Các Sứ đồ có Tin rằng Chúa Giê-xu là Đức Chúa Trời?
Trong ba mươi năm đầu tiên, không mấy ai biết đến Chúa Giê-xu từ Na-xa-rét, Ngài làm một người thợ mộc ít ai biết đến ở một làng nhỏ vùng Ga-li-lê. Nhưng trong ba năm sau Ngài đã phán dạy những lời khiến người nghe phải kinh ngạc, những lời sau cùng làm thay đổi cả thế giới. Ngài cũng làm những việc chưa ai làm, khiến giông bão yên lặng, chữa lành bệnh, khiến người mù được thấy và thậm chí khiến người chết sống lại.
Nhưng điều khác biệt lớn nhất giữa Chúa Giê-xu Christ và tất cả những lãnh đạo tôn giáo khác, theo các Cơ Đốc Nhân, là Ngài xưng nhận là Đức Chúa Trời (Xem, “Chúa Giê-xu có tự xưng mình là Đức Chúa Trời?“ [http://jesustruths.org/more/jcg-jesus-claim-god/]). Nếu lời xưng nhận này của Ngài là sai, cả thông điệp phúc âm đều không đáng tin. Thông điệp chính là Đức Chúa Trời yêu thương chúng ta đến nỗi Ngài trở nên con người để chết thay cho tội của chúng ta, ban cho chúng ta sự sống đời đời. Do vậy, nếu Chúa Giê-xu không phải là Đức Chúa Trời, vậy chúng ta đã bị lừa dối.
Một số tốn giáo dạy rằng Chúa Giê-xu là một tạo vật mà thôi. Và nhiều sách, như quyển Mật mã Da Vinci, đã trở thành sách bán chạy nhất bằng cách nói rằng Chúa Giê-xu cũng như các sứ đồ của Ngài đều không cho rằng Ngài là Đức Chúa Trời (Xem “Nụ cười Mona Lisa“ [http://jesustruths.org/wwrj/2-da-vinci-conspiracy/]).
Những sự tấn công vào thần tính của Chúa Giê-xu đưa ra câu hỏi rằng chuyện gì đã xảy ra 2000 năm trước và khiến Cơ Đốc giáo tuyên bố rằng Nhà sáng lập của nó, Chúa Giê-xu Christ, thật sự là Đức Chúa Trời. Trong “Chúa Giê-xu có Tự Xưng là Đức Chúa Trời, chúng ta thấy bằng chứng từ Tân Ước chỉ ra rõ việc Chúa Giê-xu đã tự xưng là Đức Chúa Trời. Nhưng những nhân chứng, những người lắng nghe những lời của Chúa Giê-xu và thấy những việc kỳ diệu của Ngài có bị thuyết phục rằng Ngài hoàn toàn bình đẳng với Đức Chúa Cha? Hay họ nghĩ rằng Chúa Giê-xu chỉ là một tạo vật cấp cao hơn hoặc một tiên tri lơn như Môi-se?
Để phân định sự thật hay hư cấu, chúng ta cần xem lại lời của các sứ đồ những người có mặt khi Chúa Giê-xu ở trên đất, và viết những lời chứng về những gì họ thấy và nghe.
Những Nhân chứng
Chúa Giê-xu đã chọn những người bình thường làm môn đồ Ngài. Ngài đã dành ba năm ở bên họ, dạy họ về chính Ngài và giải thích cho họ những chân lý sâu xa về Lời Đức Chúa Trời. Trong ba năm đó, Chúa Giê-xu đã thực hiện nhiều phép lạ, có những phát ngôn táo bạo, và đã sống một đời sống hoàn toàn công chính. Sau đó, những môn đồ này viết lại những lời nói và việc làm của Chúa Giê-xu. Những tường thuật Tân Ước này đã được cho là cực kỳ đáng tin cậy, vượt xa những tài liệu lịch sử cổ khác về độ xác thực. (Xem Jesus.doc [http://jesustruths.org/wwrj/4-are-gospels-true/]).
Các học giả đã ghi nhận rằng Tân Ước cho thấy một sự khách quan khiến những tường thuật của các sứ đồ về Chúa Giê-xu hoàn toàn đáng tin cậy. Họ tường thuật lại những gì mình nghe và thấy cách chân thực. Sử gia Will Durant nhận định:
Khi họ lần đầu tiên tiếp xúc với Chúa Giê-xu, các sứ đồ không biết Ngài là ai. Tuy nhiên, khi họ nghe những lời lẽ sâu sắc của Ngài và nhìn thấy Ngài khiến kẻ mù được thấy và khiến người chết sống lại, họ có thể đã nhớ lại những lời tiên tri chỉ ra rằng Đấng Mê-si-a chính là Đức Chúa Trời. (Ê-sai 9:6; Mi-chê 5:2). Nhưng khi họ nhìn thấy Ngài chết trên thập tự giá, Chúa Giê-xu dường như có vẻ đã bị đánh bại và bất lực. Bất kỳ suy nghĩ nào họ từng có về việc Chúa Giê-xu là Đức Chúa Trời hẳn đã tan biến ở thập tự giá.
Tuy nhiên, ba ngày sau sự kiện đau buồn đó, Đấng dường như có vẻ bất lực khi bị treo trên thập giá, đã sống và hiện ra cách kỳ diệu với các môn đồ Ngài. Và thân thể Ngài đã sống lại. Họ nhìn thấy Ngài, rờ đụng Ngài, cùng ăn với Ngài, và lắng nghe Ngài phán về ngôi vị vinh quang là Đấng chủ tể toàn vũ trụ của Ngài. Si-môn Phi-e-rơ, một trong những môn đồ thân cận nhất của Chúa Giê-xu, và là một nhân chứng, viết:
Nhưng liệu việc các sứ đồ nhìn thấy sự vinh hiển của Đức Chúa trời và nghe tiếng Đức Chúa Trời qua Chúa Giê-xu có nghĩa là họ xem Ngài là Đức Chúa Trời? Học giả Tân Ước A. H. Mc Neile đã cho chúng ta câu trả lời:
Vậy thì, liệu các sứ đồ viết nên các tường thuật Tân Ước có thật sự tin rằng Chúa Giê-xu là Đức Chúa Trời, hoặc liệu họ có xem Ngài chỉ là một tạo vật? Nếu họ xem Chúa Giê-xu là Đức Chúa Trời, liệu họ có xem Ngài là Đấng Sáng tạo vũ trụ, hay một điều gì kém hơn? Những người chối bỏ thần tính của Chúa Giê-xu nói rằng các môn đồ dạy rằng Chúa Giê-xu là tạo vật ưu mỹ nhất của Đức Chúa Trời, và rằng chỉ có Đức Chúa Cha mới là Đức Chúa Trời đời đời. Vậy thì, để xác định rõ niềm tin của họ về Chúa Giê-xu, chúng ta sẽ xem sét những lời lẽ của họ, đặt ra ba câu hỏi:
- Các sứ đồ và các Cơ Đốc Nhân ban đầu có thờ phượng và cầu nguyện với Chúa Giê-xu như là Chúa?
- Các sứ đồ có dạy rằng Chúa Giê-xu là Đấng sáng tạo được chép trong Sáng thế ký?
- Các sứ đồ có thờ phượng Chúa Giê-xu như là Đấng Đứng đầu cả vũ trụ?
Chúa
Sau khi Chúa Giê-xu thăng thiên, các sứ đồ khiến cả người Do Thái và người La Mã kinh ngạc khi tuyên bố Chúa Giê-xu là “Chúa”.[3] Và các sứ đồ đã làm điều không ai nghĩ đến và thờ phượng Chúa Giê-xu, thậm chí cầu nguyện với Ngài như thể Ngài là Đức Chúa Trời. Ê-tiên cầu nguyện, “Lạy Đức Chúa Jêsus, xin tiếp lấy linh hồn tôi.” khi ông bị ném đá đến chết. (Công vụ 7:59)
Những tín hữu khác nhanh chóng làm theo Ê-tiên, người dù khi đối mặt với sự chết, “ngày nào cũng vậy… cứ dạy dỗ rao truyền mãi về Tin Lành của Đức Chúa Jêsus. (Công vụ 5:42) Các sứ đồ, đa số đều tử đạo, truyền lại những hiểu biết của họ về Chúa Giê-xu cho các giáo phụ những người truyền thông điệp của họ lại cho thế hệ tiếp theo.
Ignatus, một môn đồ của Sứ đồ Giăng, viết về sự tái lâm của Chúa Giê-xu, “Hãy nhìn xem Đấng vượt trên thời gian, Đấng không có thời gian, Đấng vô hình”. Trong một lá thư đến Polycarp ông trình bày “Giê-xu là Chúa”, “Đức Chúa Trời Nhập thể,” và với những người Ê-phê-sô ông viết, “… Chính Đức Chúa Trời hiện ra trong hình dạng con người, để tái sinh sự sống đời đời.” (Thư tín của Ignatus gửi đến người Ê-phê-sô 4:13)
Clement từ La Mã năm 96 Sau Công Nguyên cũng dạy về thần tính của Chúa Giê-xu, ông nói, “Chúng ta phải xem Chúa Giê-xu Christ là Đức Chúa Trời.” (Thư tín thứ hai của Clement đến người Cô-rinh-tô 1:1)
Polycarp, cũng là môn đồ của Giăng, đã bị xét xử trước tòa án La Mã vì đã thờ phượng Chúa Giê-xu là Chúa. Trong khi đám đông điên cuồng đòi ông phải đổ máu, quan án La Mã yêu cầu ông phải tôn Caesar là Chúa. Nhưng Polycarp bất chấp nguy hiểm, hơn là chối bỏ Chúa Giê-xu là Chúa của mình, đáp,
Khi Hội thánh ban đầu phát triển, phái Trí huệ và những tà giáo khác bắt đầu dạy rằng Chúa Giê-xu là một tạo vật, thấp kém hơn Đức Chúa Cha. Khủng hoảng xảy ra vào thế kỷ thứ tư khi Arius, một diễn giả nổi tiếng từ Lybia, thuyết phục nhiều nhà lãnh đạo rằng Chúa Giê-xu không hoàn toàn là Đức Chúa Trời. Sau đó vào năm 325 Sau Công nguyên tại Công đồng Nicaea, các lãnh đạo hội thánh họp mặt để giải quyết vấn đề liệu Chúa Giê-xu có phải là Đấng sáng tạo, hay chỉ là một tạo vật.[5] Các lãnh đạo hội thánh khẳng định niềm tin Cơ Đốc lâu đời và giáo lý Tân Ước rằng Chúa Giê-xu hoàn toàn là Đức Chúa Trời với số phiếu áp đảo.[6]
Đấng Tạo hóa
Trong Sáng thế ký Đức Chúa Trời trong Kinh Thánh được bày tỏ như là Đấng Tạo dựng mọi vật từ những phân tử nhỏ bé đến không gian bao la với hàng tỉ thiên hà. Do vậy, việc một người Do Thái nghĩ rằng một thiên sứ hay bất kỳ tạo vật nào khác là Đấng Tạo hóa bị xem là Tà giáo. Ê-sai khẳng định rằng Đức Chúa Trời (Yahweh) là Đấng Tạo hóa:
Như vậy, các sứ đồ có xem Chúa Giê-xu như là một tạo vật, hay là Đấng Tạo hóa?
Lời chứng của Giăng
Khi các môn đồ của Chúa Giê-xu nhìn xem những ngôi sao trên bầu trời đêm, họ gần như không dám mơ rằng Đấng Tạo dựng những ngôi sao ấy đang ở giữa vòng họ. Thế nhưng sau khi Ngài sống lại, họ đã nhìn Chúa Giê-xu bằng đôi mắt khác. Và trước khi Ngài lìa thế gian, Chúa Giê-xu bắt đầu bày tỏ những bí mật cho họ về danh tính của Ngài.
Nhớ lại lời của Chúa, Giăng bắt đầu sách phúc âm của mình bằng cách bày tỏ Chúa Giê-xu là ai:
Mặc dù các nhà khoa học ngày nay tin rằng vũ trụ bắt đầu từ chỗ không có gì, họ không thể cho chúng ta biết ai đã bắt đầu tất cả mọi thứ. Giăng bày tỏ rằng trước khi sáng thế, “Ban đầu có Ngôi Lời”, và Ngài “ở cùng Đức Chúa Trời.”
Như vậy thì ai hay điều gì là Ngôi Lời hiện hữu từ ban đầu này? Những lời của Giăng chỉ rõ ông đang nói đến ai: “Ngôi Lời là Đức Chúa Trời.[7]
Là người Do Thái, Giăng tin vào Đức Chúa Trời duy nhất. Nhưng Giăng nói đến hai cá thể ở đây, Đức Chúa Trời và Ngôi Lời. Một số nhóm, những người dạy rằng Chúa Giê-xu là tạo vật, đã sai lầm khi giảng giải phân đoạn này thành Ngôi Lời là một vị thần thay vì là Đức Chúa Trời. Nhưng học giả Tân Ước F. F. Bruce viết rằng “diễn giải cụm từ đó thành “một vị thần” là dịch sai trầm trọng vì đã bỏ đi mạo từ không xác định thường được dùng với các danh từ trong khi hình thành một cụm vị ngữ.”[8]
Vì vậy, Giăng, theo sự hướng dẫn của Đức Thánh Linh, nói với chúng ta rằng:
- “Ngôi Lời” hiện hữu từ trước buổi sáng thế
- “Ngôi Lời” là Đấng Tạo hóa tạo nên muôn vật
- “Ngôi Lời” là Đức Chúa Trời
Đến đây, Giăng đã nói với chúng ta rằng Ngôi Lời hiện hữu đời đời, Tạo dựng mọi vật, và là Đức Chúa Trời. Nhưng ông không nói với chúng ta liệu Ngôi Lời có phải là một thần lực hay một cá nhân cho đến câu số 14.
Rõ ràng Giăng nói về Chúa Giê-xu ở đây. Hơn nữa, thư tín của ông khẳng định điều này:
Giăng nói với chúng ta rằng “chẳng vật chi đã làm nên mà không bởi Ngài.” Nếu không vật chi hiện hữu ngoài Ngài, suy ra Chúa Giê-xu không thể nào là một tạo vật được. Và theo lời Giăng, Ngôi Lời (Chúa Giê-xu) là Đức Chúa Trời.
Lời chứng của Phao Lô
Không giống như Giăng, Phao-lô (trước đó là Sau-lơ) từng là một kẻ chống đối cay cú và bắt bớ Cơ Đốc Nhân, cho đến khi Chúa Giê-xu tỏ chính mình Ngài ra với ông trong một khải tượng. Nhiều năm sau, Phao-lô bày tỏ với những người Cô-lô-se những gì ông học được về danh tính của Chúa Giê-xu.
Phao-lô bày tỏ nhiều điều quan trọng trong phân đoạn này:
- Chúa Giê-xu chính là hình ảnh của Đức Chúa Trời
- Chúa Giê-xu là Đấng sanh ra đầu hết thảy mọi vật dựng nên.
- Chúa Giê-xu tạo dựng muôn vật
- Chúa Giê-xu là lý do muôn vật được dựng nên
- Chúa Giê-xu có trước muôn vật
- Chúa Giê-xu khiến muôn vật đứng vững trong Ngài.
Chính xác thì “hình ảnh của Đức Chúa Trời” có nghĩa là gì? Bruce nhận xét: “Việc gọi Đấng Christ là hình ảnh của Đức Chúa Trời tức là trong Ngài bản thể và bản chất của Đức Chúa Trời được bày tỏ cách toàn vẹn – rằng trong Ngài điều vốn không thể nhìn thấy đã được tỏ ra.”[9] Do vậy, việc có thể nhìn thấy Đức Chúa Trời qua Đấng Christ trùng khớp với lời chính Chúa Giê-xu phán với Phi-líp, “Ai đã thấy ta, tức là đã thấy Cha.” (Giăng 14:9).
Trong câu 15, từ “Đấng sanh ra đầu” (protokokos) có nghĩa là ‘tối cao” thay vì ý chỉ thời gian là “được sinh sau.”[10] Theo Bruce, Phao-lô đang nói đến “Đấng Christ hiện hữu từ trước và hoạt động trên khắp vũ trụ trong công cuộc sáng tạo, và “không chỉ có ý nói đến thứ tự đầu của Chúa Giê-xu mà nói còn đến sự tối cao của Ngài.”[11] Điều khiến việc này thêm rõ ràng là ở câu 16 trong đó cho chúng ta biết rằng mọi việc trong vũ trụ được dựng nên qua Chúa Giê-xu Christ, và cũng vì Ngài.
Trong câu 17 chúng ta thấy Đấng Christ đời đời duy trì sự tồn tại của vạn vật. Theo Phao-lô, mọi nguyên thử, một mảnh ghép ADN, và hàng tỉ thiên hà được gắn kết bởi quyền năng của Chúa Giê-xu Christ. Do vậy, Chúa Giê-xu là Đấng mà từ đó có muôn vật, muôn vật được dựng nên vì cớ Ngài, và được đứng vững trong Ngài.
Lời chứng từ Hê-bơ-rơ
Sách Hê-bơ-rơ trong Tân Ước [12] cũng bày tỏ Chúa Giê-xu là Đấng tạo dựng muôn vật. Phân đoạn khởi đầu sách phản ánh những lời Phao-lô gửi đến những người Cô-lô-se:
Cũng như Giăng và Phao-lô bày tỏ, tác giả của Hê-bơ-rơ nói với chúng ta rằng trước khi Chúa Giê-xu trở nên con người, Đức Chúa Trời tạo dựng vũ trụ qua Ngài. Và sách Hê-bơ-rơ cũng bày tỏ rằng Chúa Giê-xu Christ là Đấng nâng đỡ duy trì vũ trụ.
Câu số 3 nói về Chúa Giê-xu như là “sự chói sáng của sự vinh hiển Đức Chúa Trời và hình bóng của bản thể Ngài.”[13] Từ Hy Lạp ở đây có nghĩa là “Con là sự chói sáng, là sự sáng tuôn tràn từ sự vinh hiển từ Đức Chúa Trời.”[14] Câu này, rằng Chúa Giê-xu là “sự chói sáng của sự vinh hiển Đức Chúa Trời” khẳng định rằng các sứ đồ tin rằng Chúa Giê-xu hoàn toàn là Đức Chúa Trời.
Tác giả Hê-bơ-rơ sau đó tiếp tục nói với chúng ta rằng Chúa Giê-xu không chỉ cao trọng hơn các đấng tiên tri, nhưng Ngài cũng cao trọng hơn các thiên sứ.
John Piper giải thích vì sao Chúa Giê-xu lại cao trọng hơn các thiên sứ nhiều:
Tác giả Hê-bơ-rơ sau đó tiết lộ về thần tính của Chúa Giê-xu:
“Nhưng nói về Con thì lại phán rằng: Hỡi Đức Chúa Trời, ngôi Chúa còn mãi đời nọ qua đời kia…” (Hê-bơ-rơ 1:8)
Sau đó trong sách Hê-bơ-rơ, chúng ta học được rằng Chúa Giê-xu Christ “hôm qua, ngày nay, và cho đến đời đời không hề thay đổi,” một tuyên bố rõ ràng về Thần tính đời đời của Ngài (Hê-bơ-rơ 13:8) Một tạo vật không thể y nguyên hôm qua và ngày nay vì sẽ có một thời điểm mà nó chưa từng tồn tại. Sẽ khó mà lý giải những phân đoạn trong Hê-bơ-rơ này theo ý nào khác hơn là việc Chúa Giê-xu là Đức Chúa Trời được nói đến trong Cựu Ước, Đấng cùng với Đức Chúa Cha và Đức Thánh Linh, tạo dựng vũ trụ.
Các sứ đồ hẳn phải kinh ngạc khi biết rằng Đấng mà họ nhìn thấy đã đổ huyết và bị treo trên thập tự giá La Mã chính là Đấng đã tạo nên các cây cho gỗ dùng để đóng nên nó cũng như là những kẻ đã treo Ngài lên đó.
Đấng Đứng Đầu
Các Cơ đốc nhân ban đầu bị người La Mã tố cáo là lấy cắp sự vinh hiển của Caesar, và bị người Do Thái cho rằng đánh cắp sự vinh hiển của Đức Chúa Trời (Yahweh). Cơ Đốc Giáo bị một số người chỉ trích là “quá chú trọng vào Chúa Giê-xu”. Nhưng liệu đó có phải là suy nghĩ của các sứ đồ? Chúng ta hãy nghe lại những gì Phao-lô viết cho người Cô-lô-se về Chúa Giê-xu.
Phao-lô viết rằng Đức Chúa Trời vui lòng khiến Chúa Giê-xu là đầu cả vũ trụ. Nhưng Cựu Ước rõ ràng có dạy rằng Đức Chúa Trời không bao giờ nhường sự cao trọng hàng đầu của mình cho một tạo vật (Phục truyền 6:4, 5; Thi thiên 83:18; Châm ngôn 16:4; Ê-sai 42:11). Ê-sai rõ ràng nói đến sự cao trọng hàng đầu của Đức Chúa Trời (Yahweh).
Nhưng làm sao mà cả Chúa Giê-xu và Yahweh lại đều là Đấng Đứng Đầu? Có manh mối trong Sáng thế ký, nơi từ trong tiếng Hê-bơ-rơ được dùng cho Đức Chúa Trời Đấng Tạo hóa là thuộc số nhiều (Elohim). Và, khi Ê-sai trình bày rằng chỉ duy Đức Chúa Trời tạo dựng nên muôn vật, từ tiếng Hê-bơ-rơ cho Đức Chúa Trời (Yahweh) cũng là thể số nhiều. Tiến sĩ Norman Geisler kết luận, “Nói về Kinh Thánh, thì có quá đủ bằng chứng để kết luận rằng bản chất nền tảng của Đức Chúa Trời được Kinh Thánh mô tả là sự độc nhất số nhiều.”[16]
Phao-lô dành cho Chúa Giê-xu cùng những từ ngữ đầy tôn trọng mà Ê-sai đã dành choc Yahweh:
Cũng vì đó nên Đức Chúa Trời đã đem Ngài lên rất cao, và ban cho Ngài danh trên hết mọi danh, hầu cho nghe đến danh Đức Chúa Jêsus, mọi đầu gối trên trời, dưới đất, bên dưới đất, thảy đều quì xuống, và mọi lưỡi thảy đều xưng Jêsus Christ là Chúa, mà tôn vinh Đức Chúa Trời, là Đức Chúa Cha.” (Hê-bơ-rơ 2:6-11)
Phân đoạn này tỏ ra rằng trước khi Chúa Giê-xu trở nên con người, Ngài có đầy đủ uy quyền của Đức Chúa Trời. Phao-lô cũng nói với chúng ta rằng, “mọi đầu gối trên trời, dưới đất, bên dưới đất, thảy đều quì xuống, và mọi lưỡi thảy đều xưng Jêsus Christ là Chúa.”
Hơn bảy trăm năm trước Đấng Christ, Đức Chúa Trời phán với chúng ta qua Ê-sai rằng chỉ duy Ngài là Đức Chúa Trời, là Chúa và Cứu Chúa.
Chúng ta cũng được cho biết rằng trong Cựu Ước chỉ có Yahweh sáng tạo nên vũ trụ. Rằng “mọi đầu gối thảy đều quì xuống.” Rằng Ngài là “Chúa, Vua của dân Y-sơ-ra-ên.” “Đấng Cứu Chuộc” “Đấng Đầu tiên và Cuối cùng” Đa-ni-ên gọi Ngài là “Đấng Thượng Cổ”. Xa-cha-ri đã nói đến Đức Chúa Trời như là “Vua, là Đức Giê-hô-va vạn quân” Đấng xét đoán thế gian.
Nhưng trong Tân Ước chúng ta nghe Giăng gọi Chúa Giê-xu là “Đấng Cứu chuộc”, “Đấng An-pha và Ô-mê-ga”, “Đầu tiên và Cuối cùng”, “Vua trên Muôn vua” và “Chúa các Chúa”. Phao-lô nói với chúng ta rằng “mọi đầu gối thảy đều quỳ xuống trước Chúa Giê-xu”. Các sứ đồ nói với chúng ta rằng chỉ duy Chúa Giê-xu là Đấng sẽ phán xét số phận đời đời của chúng ta. Chúa Giê-xu là Đấng Đứng Đầu của cả Vũ trụ.
Packer tranh luận rằng Cơ Đốc Giáo chỉ có lý nếu Chúa Giê-xu hoàn toàn là Đức Chúa Trời:
“Nếu Chúa Giê-xu không hơn gì một người tin kính và rất đáng chú ý, thì thật sự rất khó mà tin được những gì Tân Ước nói với chúng ta về cuộc đời và công tác của Ngài.
Kết luận
Nếu Chúa Giê-xu là Yahweh, thì thông điệp Cơ Đốc rằng chính Đức Chúa Trời đã đến thế gian, cho phép con người phỉ nhổ Ngài, nhạo báng Ngài, và đóng đinh Ngài lên thập tự là một sự hy sinh vô cùng to lớn cho tội lỗi của chúng ta. Sự công bình toàn hảo của Đức Chúa Trời chỉ có thể được thỏa mãn bởi chính Đức Chúa Trời làm giá chuộc cho tội lỗi và sự không công bình của chúng ta. Không một thiên sứ hay một tạo vật nào có thể đáp ứng được. Một hành động hạ mình dường ấy chứng tỏ tình yêu thương sâu rộng của Đức Chúa Cha cũng như giá trị cao quý mà Ngài đặt để cho mỗi chúng ta (Xem “Vì sao chọn Giê-xu?“). Và đây chính là điều các sứ đồ dạy và rao giảng hăng say.
Khi nói lời từ biệt với những trưởng lão Ê-phê-sô, Phao-lô khuyến khích họ “chăn Hội thánh của Đức Chúa Trời, mà Ngài đã mua bằng chính huyết mình. (Công vụ 20:28 NASB) Phao-lô đã lặp lại lời tiên tri của Xa-cha-ri trong đó Đức Chúa Trời (Yahweh) phán,
Xa-cha-ri tỏ ra rằng Đấng chịu đâm trên thập tự giá không ai khác hơn chính là Đức Chúa Trời. Do vậy, chúng ta thấy rằng Chúa Giê-xu đã đưa Tân Ước và Cựu Ước đến với nhau như hai nhạc cụ riêng lẻ hòa tấu để tạo nên một hòa tấu tuyệt vời. Vì, nếu Chúa Giê-xu không phải là Đức Chúa Trời, Cơ Đốc Giáo đánh mất chủ đề trọng tâm của nó. Nhưng nếu Chúa Giê-xu là Đức Chúa Trời, thì mọi giáo lý lớn khác của Cơ Đốc Giáo hòa hợp với nhau như những mảnh ghép của trò chơi xếp hình.” Kreeft và Tacelli lý giải:[18]
- “Nếu Đấng Christ là thần, thì sự nhập thể, hay “sự hóa thân” của Đức Chúa Trời, là sự kiện quan trọng nhất trong lịch sử. Nó là bản lề của lịch sử. Nó thay đổi tất cả mọi điều.
- “Nếu Đấng Christ là Đức Chúa Trời, thì khi Ngài chịu chết trên thập tự giá, cổng thiên đàng, vốn đóng chặt vì cớ tội lỗi, đã mở ra cho chúng ta lần đầu tiên để từ thời Ê-đen. Không một sự kiện lịch sử nào có thể quan trọng hơn với mọi người trên thế gian hơn điều đó.
- “Nếu Đấng Christ là Đức Chúa Trời, bởi Ngài là Đấng toàn năng và hiện diện ngay chính lúc này, Ngài có thể biến đổi bạn và cuộc đời bạn ngay bây giờ như không một ai hay điều gì có thể làm được.
- “Nếu Đấng Christ là thánh, Ngài có quyền với toàn bộ cuộc đời của chúng ta, bao gồm cả cuộc sống nội tâm và suy nghĩ của chúng ta.”
Những sứ đồ đã tôn Chúa Giê-xu làm Chúa của đời sống minh, viết về Ngài như Đấng sáng tạo, và thờ phượng Ngài như Đấng Đứng Đầu. Những người tận mắt chứng kiến này hoàn toàn bị thuyết phục rằng Đức Chúa Trời đtrở ã viếng thăm hành tinh trái đất trong Con Người Chúa Giê-xu Christ, Đấng sẽ lại như là Vua Muôn Vua và Chúa Các Chúa, cũng như là Quan Án đời đời. Trong lá thư gửi Tít, Phao-lô bày tỏ danh tính của Chúa Giê-xu, và mục đích của Đức Chúa Trời cho đời sống chúng ta:
Chúa Giê-xu có Nói Điều gì Xảy ra Sau khi Chúng ta Qua đời?
Nếu Chúa Giê-xu đã thật sự sống lại từ cõi chết, vậy Ngài hẳn phải biết thế giới bên kia có những gì. Chúa Giê-xu đã nói gì về ý nghĩa của đời sống và tương lai của chúng ta? Liệu có nhiều cách để đến với Đức Chúa Trời hay Chúa Giê-xu là con đường duy nhất? Bắt đầu đọc những câu trả lời đáng kinh ngạc trong “Vì sao chọn Giê-xu?”
Nhấp vào đây để đọc “Vì sao chọn Giê-xu?” và khám phá Chúa Giê-xu đã nói gì về cuộc sống sau khi chết đi. [http://jesustruths.org/wwrj/7-jesus-relevant-today/]
Chúa Giê-xu Có thể Mang lại Ý nghĩa cho Đời sống không?
“Vì sao chọn Giê-xu?” xem xét câu hỏi liệu ngày nay Chúa Giê-xu có còn thích hợp. Chúa Giê-xu có thể trả lời cho những câu hỏi lớn cho đời sống không: “Tôi là ai?” “Vì sao Tôi ở đây?” Và “Tôi đi về đâu?” Các thánh đường và thập giá chết khiến nhiều người tin rằng Ngài không thể, và rằng Chúa Giê-xu đã bỏ mặc chúng ta tự đối phó với một thế giới hỗn loạn. Nhưng Chúa Giê-xu đã đưa những tuyên bố về đời sống và mục đích sống của chúng ta trên đất đáng để xem xét trước khi chúng ta kết luận rằng Ngài không quan tâm hay không có quyền năng. Bài viết này xem xét bí ẩn vì sao Chúa Giê-xu lại đến thế gian. Nhấp vào đây để khám phá làm cách nào Chúa Giê-xu có thể mang lại ý nghĩa cho Đời sống.
[http://jesustruths.org/wwrj/7-jesus-relevant-today/]
Endnotes
- Will Durant, Caesar and Christ, vol 3 of The Story of Civilization (New York: Simon & Schuster, 1972), 563.
- A. H. McNeile, Introduction to the New Testament (Oxford: Clarendon Press, 1955), 463, 464
- The title Lord is freely used in both Testaments to refer to God and Jesus. In the Old Testament the Hebrew word for Lord was Adonai. In the Septuagint and the New Testament the word translated “Lord” is Kurios. Both Adonai and Kurios were used for God by the Jews.” Josh McDowell & Bart Larson,Jesus: A Biblical Defense of His Deity (San Bernardino: Here’s Life, 1983), 33.
- Paul L. Maier, Ed, Eusebius, The Church History (Grand Rapids, MI: Kregel, 1999), 149.
- Although most early Christians believed in Jesus’ divinity, the church didn’t clarify what that meant until the Council of Nicaea in 325 A. D., when the Roman emperor Constantine convened church leaders together to deal with Arius’s view that Jesus was a created being. However, after an intense debate over the meaning of the apostles’ words about Jesus in the New Testament, all but two of 318 church leaders reaffirmed the majority Christian belief that he is fully God, co-eternal, co-equal and with the Father and Holy Spirit (See “Mona Lisa’s Smirk”).
- See “Jesus.doc” to discover the reliability of the New Testament
- Martin writes, “Contrary to the translations of The Emphatic Diaglott and the New World Translation, the Greek grammatical construction leaves no doubt whatsoever that this is the only possible rendering of the text…. in their New World Translation Appendix 773-777 attempt to discredit the Greek text on this point, for they realize that if Jesus and Jehovah are “One” in nature their theology cannot stand….” Walter Martin, The Kingdom of the Cults (Minneapolis, Minn: Bethany, 1974), 75.
- F. F. Bruce, The Deity of Christ (Manchester, England: Wright’s [Sandbach] Ltd., 1964
- F. F. Bruce, “The ‘Christ Hymn’ of Colossians 1:15-20,” Bibliotheca Sacra (April-June 1984): 101.
- D. Guthrie & J. A. Motyer, The New Bible Commentary: Revised (Grand Rapids, MI: Eerdmans, 1973), 1144.
- Bruce, ‘Hymn’, 101-102.
- Although the author of Hebrews is unknown, some scholars believe it was written by Paul.
- The Amplified Bible, Zondervan
- Kenneth S. Wuest, Word Studies in the Greek New Testament, Vol. II (Grand Rapids, MI:, Eerdmans, 1986), 41.
- John Piper, The Pleasures of God (Sisters, OR: Multnomah, 2000), 33.
- Norman Geisler & Peter Bocchino, Unshakable Foundations (Minneapolis, MN: Bethany House, 2001), 297.
- J. I. Packer, Knowing God (Downers Grove, IL: InterVarsity Press), 54.
- Peter Kreeft & Ronald K. Tacelli, Handbook of Christian Apologetics(Downers Grove IL: InterVarsity Press, 1994), 152.
- “The Granville Sharpe rule of Greek grammar states that when two nouns are join by kai (and) and the first noun has the article and the second does not, then the two nouns refer to the same thing, Hence, great God and Savior’ both refer to Christ Jesus.” (The Moody Handbook of Theology, p. 225).