Âm mưu về Giê-xu?
Sách Mật mã Da Vinci bắt đầu với vụ ám sát Jacques Sauniere nhà giám tuyển của một bảo tàng tại Pháp. Một giáo sư đại học Havard uyên bác và một chuyên gia mật mã người Pháp xinh đẹp được ủy nhiệm giải mã một thông điệp được nhà giám tuyển để lại trước khi mất. Thông điệp này tiết lộ một âm mưu sâu xa nhất trong lịch sử loài người: sự che đậy thông điệp thật sự của Giê-xu Christ bởi một nhánh bí mật của Nhà thờ Công giáo La Mã có tên gọi là Opus Dei.
Trước khi mất, nhà giám tuyển đã có bằng chứng có thể bác bỏ thần tính của Đấng Christ. Mặc dù (theo cốt truyện) nhà thờ đã cố gắng che dấu bằng chứng này qua nhiều thế kỷ, các nhà tư tưởng và nghệ sĩ đã gieo rắc manh mối khắp nơi: trong các bức tranh như Mona Lisa và Tiệc tối Cuối cùng của Da Vinci, trong kiến trúc của các thánh đường, thậm chí là trong hoạt hình Disney. Các tuyên bố chính của sách là:
- Hoàng Đế La Mã Constantine âm như thần tánh hóa Giê-xu Christ.
- Constantine đích thân lựa chọn các sách trong Tân Ước.
- Các sách phúc âm thuộc phái Trí huệ bị đàn ông cấm để đàn áp phụ nữ
- Giê-xu và Ma-ri Ma-đơ-len đã bí mật kết hôn và có một đứa con.
- Hàng ngàn tài liệu bí mật bác bỏ các điểm chính yếu của Cơ Đốc Giáo.
Brown tiết lộ âm mưu của ông thông qua nhân vật chuyên gia được hư cấu, sử gia hoàng tộc Anh Sir Leigh Teabing. Được giới thiệu như một học giả thông thái, Teabing tiết lộ với chuyên gia mật mã Sophie Neveu rằng tại Công đồng Nicaea vào năm 325 Sau Công nguyên “nhiều khía cạnh của Cơ Đốc Giáo đã được bàn thảo và bầu chọn,” bao gồm thần tính của Chúa Giê-xu.
Như vậy, theo Teabing, Giê-xu không được xem như Thượng Đế cho đến Công đồng Nicaea năm 325 Sau Công Nguyên, khi các tài liệu thật về Giê-xu đã được cho là bị cấm và hủy. Vì vậy, theo thuyết này, toàn bộ nền tảng của Cơ Đốc Giáo dựa trên sự gian dối.
Mật mã Da Vinci có câu chuyện mang tính thuyết phục cao, thu hút bình phẩm của nhiều người đọc như là “Nếu nó không có thật thì đã không được xuất bản.” Một người khác lại nói “sẽ không bao giờ đặt chân vào nhà thờ nữa”. Một người bình phẩm sách ca ngợi rằng sách có “nghiên cứu chính xác”.[3] Một tác phẩm hư cấu khá thuyết phục.
Nhấp vào đây để xem trang 3 trên 10 bài “Liệu đã có một Âm mưu Da Vinci?”