Các sách Phúc âm Trí huệ Chúng có phải là lịch sử thật về Chúa Giê-xu?
Chúng có phải Là những Văn bản Bí mật về Chúa Giê-xu?
Năm 1945 có một khám phá tại vùng Thượng Ai Cập, gần thị trấn Nag Hammadi. Năm mươi hai bản sao văn bản cổ đại, được gọi là các sách phúc âm Trí huệ được tìm thấy trong 13 bộ sách chỉ thảo bìa da (sách viết tay). Chúng được viết bằng ngôn ngữ Coptic và thuộc về thư viện của một tu viện.
Một vài học giả Trí huệ còn đi xa đến mức khẳng định rằng những văn bản vừa được phát hiện này là lịch sử chân thật về Chúa Giê-xu thay vì Tân Ước. Nhưng liệu niềm tin vào những văn bản này của họ có tương xứng với bằng chứng lịch sử? Chúng ta hãy cùng nghiên cứu sâu hơn xem liệu chúng ta có thể tách biệt sự thật khỏi hư cấu hay không.
Những “người Hiểu biết” bí ẩn
Các sách phúc âm Khả thi được cho là thuộc về một nhóm người được biết là (ngạc nhiên quá) những người theo phái Trí huệ. Tên này bắt nguồn từ từ gnosis trong tiếng Hy Lạp, có nghĩa là “tri thức”. Những người này nghĩ rằng họ có một tri thức đặc biệt, bí ẩn mà người thường không được biết.
Khi Cơ Đốc Giáo lan rộng, những người theo phái Trí huệ thêm một số giáo lý và yếu tố Cơ Đốc Giáo vào những niềm tin của họ, biến đổi thuyết Trí huệ thành một Cơ Đốc Giáo giả tạo. Có lẽ họ làm vậy để tăng số người theo đạo và dùng Chúa Giê-xu làm điển hình cho mục tiêu của mình. Tuy nhiên, để hệ thống tư tưởng của họ hòa hợp với Cơ Đốc Giáo, Chúa Giê-xu cần phải được sáng tạo lại loại bỏ hoàn toàn cả nhân tính và thần tính tuyệt đối của Ngài.
Trong sách Lịch sử Cơ Đốc Giáo Oxford, John McManners viết về sự tổng hợp giữa Cơ Đốc Giáo và các niềm tin thần thoại của những người theo thuyết Trí huệ.
“Thuyết Trí huệ đã (và vẫn) là một thuyết thần trí với nhiều thành phần. Thuyết huyền bí và chủ nghĩa thần bí pha trộn với thuật chiêm tinh, phép thuật. Họ tập họp các tác phẩm về Chúa Giê-xu và uốn nắn chúng để trở nên phù hợp với sự diễn giải của họ (như trong sách Phúc âm Thô-ma) và mang lại cho những người theo đạo một hình thức Cơ Đốc Giáo thay thế hay mang tính cạnh tranh.[1]
Các Bình phẩm Ban đầu
Một hình thức giảm nhẹ của loại triết học này đã phát triển ngay từ thế kỷ thứ nhất chỉ vài thập kỷ sau khi Chúa Giê-xu chịu chết. Các sứ đồ, trong những lời giảng dạy và văn bản, đã bỏ nhiều công sức bác bỏ những niềm tin này như những điều đi ngược lại với lẽ thật về Chúa Giê-xu, Đấng mà họ đã tận mắt chứng kiến.
Ví dụ, hãy thử xem sứ đồ Giăng đã viết gì vào cuối thế kỷ thứ nhất.
Vâng theo sự giảng dạy của các sứ đồ, các nhà lãnh đạo hội thánh đầu tiên đã đồng lòng bác bỏ thuyết Trí huệ như là một tà giáo. Giáo phụ Irenaeus, viết vào 140 năm trước Công đồng Nicaea, khẳng định rằng những người theo thuyết Trí huệ bị hội thánh kết tội là tà giáo. Ông cũng bác bỏ “các sách phúc âm” của họ. Tuy nhiên, khi nhắc đến các bốn sách Phúc âm Tân Ước, ông nói, “Không thể nào có nhiều hơn hay ít hơn số sách Phúc âm hiện có.” [2]
Thần học gia Cơ Đốc Origen đã viết như sau trong đầu thế kỷ thứ ba, hơn một trăm năm trước Nicaea:
Tuy nhiên, trong tất cả những số này, chúng tôi chỉ tán thành những gì mà hội thánh đã công nhận, tức là chỉ bốn sách phúc âm được chấp nhận.[3]
Các Tác giả Bí ẩn
Khi nói đến các sách phúc âm Trí huệ, hầu như sách nào cũng mang tên một nhân vật trong Tân Ước: Phúc âm theo Phi-líp, Phúc âm theo Phi-e-rơ, Phúc âm theo Ma-ri, v.v. Nhưng liệu chúng có được viết bởi những tác giả được ngụ ý? Chúng ta hãy cùng xem xét.
Các sách phúc âm Trí huệ được định ngày vào khoảng 110 đến 330 năm sau Đấng Christ, và không học giả đáng tin cậy nào lại tin rằng bất kỳ sách nào lại được viết bởi tác giả mà chúng mang tên. Trong tác phẩm toàn diện Thư viện Nag Hammadi của James M. Robinson, chúng ta được biết rằng các sách phúc âm Trí huệ được viết chủ yếu là bởi “các tác giả đa số là không liên quan và vô danh.”[4]
Học giả Tân Ước Norman Geisler viết, “Những văn bản Trí huệ này không được viết bởi các sứ đồ, nhưng bởi những người ở thế kỷ thứ hai (hoặc trễ hơn) giả mạo uy quyền của các sứ đồ để đẩy mạnh những gì họ giảng dạy. Ngày nay chúng ta gọi đây là lừa dối và giả mạo.”[5]
Bí ẩn So với Lịch sử
Những sách phúc âm Trí huệ không phải là các tường thuật lịch sử về cuộc đời Chúa Giê-xu nhưng đa phần là các câu nói bí truyền, phủ tấm màn bí mật, bỏ ra ngoài các chi tiết lịch sử như các tên tuổi, nơi chốn và sự kiện. Hoàn toàn đối lập với các sách Phúc âm Tân Ước, trong đó chứa đựng vô vàn các chi tiết lịch sử về cuộc đời, chức vụ và lời lẽ của Chúa Giê-xu.
Bạn muốn tin ai hơn – một người nói rằng, “Này, tôi có một vài thông tin bí mật mà có người đã truyền cho tôi một cách bí ẩn” hay một người nó rằng, “Tôi đã xem xét mọi bằng chứng và lịch sử và chúng ở đây để bạn tự quyết định?” Hãy ghi nhớ câu hỏi đó, xem xét hai tuyên bố sau, một từ sách Phúc âm Trí huệ của Thô-ma (năm 110-150 sau công nguyên) và một từ sách Phúc âm Lu-ca trong Tân Ước (năm 55-70 sau công nguyên)
- Có những câu nói bí ẩn mà Chúa Giê-xu Đấng sống đã phán và Giu-đa Thô-ma người Song sinh đã ghi chép lại.[6]
- Vì có nhiều kẻ dốc lòng chép sử về những sự đã làm nên trong chúng ta, theo như các người chứng kiến từ lúc ban đầu và trở nên người giảng đạo đã truyền lại cho chúng ta, vậy, sau khi đã xét kỹ càng từ đầu mọi sự ấy, tôi cũng tưởng nên theo thứ tự viết mà tỏ ra cho ông, để ông biết những điều mình đã học là chắc chắn. (Lu-ca 1:1-4, NLT) Bạn có thấy phương pháp cởi mở và thẳng thắn của Lu-ca thu hút không? Và bạn có thấy sự thật là nó được viết gần với thời gian của những sự kiện gốc khiến nó đáng tin cậy hơn không? Nếu vậy, thì hội thánh ban đầu cũng nghĩ vậy.
Và hầu hết học giả đồng tình với quan điểm của hội thánh ban đầu rằng Tân Ước là lịch sử chân thật về Chúa Giê-xu. Học giả Tân Ước Raymond Brown đã nói như sau về những sách phúc âm Trí huệ “Chúng ta không biết thêm được một chi tiết mới có thể kiểm chứng được nào về công tác của Chúa Giê-xu trong lịch sử, và chỉ có thể có vài câu nói mới mà có thể do chính Ngài phán.”[7]
Do vậy, mặc dù các văn bản Trí huệ gây ấn tượng với một số học giả, ngày ra đời về sau và tác quyền đáng nghi vấn của chúng khiến chúng không thể sánh với Tân Ước. Sự tương phản như vậy giữa Tân Ước các văn bản Trí huệ là đòn chí mạng với những ai ủng hộ các thuyết âm mưu. Sử gia Tân Ước F. F. Bruce viết, “Không có một tài liệu văn học cổ nào trên thế giới lại có những sự chứng thực tốt phong phú như Tân Ước.”[8]
Liệu Chúa Giê-xu có Thật sự Sống lại Từ Cõi Chết?
Câu hỏi lớn nhất của thời đại chúng ta là “Chúa Giê-xu Christ thật sự là ai?” Liệu Ngài có phải chỉ là một người phi thường, hay Ngài chính là Đức Chúa Trời trong thân thể con người, như Phao-lô, Giăng và các môn đồ khác đã tin?
Những nhân chứng về Chúa Giê-xu Christ thật sự đã nói và hành động như thể họ tin rằng Ngài đã sống lại từ cõi chết với thân thể thật sau khi chịu đóng đinh trên thập tự giá. Nếu họ sai lầm thì Cơ Đốc Giáo đã được tạo dựng trên nền tảng sự gian dối. Nhưng nếu họ đúng, một phép lạ như vậy có thể chứng minh tất cả những gì Chúa Giê-xu nói về Đức Chúa Trời, về chính Ngài và về chúng ta là thật.
Nhưng liệu chúng ta có phải chỉ tin vào sự sống lại của Chúa Giê-xu Christ bởi đức tin mà thôi, hay thật sự có những bằng chứng lịch sử rõ ràng? Nhiều người hoài nghi bắt đầu nghiên cứu các ghi chép trong lịch sử để chứng minh rằng sự tường thuật về việc Chúa sống lại là không có thật. Họ đã khám phá được gì?
Nhấp vào đây để xem xét bằng chứng về tin tuyệt vời nhất từng được loan ra—sự sống lại của Chúa Giê-xu Christ!
Liệu đã có một Âm mưu Da Vinci?
“Nụ cười của Mona Lisa” điều tra về thuyết âm mưu hàng đầu thế giới về Chúa Giê-xu Christ. Chúa Giê-xu và Ma-ri Ma-đơ-len đã kết hôn với nhau ư? Constantine có ra lệnh tiêu hủy mọi ghi chép thật về Chúa Giê-xu Christ để sáng tạo lại hình ảnh Ngài thành Đức Chúa Trời như Cơ Đốc Nhân ngày nay đang thờ phượng?
Nhấp vào đây để khám phá sự thật về Mật mã Da Vinci.
[http://jesustruths.org/wwrj/2-da-vinci-conspiracy/]
Chúa Giê-xu có Nói Điều gì Xảy ra Sau khi Chúng ta Qua đời?
Nếu Chúa Giê-xu đã thật sự sống lại từ cõi chết, vậy Ngài hẳn phải biết thế giới bên kia có những gì. Chúa Giê-xu đã nói gì về ý nghĩa của đời sống và tương lai của chúng ta? Liệu có nhiều cách để đến với Đức Chúa Trời hay Chúa Giê-xu là con đường duy nhất? Bắt đầu đọc những câu trả lời đáng kinh ngạc trong “Vì sao chọn Giê-xu?”
Nhấp vào đây để đọc “Vì sao chọn Giê-xu?” và khám phá Chúa Giê-xu đã nói gì về cuộc sống sau khi chết đi.
[http://jesustruths.org/wwrj/7-jesus-relevant-today/]
Chúa Giê-xu Có thể Mang lại Ý nghĩa cho Đời sống không?
“Why Jesus” looks at the question of whether or not Jesus is relevant today. Chúa Giê-xu có thể trả lời cho những câu hỏi lớn cho đời sống không: “Tôi là ai?” “Vì sao Tôi ở đây?” Và “Tôi đi về đâu?” Các thánh đường và thập giá chết khiến nhiều người tin rằng Ngài không thể, và rằng Chúa Giê-xu đã bỏ mặc chúng ta tự đối phó với một thế giới hỗn loạn. Nhưng Chúa Giê-xu đã đưa những tuyên bố về đời sống và mục đích sống của chúng ta trên đất đáng để xem xét trước khi chúng ta kết luận rằng Ngài không quan tâm hay không có quyền năng. Bài viết này xem xét bí ẩn vì sao Chúa Giê-xu lại đến thế gian. Nhấp vào đây để khám phá làm cách nào Chúa Giê-xu có thể mang lại ý nghĩa cho Đời sống.
[http://jesustruths.org/wwrj/7-jesus-relevant-today/]
Endnotes – The Gnostic Gospels
- John McManners, ed., The Oxford History of Christianity (New York: Oxford University Press, 2002), 28.
- Darrell L. Bock, Breaking the Da Vinci Code (Nashville: Nelson, 2004), 114.
- Bock, 119-120.
- Ibid.,13.
- Norman Geisler and Ron Brooks, When Skeptics Ask (Grand Rapids, MI: Baker, 1998), 156.
- Quoted in Robinson, 126.
- Quoted in Lutzer, 32.
- Quoted in Josh McDowell, The New Evidence that Demands a Verdict(San Bernardino, CA: Here’s Life, 1999, 37.)