Chúa Giê-xu có Giữ những Lời hứa khác không?
Làm sao chúng ta có thể trả lời những kẻ nhạo báng như Bertrand Russel người buộc tội Chúa Giê-xu không giữ lời hứa sẽ tái lâm?
Đầu tiên, chúng ta có thể hỏi làm cách nào Chúa Giê-su lại biết từ 2.000 năm trước rằng tin lành sẽ được ra giảng ra khắp thế giới. Làm sao Ngài biết được điều đó, trừ phi Ngài biết trước được tương lai?
Thứ hai, chúng ta cần xem xét những lời hứa khác của Chúa Giê-xu để xem Ngài có giữ lời hứa không. Chúng ta hãy xem ba điều lớn khác mà Chúa Giê-xu đã hứa:
- Ngài là sự ứng nghiệm của những lời tiên tri về Đấng Mê-si-a.[12]
- Thành Giê-ru-sa-lem sẽ bị hủy phá.[13]
- Ngài sẽ chết và sống lại ba ngày sau.[14]
Chúa Giê-xu có làm Ứng nghiệm những lời Tiên tri Cổ xưa hay không?
Chúng ta hãy xem liệu Chúa Giê-xu có làm ứng nghiệm của những lời tiên tri về Đấng Mê-si-a trong Cựu Ước hay không.
Kinh Thánh là quyển sách thánh duy nhất chứa một tập hợp lớn nhiều lời tiên tri cụ thể liên quan đến các quốc gia, Y-sơ-ra-ên và Đấng Mê-si-a sắp đến.[15] Gần 300 lần nhắc đến Đấng Mê-si-a sắp đến trong Cựu Ước. Họ nói về dòng dõi của Ngài, nơi Ngài được hạ sinh, việc Ngài bị phản bội, sự chết và sự sống lại của Ngài. Những lần này được viết 500 đến 1.000 năm trước khi Chúa Giê-xu được sinh ra, và Ngài làm ứng nghiệm tất cả mọi lời.
Bằng chứng từ những Cuộn giấy Biển Chết chứng minh rằng những lời tiên tri được viết ít nhất 100 năm trước Đấng Christ, nên không thể nào có chuyện dàn cảnh được. Khả năng một người có thể làm ứng nghiệm từng lời tiên tri như vậy mà không mắc lỗi nào là bất khả thi xét về mặt thống kê.[16] Việc Chúa Giê-xu làm ứng nghiệm rất nhiều lời tiên tri cụ thể như vậy là bằng chứng thuyết phục rằng Ngài thật là Đấng Mê-si-a đã được phán hứa (xem “Chúa Giê-xu có phải là Đấng Mê-si-a?”)
Chúa Giê-xu có nói đúng về Giê-ru-sa-lem?
Thứ hai, chúng ta hãy xem xét lời tiên tri của Chúa Giê-xu về việc Giê-ru-sa-lem sắp bị phá hủy, một dự đoán có vẻ bất khả thi vào lúc đó, và khiến những ai nghe thấy phải kinh ngạc.[17] Chúa Giê-xu đã cảnh báo những người Do Thái rằng việc họ chối bỏ Ngài sẽ dẫn đến kết quả là một kết cục kinh khiếp cho Giê-ru-sa-lem và sự hủy phá Đển thờ tuyệt đẹp của nó.
Thật đáng buồn, lời của Chúa Giê-xu đã thành sự thật. Một triệu người Do Thái đã bị giết bốn mươi năm sau khi Titus và quân đội La Mã hủy phá Giê-ru-sa-lem. Sử gia Do Thái, Josephus, ghi chép những dấu hiệu bất thường này trong khi Giê-ru-sa-lem sụp đổ vào năm 70 sau công nguyên.[18]
- “Một thiên thạch, giống như thanh gươm, treo lơ lửng trên Giê-ru-sa-lem trong vòng một năm.”
- “Một ánh sáng giống như sự sáng ban ngày, tiếp tục trong suốt nửa tiếng đồng hồ.”
- “Người ta nhìn thấy xe ngựa và quân lính trong không trung.”
Josephus cũng nói về những điều kỳ lạ diễn ra trong khi La Mã chiếm đóng. Những dấu hiệu này có nghĩa là gì? Nhiều học giả tin rằng sự trở lại của Chúa Giê-xu trong các đám mây đã ứng nghiệm một cách hình tượng vào năm 70 sau công nguyên.[19] Tuy nhiên, sự ứng nghiệm của việc Chúa tái lâm thật sự chưa diễn ra.
Chúa Giê-xu có nói Đúng về sự Phục sinh của Ngài?
Lời dự đoán quan trọng thứ ba mà Chúa Giê-xu đưa ra là việc Ngài sẽ sống lại từ cõi chết sau khi bị đóng đinh. Khi nói về tuyên bố đó, học giả Kinh Thánh Wilbur Smith tranh luận:
Lời dự đoán của Chúa Giê-xu có thể khiến người ta xét lại tất cả những điều khác mà Ngài nói. Nếu Ngài không thật sự sống lại từ cõi chết như đã hứa, vì sao người ta lại tiếp tục tin Ngài? Tuy vậy, những môn đồ của Ngài vẫn nhiệt tình tin theo. Trong một bài viết trên New York Times, Peter Steinfels trích dẫn sự kiện đáng kinh ngạc diễn ra ba ngày sau khi Chúa Giê-xu chịu chết.
Như vậy, điều gì đã xảy ra và làm thay đổi cả thế giới trong thế kỷ thứ nhất? Có bằng chứng rằng Chúa Giê-xu thật sự đã sống lại từ cõi chết không? Người hoài nghi Frank Morrison vốn bắt đầu viết một quyển sách để phản bác sự sống lại. Sau khi xem xét các bằng chứng, ông đảo ngược và viết một quyển sách khác về lý do vì sao ông tin điều đó là đúng.
Một người hoài nghi khác, Tiến sĩ Simon Greenleaf, người sáng lập Trường Luật Harvard, chế nhạo sự sống lại của Chúa Giê-xu với các sinh viên luật. Khi bị thách thức hãy điều tra thêm, Greenleaf bắt đầu áp dụng các nguyên tắc về bằng chứng nổi tiếng của ông vào trường hợp này. Sau khi đánh giá cách chi tiết các chứng cớ, ông bị thuyết phục rằng sự phục sinh thật sự đã xảy ra, chủ yếu là do sự thay đổi kỳ diệu ở các môn đồ (xem “Liệu Chúa Giê-xu có Sống lại Từ Cõi Chết?” )
Như vậy, nếu Chúa Giê-xu đã làm trọn nhiều lời tiên tri về Đấng Mê-si-a được viết hàng trăm năm trước khi Ngài giáng sinh, dự đoán đúng sự sụp đổ của Giê-ru-sa-lem, và giữ lời hứa sống lại từ cõi chết cách đáng kinh ngạc theo như những chứng cớ hiện có, liệu có lý do hợp lý nào để chúng ta nghi ngờ sự trở lại của Ngài sao?