viết về Gia-cơ, “em trai của Giê-xu kẻ được gọi là Đấng Christ.”[12] Nếu Giê-xu không phải là một nhân vật có thật thì Josephus có nói như vậy hay không?
Trong một đoạn văn gây tranh cãi khác, Josephus nói nhiều hơn về Giê-xu.[13]
Mặc dù một số lời lẽ của ông gây tranh cãi, việc Josephus xác nhận sự tồn tại của Chúa Giê-xu được các học giả chấp nhận rộng rãi.[15]
Học giả người Israel Shlomo Pines viết, “Ngay cả những kẻ chống đối Cơ Đốc Giáo cay cú nhất cũng chưa bao giờ tỏ ý nghi ngờ rằng Giê-xu có thật tồn tại hay không.”[16]
Sử gia thế giới nổi tiếng Will Durant ghi nhận rằng không người Do Thái hay người ngoại bang nào từ thế kỷ đầu tiên nào chối bỏ sự tồn tại của Chúa Giê-xu.[17]
Các Sử gia La Mã: Các sử gia La Mã cổ viết về các sự kiện và con người quan trọng đối với đế chế của họ. Do Chúa Giê-xu không có tầm quan trọng trực tiếp đối với các sự kiện chính trị hay quân sự của La Mã, lịch sử La Mã ít nhắc đến Ngài. Tuy nhiên, hai sử gia La Mã quan trọng, Tacitus và Suetonius, đã công nhận Giê-xu là một người có thật.
Suetonius ( 69-130 sau Công Nguyên) đã viết về “Chrestus” như một kẻ đi xúi giục. Đa số các học giả tin rằng đây ý chỉ đến Đấng Christ. Suetonius cũng viết về các Cơ Đốc Nhân bị bắt bớ dưới tay Nero năm 64 sau Công Nguyên.[19]
Các Quan chức La Mã: Cơ Đốc Nhân bị xem như kẻ thù của La Mã bởi họ thờ phượng Chúa Jesus thay vì thờ phượng Caesar. Nhưng quan chức La Mã sau, bao gồm hai Caesar, đã viết những lá thư theo quan điểm này, nhắc đến Giê-xu và các Cơ Đốc Nhân đầu tiên.[20]
Hoàng đế Trajan (năm 56-117 sau công nguyên) đã viết thư nhắc đến Giê-xu và các Cơ Đốc Nhân đầu tiên. Hoàng đế Hadrian (năm 76-136 sau Công Nguyên) đã viết về các Cơ Đốc Nhân những người tin theo Giê-xu. Các Nguồn từ các tôn giáo khác: Nhiều tác giả cổ của các tôn giáo khác có nhắc vắn tắt đến Chúa Giê-xu hoặc Cơ Đốc Nhân trước cuối thế kỷ thứ hai. Bao gồm Thallus, Phlegon, Mara Bar-Serapion và Lucian từ Samosate.[21] Nhận xét của Thallus về Giê-xu được viết trong năm 52 sau Công Nguyên, khoản hai mươi năm sau Đấng Christ. Tổng cộng, có chín tác giả thế tục phi Cơ Đốc đã nhắc đến Giê-xu như một nhân vật có thật trong vòng 150 năm sau khi Chúa chịu chết. Điều thú vị là cũng có bấy nhiêu tác giả thế tục nhắc đến Tiberius Caesar, hoàng đế La Mã vào thời Chúa Giê-xu Nếu chúng ta xem xét các nguồn Cơ Đốc và phi Cơ Đốc, có bốn mươi hai người nhắc đến Chúa Giê-xu, so với mười người viết về Tiberius.[22]
Các nguồn tài liệu cổ phi Cơ Đốc cung cấp các thông tin sau về Giê-xu Christ: Những nét chính về cuộc đời của Giê-xu này phù hợp hoàn hảo với Kinh Thánh Tân Ước.[23]
Gary Habarmas ghi nhận: “Tổng cộng, có một phần ba tổng số nguồn tài liệu phi Cơ Đốc này được viết trong thế kỷ thứ nhất, đa số bắt nguồn trễ nhất là vào giữa thế kỷ thứ hai.”[24] Theo Encyclopedia Britannica “Những tường thuật độc lập này chứng minh rằng thời xưa, ngay cả những kẻ chống đối Cơ Đốc Giáo cũng không nghi ngờ về sự tồn tại trong lịch sử của Chúa Giê-xu.”[25]
Các Tường thuật Cơ Đốc Giáo Cổ Các Cơ Đốc Nhân thời xưa đã viết hàng ngàn là thư, bài giảng luận và phân tích về Chúa Giê–xu. Đồng thời, các tín điều nói về Chúa Giê-xu, xuất hiện rất sớm từ thời điểm năm năm sau khi Ngài chịu chết.[26]
Những văn bản không thuộc Kinh Thánh này xác nhận phần lớn các chi tiết trong Kinh Thánh Tân Ước về Chúa Giê-xu, bao gồm việc Chúa chịu đóng đinh và sống lại.[27]
Điều đáng ngạc nhiên là hơn 36.000 văn bản hoàn chỉnh hay một phần như vậy đã được khám phá, một số có từ thế kỷ đầu tiên.[28] Những văn bản không từ Kinh Thánh này có thể được lắp ghép thành toàn bộ Tân Ước mà chỉ thiếu một vài câu.[29]
Mỗi tác giả trong số này viết về Chúa Giê-xu như một nhân vật có thật. Những người theo thuyết Đấng Christ trong huyền thoại đã bác bỏ những tường thuật này vì cho là chúng mang tính thiên vị. Nhưng câu hỏi mà họ phải trả lời là: Làm sao một Giê-xu trong huyền thoại lại được nhiều người ghi nhận về ông ta đến vậy chỉ trong vòng vài thập niên sau khi ông ta sống? Những người hoài nghi như Ellen Johnson cũng bác bỏ việc dùng Tân Ước như bằng chứng về Chúa Giê-xu, cho rằng đó là “thiên vị”. Tuy nhiên, ngay cả những sử gia phi Cơ Đốc cũng xem các bản thảo Tân Ước cổ như là bằng chứng vững chắc cho sự tồn tại của Chúa Giê-xu. Sử gia từ Cambridge Michael Grant, một người vô thần, đã tranh luận rằng Kinh Thánh Tân Ước nên được xem như là bằng chứng giống như những tài liệu lịch sử cổ khác: Các sách Phúc Âm (Ma-thi-ơ, Mác, Lu-ca và Giăng) là những tường thuật chính về cuộc đời và lời nói của Chúa Giê-xu. Lu-ca bắt đầu sách Phúc Âm của mình với những lời nhắn nhủ này đến Theophilus: “sau khi đã xét kỹ càng từ đầu mọi sự ấy, tôi cũng tưởng nên theo thứ tự viết mà tỏ ra cho ông Theophilus.”[31]
Sử gia nổi tiếng Sir William Ramsey ban đầu bác bỏ tường thuật lịch sử về Chúa Giê-xu trong sách Lu-ca. Tuy nhiên, sau đó ông công nhận, “Lu-ca là một sử gia hàng đầu… Tác giả này nên được xếp ngang hàng với các sử gia vĩ đại nhất… Lịch sử trong sách Lu-ca có độ đáng tin cậy tuyệt đối.”[32]
Những tường thuật sớm nhất về Alexander được viết khoản 300 năm sau khi ông sống. Nhưng các sách Phúc Âm được viết gần với thời điểm Chúa Giê-xu sống đến mức nào? Liệu những nhân chứng về Chúa Giê-xu vẫn còn sống, hoặc liệu có đủ thời gian để phát sinh một huyền thoại hay không? Vào những năm 1830, các học giả Đức tranh cãi rằng Tân Ước được viết vào khoản thế kỷ thứ 3, quá trễ để cho rằng chúng được viết bởi các sứ đồ. Tuy nhiên, bản sao của những bản thảo này được khám phá trong thế kỷ 19 và 20 bởi các nhà khảo cổ chứng minh rằng những tường thuật về Chúa Giê-xu được viết sớm hơn nhiều. [Xem “http://jesustruths.org/wwrj/4-are-gospels-true/”]
William Albright định ngày cho các sách trong Tân Ước “giữa năm 50 và 75 trước Công Nguyên.[33] John A. T. Robinson từ Cambridge xác định thời điểm cho các sách Tân Ước là khoản năm 40-65 sau Công Nguyên. Việc định thời điểm sớm như vậy có nghĩa là chúng được viết khi những nhân chứng vẫn còn sống, còn quá sớm để hình thành một huyền thoại hay thần thoại.[34]
Sau khi C. S. Lewis đọc các sách Phúc Âm ông viết: “Như vậy, là một sử gia văn học, tôi hoàn toàn bị thuyết phục rằng…các sách Phúc Âm…không phải là truyền thuyết. Tôi đã đọc nhiều truyện huyền thoại và tôi khá rõ rằng chúng không giống như vậy.”[35]
Số lượng bản thảo Tân Ước vô cùng lớn. Có hơn 24,000 bản thảo hoàn chỉnh hoặc một phần của các sách trong đó, vượt trội hơn tất cả các tài liệu cổ khác.[36]
Không một nhân vật lịch sử cổ xưa nào, thế tục hay tôn giáo, có nhiều tài liệu ủng hộ như Chúa Giê-xu Christ. Sử gia Paul Johnson nhận xét, “Ví dụ như nếu chúng ta xem xét việc Tacitus chỉ còn sót lại một bản từ thời trung cổ, số lượng bảo thảo Tân Ước thật đáng lưu ý.””[37]
(Để biết thêm về độ đáng tin cậy của Tân Ước, xem http://jesustruths.org/wwrj/4-are-gospels-true/”) Những nhân vật huyền thoại ít có ảnh hưởng, nếu có, trên lịch sử. Sử gia Thomas Carlyle nói, “Lịch sử thế giới chỉ là tiểu sử của những vĩ nhân mà thôi.”[38]
Không một quốc gia hay đế chế nào có nền tảng hay nguồn gốc từ một nhân vật hay thần linh huyền thoại cả. Nhưng ảnh hưởng của Chúa Giê-xu là gì? Một công dân La Mã bình thường không cảm nhận được ảnh hưởng của Ngài cho đến nhiều năm sau khi Ngài chịu chết. Chúa Giê-xu không lãnh đạo quân đội. Ngài không viết sách hay thay đổi luật pháp. Những lãnh đạo Do Thái và các Caesar La Mã đã hy vọng có thể xóa bỏ ký ức về Ngài, và có vẻ như họ đã thành công. Ngày nay, chúng ta thấy tất là những gì còn lại của La Mã cổ đại là những phế tích. Những đội quân hùng mạnh và quyền lực hùng hậu của đế chế La Mã giờ đã chìm vào quên lãng. Nhưng ngày nay người ta nhớ đến Chúa Giê-xu ra sao? Tầm ảnh hưởng trường tồn của Ngài là gì? Thật đáng kinh ngạc, Chúa Giê-xu đã mang lại tất cả những ảnh hưởng này chỉ từ giai đoạn ba năm chức vụ của Ngài. Khi tác giả và sử gia thế giới nổi tiếng H. G. Wells được hỏi xem ai là người để lại di sản lớn nhất trong lịch sử, ông đáp: “Theo khía cạnh này thì chính là Giê-xu”[41]
Sử gia từ Yale, Jaroslav Pelikan viết về Ngài, “Cho dù riêng mỗi người suy nghĩ hay tin điều gì về Ngài, Chúa Giê-xu ở Na-xa-rét đã là nhân vật chính yếu trong lịch sử văn hóa Phương Tây trong gần hai mươi thế kỷ… Từ ngày Chúa giáng sinh mà người ta thiết lập dương lịch, hàng triệu người lấy danh Ngài mà nguyền rủa và hàng triệu người cũng kêu cầu danh Ngài. [42]
Nếu Chúa Giê- xu không có thật, ta không khỏi tự hỏi vì sao một huyền thoại lại có thể thay đổi lịch sử đến vậy. Trong khi các thần linh huyền thoại được mô tả như các siêu anh hùng sống với những mộng tưởng và dục vọng của con người, các sách Phúc Âm mô tả Chúa Giê-xu như một người nhu mì, nhân từ và có nhân cách đạo đức toàn hảo. Những môn đồ của Ngài trình bày về Ngài như một nhân vật có thật và họ sẵn sàng hy sinh tính mạng vì Ngài. Nhà khoa học phi Cơ Đốc Albert Einstein ghi nhận: “Không ai có thể đọc các sách Phúc Âm mà không cảm nhận được sự hiện diện thật của Chúa Giê-xu. Nhân cách của Ngài sống động trong từng từ ngữ. Không huyền thoại nào lại có đầy sức sống như vậy…. Không ai có thể phủ nhận sự tồn tại của Chúa Giê-xu, hoặc phủ nhận rằng những lời nói của Ngài thật đẹp đẽ [43]
Có thể nào sự chết và sự sống lại của Chúa Giê-xu đã được sao chép từ những thần thoại đó? Lập luận chống lại Chúa Giê-xu đã được trình bày trên phim trên YouTube, Zeitgeist, trong đó tác giả Peter Joseph mạnh dạn tuyên bố, Khi một người so sánh Chúa Giê-xu với các thần linh huyền thoại, có một sự phân biệt rõ ràng. Trái ngược với thực tế về Chúa Giê-xu được miêu tả trong các sách Phúc Âm, các tường thuật về các thần linh huyền thoại mô tả các thần linh không mang tính hiện thực và có các yếu tố viễn tưởng: Nhưng liệu Cơ Đốc Giáo có thể sao chép sự chết và sống lại của Chúa Giê-xu từ những huyền thoại này? Những môn đồ của Ngài hẳn nhiên là không nghĩ vậy; họ sẵn sàng hy sinh tính mạng công bố rằng việc Chúa Giê-xu sống lại là hoàn toàn có thật. [Xem “ttp://jesustruths.org/wwrj/6-jesus-rise-dead/”]
Hơn nữa, “các tường thuật về một thần linh chịu chết và sống lại có chút gì tương đồng với câu chuyện về sự sống lại của Chúa Giê-xu xuất hiện ít nhất là 100 năm sau những tường thuật về sự sống lại của Chúa Giê-xu. [49]
Nói cách khác, những câu chuyện về Horus, Osiris, và Mithra chết và sống lại từ cõi chết không có trong những câu chuyện huyền thoại ban đầu, nhưng được thêm vào sau khi các tường thuật về Chúa Giê-xu được ghi chép: T. N. D. Mettinger, giáo sư tại Đại học Lund, viết: “Có sự đồng ý trong vòng các học giả hiện đại — gần như toàn cầu — rằng không có thần linh nào được thuật lại là đã chết và sống lại trước Cơ Đốc Giáo. Tất cả đều được xác định ngày sau thế kỷ thứ nhất.”[Xem ghi chú 50]
Theo như hầu hết các sử gia, không có sự tương đồng thật sự nào giữa bất kỳ các thần linh thần thoại và Chúa Giê-xu Christ. Tuy nhiên, như C.S. Lewis quan sát, có một số chủ đề chung nói lên khao khát bất tử của con người. Lewis thuật lại một cuộc đối thoại của ông với J. R. R. Tolkien, tác giả bộ tam phẩm Chúa Nhẫn. “Câu chuyện về Đấng Christ,” Tolkien viết, “đơn thuần là một huyền thoại có thật: một truyền thuyết… với sự khác biệt lớn là nó thật sự đã xảy ra.”[51]
Học giả Tân Ước F. F. Bruce kết luận, “Một số tác giả có thể thử cân nhắc “thuyết Đấng Christ trong truyền thuyết,” nhưng họ không làm vậy dựa trên bằng chứng lịch sử. Tính lịch sử của Đấng Christ cũng hiển nhiên đối với một sử gia không có định kiến như tính lịch sử của Julius Caesar vậy. Các sử gia không truyền bá học thuyết ‘Đấng Christ huyền thoại’.”[52]
Như vậy, các sử gia tin rằng Giê-xu là một nhân vật có thật hay một truyền thuyết? Các sử gia xem cả Alexander Đại Đế và Chúa Giê-xu Christ là những người có thật. Tuy nhiên có nhiều bằng chứng bằng bản thảo về Chúa Giê-xu hơn và chúng có mặt gần với thời điểm Ngài sống sớm hơn hàng trăm năm so với những ghi chép lịch sử về Alexander. Ngoài ra, ảnh hưởng lịch sử của Giê-xu Christ vượt xa hơn Alexander rất nhiều. Các sử gia trích dẫn bằng chứng sau về sự tồn tại của Chúa Giê-xu: Sau khi nghiên cứu về thuyết Đấng Christ trong truyền thuyết, sử gia thế giới vĩ đại Will Durant kết luận rằng, không giống như các thần linh trong truyền thuyết, Giê-xu là một nhân vật có thật.[54]
Sử gia Paul Johnson nhận xét rằng tất cả các học giả nghiêm túc đều công nhận rằng Giê-xu là có thật.[55]
Sử gia vô thần Michael Grant đã viết, “Nói tóm lại, các phương pháp phê bình hiện đại không thể củng cố cho học thuyết Đấng Christ trong truyền thuyết. Chúng đã hết lần này đến lần khác được trả lời và bác bỏ bởi những học giả hàng đầu.”[56]
Có lẽ lời của sử gia phi Cơ Đốc H. G. Wells là hay nhất khi nói về sự tồn tại của Chúa Giê-xu Christ” Liệu Chúa Giê-xu có Thật sự Sống lại Từ Cõi Chết? Những nhân chứng về Chúa Giê-xu Christ thật sự đã nói và hành động như thể họ tin rằng Ngài đã sống lại từ cõi chết sau khi chịu đóng đinh trên thập tự giá. Không thần linh theo huyền thoại nào hoặc bất kỳ tôn giáo nào có những môn đồ lại tin quyết đến vậy. Nhưng liệu chúng ta có phải chỉ tin vào sự sống lại của Chúa Giê-xu Christ bởi đức tin mà thôi, hay thật sự có những bằng chứng lịch sử rõ ràng? Nhiều người hoài nghi bắt đầu nghiên cứu các ghi chép trong lịch sử để chứng minh rằng sự tường thuật về việc Chúa sống lại là không có thật. Họ đã khám phá được gì? (Nhấp vào đây để xem: “http://jesustruths.org/wwrj/6-jesus-rise-dead/“)Các Dữ kiện Lịch sử về Giê-xu:
Kinh Thánh Tân Ước
Ảnh hưởng Lịch sử
Huyền thoại hay Thực tế
Đã có Một Người Như vậy
Endnotes-Was Jesus a Real Person?